TƯƠNG HUYỀN: Cao Bá Quát, kẻ phá đám trước cuộc đời

(Tư liệu)
(THT chụp và đánh máy)
Giai phẩm Văn Học số 160

Có hai nguồn dư luận về cuộc nổi loạn của Cao Bá Quát :

I.Có người cho ông là kẻ bất mãn công danh. Mỏi chân đuổi theo một chút hư danh không bao giờ bắt được, ông phẫn chí đi theo Lê Duy Cự, cuộc nổi loạn của Cao Bá Quát chỉ là cái thế cuối cùng của Cao Bá Quát thực hiện giấc mơ công hầu mà dù đã trả giá bằng tài hoa của ông, triều đình nhà Nguyễn vẫn mãi từ chối.
Lời giải thích này không hợp với một bản tính khinh bạc đến cùng cực như Cao Bá Quát. Ngay trong văn chương của ông, trong Tài Tử Đa Cùng Phú, trong Hoành Sơn Vọng Hải Ca, người ta thấy biểu hiện rõ rệt tư tưởng khinh miệt công danh, coi công danh phú quý hay tất cả những của cải khác ở đời này là bèo bọt phù du. Dĩ nhiên khi còn trẻ Cao Bá Quát cũng như Nguyễn Công Trứ, cũng như tất cả những nho sĩ khác, đều đã chọn sự thi đỗ làm quan đề mở đầu sự nghiệp nhập thế của mình, nhưng ở Cao Bá Quát, khuynh hướng nhập thế không có tính cách quyết liệt như ở Nguyễn Công Trứ, và công danh cũng không quyến rũ, không thiết tha đến độ xô đẩy Cao bá Quát vào con đường nối loạn.

2.-Nguồn dư luận thứ hai cho rằng Cao bá Quát là một chiến sĩ cách mạng. Một người đang làm quan bỗng nhiên từ bỏ chức tước mang quân chống lại triều đình, bị bắt giết, được mệnh danh là cách mạng, lốí giải thích này thực là dễ hiều. Nhưng xét lại tư tưởng Cao bá Quát và một ít lai lịch còn lại trong các giai thoại về đời ông, chúng ta thấy Cao Bá Quát chính là một mẫu người hư vô, không thích tự đặt cho mình những vấn đề xã hội, chính trị để tìm cách giải quyết. Bản chất Cao Bá Quát là cá nhân, nỗi bất mãn của ông cũng có tính cách cá nhân, phát xuất từ bản ngã ông và cũng qui hướng về đó, chứ không phải bắt nguồn từ những bất công trong xã hội để có thể đưa Cao bí Quát vào con đường cách mạng.
Vậy phải hiểu thế nào về sự nổi loạn của Cao Bá Quát ? Sinh ra dưới ngôi sao của một thiên tài, ngay từ đầu đã dùng thiên tài của mình để khinh miệt vua chúa, phỉ báng cuộc đời, cuối cùng nổi loạn để nhận lấy một cái chết thê thảm, tâm hồn Cao bá Quát như vẫn còn ôm ấp một cái gì u ẩn, không nói ra được với thời đại ông, và cũng chưa kịp giải bảy với hậu thế. Hơn một trăm năm sau cái chết của ông, bây giờ chúng ta vẫn chưa hiểu nổi ông muốn vươn đến một cái gì trong đời, nỗi thù hận nào đã nung nấu niềm kiêu hãnh của ông đến độ vỡ tung ra thành một trái núi lửa, sự bất mãn nào đã khiến một pho sĩ như ông trở thành một tướng giặc ? ? ?
Càng giải thích chúng ta có cảm tưởng càng làm Cao bá Quát xa chúng ta hơn, càng làm tâm trạng của ông bí mật hơn, và càng khiến Cao bá Quát cô đơn hơn trong cái chết của ông. Cao Bá Quát là một trường hợp hợp khó hiểu nhất của văn học Việt Nam.


“Ngã diệc tri phi ninh tác ngã” ..

Lời nói đó của Cao Bá Quát Có thể phát biểu lập trường của ông trong cuộc đời. Đó là lập trường của một người nhứt định trung thành với chính mình. Trước sự hợm hĩnh của các quan trường, trước sự ganh tị của bọn quan lại triều đình, trước thái độ câu chấp hẹp lượng của nhà vua, trước đòi hỏi eo xèo của cơm áo, Cao Bá Quát đã quyết định tự chọn chính mình, chọn tự do của ông, dù cái tự do đó thực là phù phiếm vô ích. Sự lựa chọn đó dĩ nhiên đầy đau đớn, thực ra, có sự lựa chọn nào lại không mang ít nhiều đau đớn nhưng cũng thực anh hùng vì CaoBá-Quát sẽ phải trả giá bằng cái chết của chính mình. Chính vì thế, không có một sức ly-tâm nào có thể đưa sự lựa chọn đó ra bên ngoài bản ngã của ông nghĩa là về phía xã hội hay về phía một hạnh phúc vật chất nào đó ở đời, như khi người ta bảo ông bạo động vì một lý tưởng cách mạng hay vì bất mãn công danh. Cuộc nổi loạn của Cao-bá-Quát rốt cuộc qui về bản ngã của ông “ninh tác ngã”. Chính theo chiều hướng tâm đó, chúng ta sẽ phân tích thái độ bạo động của Cao-Bá-Quát.
Cao-Bá-Quát mang sẵn trong tâm hồn ông đầy đủ đủ bản chất của một người tài tử, rất nhiều tài hoa, một tâm hồn sầu cảm lãng mạn, và luôn luôn hướng về một lý tưởng thanh quý.
Bản chất đa cảm của Cao-Bá Quát biểu lộ trong từng mối liên hệ nhỏ nhặt hàng ngày của ông. Đi ngoài đường, gặp đám ma, ông chợt bùi ngùi xót xa khi nghĩ lại số phận chung của tất cả mọi đời người, thương cảm cho người chết và cho cả chính mình cũng đang ràng buộc với cái chết, buồn rầu vì tính cách phù du, vắn vỏi của đời sống :
– Thấy xe thiên cổ xịch đưa ra, không thân thích lẽ đâu khóc mướn.
Tưởng sự bách niên đừng nghĩ lại, não can tràng nên phải thương vay.

Đi đường gặp người đời, Cao Bá Quát tỏ ra xúc động và hình dung tiều tụy của người nghèo, hối hận mời mọc bằng những lời lẽ thật chân tình.

Ôi thôi bác ngưng lệ
Cùng ta dùng bữa chơi
Trăm năm trong quán trọ
Ung dung nào mấy ai”.

Đối với vợ con Cao Bá Quát vẫn nghĩ đến trong những ngày lãng du của ông, bằng một thứ tình cảm thực bình dị mà tha thiết nồng hậu :

Vườn xưa thu quạnh, ta buồn lụt
Quạ rộn chiều sa, vợ lệ rơi.

Chính ở đây ta mới thấy tâm hồn đa cảm của Cao Bá Quát. Cuộc đời lạc phách giang hồ, bước đường sương gió vẫn không làm phai nhạt trong tâm hồn người du tử chút tình nhà, khi ông nghĩ đến cảnh đời túng thiếu có xèo của vợ con giờ này, có lẽ đang ngồi khóc trong buổi chiều thể lương ở làng quê. Tâm hồn đa cảm đó chắc hẳn là bản chất di truyền của giòng, họ Cao, nên khi bị bắt Cao đã bồi hồi xót thương thế nhi, cỏ hoa, đèn sách.
Bản chất sầu cảm của Cao Bá Quát biểu hiện rõ rệt nhất trong tình yêu với giai nhân. Mang cốt cách của một người hào hoa, nỗi đam mê, của những người tài tử còn truyền lại trong mạch máu, chúng ta chưa quên tâm hồn say đắm của Phạm Thái, Cao Bá Quát nghĩ đến, nói đến giai nhân bằng những lời tha thiết tình tự, bằng thứ ngôn ngữ cao sang nhứt của tình yêu.

“ Uầy kia ai như mây tuôn, nước chảy, như gió mát như trăng thanh:
Lơ lửng khéo trêu ngươi chi mãi mãi “
Hay:
Trót yêu hoa nên đan díu với tình
Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh
Rầu rĩ lắm, xuân về oanh nhớ.
Chính vì mang một trái tim nhiệt thành như thế, Cao Bá Quát là một người dễ xúc động, dễ đau khổ, dễ thất vọng trước những ngang trái của đời. Vì thế, có thể nói, chính cái nhiệt tình của Cao bá Quát là một yếu tố ngăn trở, khiến cho ông khó sống ở đời.
Cùng với lòng nhiệt thành, một yếu tố ktác, cũng nội tại trong tâm hồn Cao Bá Quát, càng làm cho ông khó hòa mình vào những hèn mọn của thế tục. Đó là một phần cách cực kỳ thanh quý luôn luôn tự nâng niu mình, không nỡ để bước chân thô bạo của cuộc đời dẫm lên tâm hồn. Điều đó biểu lộ rõ rệt qua ngôn ngữ Cao-Bá Quát. Thực vậy, thơ của Cao Bá Quát là một thứ ngôn ngữ quý phái nhất của văn học Việt Nam. Khác với Nguyễn Công Trứ, ông nói đến giai nhân bằng nột giọng thực trang trọng, thực thanh nhã, tình yêu với Cao Bá Quát là nhớ nhung thăm thẳm, là cơn sốt của những thần tiên, tương tư nhau, chứ không phải là một tiệc hoa mũm mĩm, liễu biếc dạo hôn mời mọc như với Tướng-Công-uy-Viễn. Ngay khi nói đến nỗi nghèo, Cao Bá Quát vẫn giữ gìn ý tứ. Giọng tuy buồn bà ray rứt nhưng vẫn kín đáo trang trọng, bình như không muốn đề cho đời nhìn thấy nỗi tủi nhục của mình :

Gió trăng rơi rụng đề cái quyên gầy.
Sương tuyết hắt hiu làm con nhạn ỷ võ.

Chính ở đây ta thấy sự khác biệt sâu xa giữa hai nền đạo đức của Hàn Nho Phong Vị Phú và Tài Tử Đa Cùng Phú trong cái nghèo, Nguyễn Công Trứ không ngần ngại biểu lộ nỗi khao khát Thực tế về giàu sang, sự phú quý vẫn có một sức mạnh nào đó có thể dỗ dành tâm hồn Nguyễn Công Trứ đừng nản, đề gắng vượt ra khỏi những ngày khốn khổ tủi nhục:

* Khó ai bằng Mãi thần Mông chính, cũng có khi ngựa cởi dù che…

Cao Bá Quát ngược lại, tỏ ý khinh miệt ngay từ đầu những danh lợi thấp hèn, khinh miệt con đường ngắn nhất mà thế nhân vẫn đi trên đó để tìm đến công hầu:

Ngán nhể kẻ tham bề khóa lợi, mũ cánh chuồn đội trên mái tóc, nghiêng mình đứng chực cửa hầu môn.
Quản bao kẻmang cái giảm danh, áo giói lên trùm dưới cơ phu, mỏi gối quỳ mòn sân tướng phủ.

  • Với một bản ngã mạnh mẽ, vững vàng được rèn luyện già dặn bằng những kinh nghiệm của đời, Nguyễn Công Trứ không câu nệ rằng sống ở đời phải giữ những bàn tay sạch. Muốn cần thận phải chịu bùn lấm, phải nhận lấy một phần cát bụi của đời, để vượt lên cao. Đời như một cuộc viễn trình, mỗi người đều là kẻ độc hành, phải thừa nhận cát bụi để có thề đi hết con đường của mình. Vì thế có một lần da diết nào đó, Nguyễn công-Trứ đã tính đường “cơ tắc” hoặc “cùng tư.”

Đạo đức của Hàn Nho-Phong Vị Phú là một thứ đạo đức thực tiễn, của những người muốn sống, muốn làm lên một cái chi có ích cho đòi, hơn là ôm một chút lòng cô trinh cho đến chết. Nguyễn-Công Trứ đã nhận tất cả hèn mọn của thân phận làm người để trở nên lớn lao, to tát hơn, đó là một thái độ sống thực, can đảm mãnh liệt, nhưng cũng chính vì thế, một vài người câu chấp đã có cớ để trách ông.

Cao Bá Quát không chấp nhận quan điểm đó, không phải vì ông là người câu chấp, thiển cận nhưng chính vì Cao Bá Quát từ trong bàn sinh, đã mang ý thức của một thiên thần, không thể nào quên đôi cánh trắng của mình để sa sút xuống sông lẫn lút với người đời:

– Nào kiếp chữ Đồng câu tạ, nỡ hoài chén ngọc dễ trần ai ?

Vì ý thức bản thể mình là băng tuyết, phầm cách mình là chất ngọc, Cao bá Quát nhất định chọn sự trong sạch tuyệt đối. Dù sự nguy khốn của hoàn cảnh, dù đời bạc đãi, hất hủi, ông vẫn bảo vệ sự trong sạch đó cho tới cùng không thể đánh đổi nó đề lấy những tặng phầm phi nghĩa của cuộc đời.

Đói rau rừng, thấy thóc Chu mà tra, đá Thủ dương chởm chởm, xanh mắt Di nằm tốt ngáy 0 0. Khát nước sông, trông dòng đục không vỏ, phao Vị Thủy lênh đênh, bạc đầu Lã ngồi câu ho khụ khụ.

Đạo đức Tài tử Đa Cùng Phú muốn đưa con người đến tuyệt đối. Tác giả của nó đã chọn tấm lòng cô trình làm căn bản để giải quyết những vấn đề của đời mình. Đó là luân lý của con cò trắng trong ca dao, khi thất thế, thà chọn cái chết đau đớn còn hơn là phải dầm mình trong nước bần.
Ngày xưa có một người cô trung đã phải tìm cái chết ở dưới Sống Mịch La vì không thể rửa chân khi nước sông Thương Lang đục. Đó là Khuất Nguyên, Lương Khải Siêu đã nói về ông như sau:
-” Đầu óc Khuất Nguyên chứa lại nguyên do mâu thuẫn nhau, một là lý tưởng thì cực kỳ cao thượng, hai là cảm tìn, thì cực kỳ nhiệt liệt “
Lời phán đoán đó có thể đúng với cả Cao Bá Quát. Chính cái mâu thuẫn nội tại ấy của tâm hồn đã khiến Khuất Nguyên cũng như Cao Bá Quát khó thể sống ở Đời, vì đã mạo hiểm dấn thân vào một sự lựa chọn có tính cách chung thân, hoặc là chọn Đời, hoặc là chọn chính Mình. Như trong thiên Bốc Cư, Khuất Nguyên đã bị kẹt trong cái thể lựa chọn đó.

“… Nên bừa giẫy cỏ lau đề hết sức làm ruộng chăng ? Hay nên giao du với kẻ sang để cầu danh ? Nên nói thẳng chẳng kiêng gì gì đề nguy thân ? Hay nên theo thói tục cầu giàu sang để sống cầu thả ? Nên liêm khiết chính trực để được trong sạch chăng? . Hay nên tròn trĩnh, trơn tru như mỡ như da để được như cái cột bóng ? Nên ngang nhiên như con ngựa thiên lý chăng ? Hay nên lênh đênh như con vịt ở trên mặt nước cùng nhấp nhô với sóng để bảo toàn lấy thân ? Nên chạy qua với loài ngựa kỳ, ngựa ký chăng ? Hay nên theo cái vết của loài ngựa hèn, nên cùng bay với loài chim hoàng hạc chăng ? Hay nên cùng tranh ăn với gà vịt ? Đường nào cát, đường nào hung ? Bỏ đường nào, – theo đường nào ?…

Đó cũng chính là những vấn nạn đã đặt ra cho Cao bá Quát khi sống với xã hội của ông, cùng với sự suy đồi của một ý thức hệ cằn cỗi, đã mất hết sức sống, quan quyền nhà Nguyễn, thay thế vào đó một đẳng cấp gồm bọn nhà nho hương nguyện, – giá áo túi cơm, để củng cố ngai vàng của họ. Chính bọn hủ nho đó, đã xu phụ với chế độ phong kiến, lạc hầu thời bấy giờ đề , bảo vệ lẫn nhau trong một thế cộng sinh giả tạo. Vì thế, chúng tìm cách loại trừ những kẻ nào có thể phản động lại quyền lợi bất chính của chúng. Cuộc đời thăng trầm của một kẻ sĩ có thực tài, dù thái độ rất mềm dẻo khôn ngoan, như Nguyễn Công Trứ là một bằng chứng hùng hồn về điều đó. Đến lượt mình, Cao bả Quát cũng sẽ dự vào ván bài đã bày sẵn trước mặt, sự lựa chọn đã được minh định một cách dứt khoát, hoặc bỏ rơi phầm cách đề a – tòng theo xã hội đó, hoặc từ chối mọi hợp tác bất chính để bảo vệ lấy cái phương danh” của mình. Đường nào cát, đường nào hung; ? Bỏ đường nào theo đường nào ? Cao Bá Quát đã minh định rõ ràng thái độ vào đời của ông :

  • Khéo ứng thù những các quan trên,
    Xin bái ngảnh cùng anh phường phố. . .

Nghĩa là, cũng như Khuất Nguyên, Cao Bá Quát đã chọn con đường hoàng vương để đi trên đó, dù biết rằng con đường đó sẽ không đưa đến hạnh phúc, sẽ không đưa đến một thỏa hiệp nào với cuộc đời, dù biết rằng con đường đó sẽ đưa đến Hư vô và những ai đã chọn con đường đó sẽ không để lại một cái gì ở đàng sau, ngoài ra một cái tên rất phù phiếm:

Khét mùi thế vị chẳng thà không,
Thơm nức phương danh nên mới khổ.

Người khác có thể nói rằng, Cao Bá Quát thiếu thực tế, Cao Bá Quát không khôn ngoan bằng Nguyễn Công Trứ trong nhận thức về số phận làm người. Nhưng không một ai có quyền nghi ngờ sự trung thành tuyệt đối với nhân phẩm. Cái tên Cao bá Quát, dù chỉ là bèo bọt vô nghĩa, ông sẽ bảo vệ nó bằng bất cứ giá nào trước những bạo lực của cuộc đời luôn luôn muốn vùi dập nó. Luân lý của Tài Tử Đa Cùng Phú, như luân lý của Khuất Nguyên, như luân lý của A.Malraux, bây giờ, chính là hiện tượng luận của niềm kiêu hãnh.
Nhà phê bình Trúc-Khê nói về Cao Bá Quát đã xếp ông vào hàng những người “Kiêu hãnh quá trớn”.
Phân đoán đó sẽ không phát biểu nồi con người sâu thẳm của Cao Bá Quát nếu hiểu chữ kiêu hãnh hoàn toàn theo nghĩa luân lý. Phương diện đạo đức, kiêu hãnh là một tánh xấu, một nhìn nhận quá đáng về chính mình, và gì thế tự đặt mình vào ngôi vị cao cả nhất giữa mọi người.
Hắn rằng Cao Bá Quát không tránh được khuyết điểm đó. Câu nói nổi danh của ông hồi còn đi học. Trong thiên hạ có bốn bồ chữ, một mình ta chiếm hết hai bồ… đã được nhiều người nhắc lại một cách khó chịu. Nhưng đó cũng chính là ngôn ngữ của Nễ Hanh, của Lý Bạch đời xưa. Người ta chưa quên những lời lẽ ngông ngạo của Nễ Hanh khi phê bình tài năng bọn tả hữu Tào tháo, và lời tự giới thiệu của ông khí ra mắt Tào Tháo.
“Thiên văn, địa lý, không chuyện gì là không thông. Tam giáo, cửu lưu học thuyết xưa nay, không một điều gì là không hiểu. Trên có thể giúp vua làm sự nghiệp Nghiêu Thuấn, dưới có thể sánh với Đức Khòng-Tử, Nhân Uyên, há có thể đem ra luận chung với người đời sau. Người ta cũng không thể quên Lý Bạch, đã bắt Cao Lực Sĩ. Kiêu hãnh hình như chính là một dấu hiệu kỳ dị của các thiên tai ở đó, biến họ thành một kiểu người đặc biệt, đời gọi là cuồng sĩ. Nhưng ở Cao Bá Quát, niềm kiêu hãnh còn mang một bản chất sâu xa hơn là dấu hiệu của cuồng sĩ. Cần phải phán đoán nó trên nền tảng của siêu hình học hơn là chỉ căn cứ trên đạo đức học. Từ khi tố giác, được bản chất bèo bọt tầm thường của đời ( chính tư tưởng Phật giáo và Lão Trang, cùng với xã hội, Cao Bá Quát đã giúp ông nhận thức điều đó), và đồng thời, cũng nhận chân rằng chính những bèo bọt vô nghĩa đó tập hợp thành những bạo lực mù quáng luôn luôn đe dọa bản ngã ông, Cao Bá Quát quay lại với chính mình, tựa vào bản ngã mình để lấy sức chống lại cuộc đời. .

Chính cái ý thức mãnh liệt về bản ngã, nguyên sẵn có ở những thiên tài (như vừa nói trên) đã buộc Cao Bá Quát phải có thái độ rõ rệt, dứt khoát trước cuộc sống, và dĩ nhiên không cho phép ông sống ấm ớ, ba phải như những người khác, cũng không cho phép ông cúi đầu làm thành trước những gì trái tai gai mắt của cuộc đời. Do đó, Cao Bá Quát phải trả lời cuộc đời bằng thái độ cười cợt, chế riểu, miệt thị… Kiêu hãnh là thái độ phủ nhận cuộc đời, trong thái độ đó Cao Bá Quát phải trở về với chính mình để tìm một cứ điềm, để tìm một nguồn suối giá trị giúp ông đứng vững, khi tất cả những giá trị ở ngoài đời đều đã sụp đổ. Cao Bá Quát không còn tìm thấy chỗ đứng ở đó nữa:

Sống nghĩ lại trần ai không đếch chỗ.

Nhận rõ được chân tướng hèn mọn của đời, Cao bá Quát càng thấy cần phải quay trở về níu chặt lấy bản ngã mình như Narcisse trong thần thoại Hy Lạp xưa, Cao Bá Quát cúi xuống chiêm ngưỡng hình ảnh của mình nâng niu phim cách thanh quý của mình trước, những bạo hành của cuộc đời. Niềm kiêu hãnh của Cao Bá Quát chính là một cách thể đề ông bảo vệ cho giá trị của mình và cũng là một phương sách để ông phản công trở lại, nỗi thù hằn của cuộc đời đối với ông, nỗi thù hằn đó biểu lộ rõ rệt trong những thất bại cay đắng của ông trong việc thi cử làm quan. Chính nỗi thù hằn đó mà cuộc đời đã ném vào trán ông, khiến ông nhận thấy bản thân mình đang lâm nguy.

. Do đó, chứng bệnh Narcisse mà ông đã mang sẵn trong bản ngã từ khi ta đời, ngày càng trầm trọng hơn, và rốt cuộc biến Cao Bá Quát thành một kẻ phá đám trước cuộc đời.

Có thể nói rằng bản chất mối tương quan giữa Cao bá Quát và cuộc đời là một phủ nhận, một cuộc trả đũa dài hạn. Cùng với thái độ phá phách của ông, Cao Bá Quát đã nhận về phía cuộc đời những vố nặng nối kết lại để thành lịch sử đen tối của đời ông, từ cảnh nghèo đa diết ông đã sống gần suốt cả đời thanh niên trong Tài Tử Đa Cùng Phú đến những khóa thi hội bị đánh bóng một cách vô lý, mười năm giang hồ lạc phách hoài phí tài hoa, tuổi trẻ trở về kinh làm một chức quan nhỏ vô danh, bị đầy vào Đà Nẵng, cuối cùng bị đầy lên mạn ngược làm một ông đồ gõ đầu trẻ trong một phố huyện khỉ ho gà gáy. Giữa bản ngã Cao Bá Quát và cuộc đời có một đổ vỡ không hàn gắn lại được, giữa ý thức Cao bá Quát và cuộc đời có một cuộc chiến tranh âm thầm nhưng càng ngày càng khốc liệt, và ngay trong chính ý thức Cao Bá Quát có những tấm thảm kịch do chính bản ngã ông trình diễn, trong những vai bị thảm và luôn luôn đòi chiến thắng. Chính từ những tấm thảm kịch đó đã mọc mầm và lớn lên rất nhanh, ý thức nồi loạn của Cao Bá Quát.
Lần bị đày lên làm giáo thự ở Sơn Tây là một biến cố đau đớn nhứt trong đời Cao bá Quát. Cuộc đời hiện ra trước mặt ông như một cuộc đày ải vĩnh viễn, như một cái gì rất bỉ ổi và bị đát, vì một cách âm thầm đã phủ vây bản ngã ông không ngô thoát, kìm hãm và đe dọa sẽ tiêu diệt dần dần niềm kiêu hãnh của ông. Chính trong những giờ ba hoa với dăm đứa học trò ngu si nửa người nửa ngợm, trong những buổi chiều nằm vùi vã trên chổng tre trong một căn nhà tồi tàn nào đó, chính trong những ngày những tháng chếnh choáng với bóng say của mình trên những triền dốc của núi đồi, Cao Bá Quát có đủ thì giờ để cảm thấy một cách sâu xa nỗi Suy-vong của đời ông, để chiêm nghiệm hết trò chơi đểu của định mệnh và rút ra một bản kết toán vô vọng về đời ông.

Ngày xưa, cùng với tuổi trẻ ngông cuồng, Cao Bá Quát từng nuôi nấng tâm hồn mình bằng hình ảnh của một tương lai lộng lẫy:

Để ta đeo vòng thư kiếm, quyết xoay bạch ốc lại lâu đài,
Để ta gánh vác giang sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú

Bây giờ…Tất cả sự nghiệp chỉ là ba gian nhà trống, nỗi tủi nhục hiện thân một cách trắng trợn không che dấu : “Một thầy, một cô, một chó cái…”
Ngày xưa, cùng với buồng gan háo hức vào đời, với niềm tin cậy vào tài hoa quán thế của mình Cao Bá Quát mang cả vầng trán trẻ trung, bướng bỉnh ra thách đố với số mệnh với lời nguyền sẽ tự tay kiến tạo lấy cuộc đời:
Rửa buồng gan du tử nhơn nhơn, giương tay tạo ráp xoay cơn khi số. . .
Bây giờ, cả sự sống chỉ còn thu nhỏ lại trong chuyện áo cơm, trong khuôn khổ hèn mọn của chiếc rưỡi cải lương vàng, và đành làm một loài ngựa hèn quen đường trường đề tự an ủi bằng một tấm cỏ khô :
Trói chân kỳ ký tra vào rọ
Rút ruột tang bồng trả nợ cơm…
Ngày xưa và bây giờ. Có một cái gì nghịch lý giữa hai thời gian đó, có một mâu thuẫn xót xa giữa lý tưởng Cao bá Quát và thực tế, giữa bản ngã Cao Bá Quát và cuộc đời, khiến cho khi so lại, Cao Bá Quát không khỏi bàng hoàng tủi thân :
– Ngã dục đăng cai sữa
Hạo ca ký vân thủy
Hữu rớc nãi vì tư
Phàm sự đại đô nhi.

Bản dịch quốc văn:
“Ta muốn lên ngọn cao
Hát vang, mây nước dậy
Hẹn thề mà được đâu,
Phàm việc đều như vậy.”

Đó là khuôn mặt sầu chán của Cao Bá Quát trong những ngày sống đày ở miền núi. Như lời của Trúc Khê “ Nhiều lúc một mình bạo bực, ông tự thương cho cái tài chí của mình không có chỗ đem dùng ra được, từng mượn lời Không Phu Tử đề than thở : Mạc ngã tri dã phù ! Mạc ngã tri dã phù !
Chính từ nỗi uất ức sầu chán đó tâm hồn Cao bá Quát đã lớn lên bằng một cơn quật khởi. Trước sự gây hấn của định mệnh, trước những bạo hành của cuộc đời, trước tình thế đã đến lúc quyết liệt buộc phải có thái độ, Cao Bá Quát đã chọn làm một người bất khuất. Đã mang sẵn trong cốt cách tài tử của ông, một tâm hồn ngang tàng, cao rộng, Cao Bá Quát không thề sống dấm dúi mãi để nhìn cuộc đời dẫm đạp lên niềm kiêu hãnh của ông. Nói như ai :
– Sông to không làm thế nào mà thu bờ hẹp lại để vừa ý kẻ muốn lội qua.
Núi cao không làm thế nào mà rút được ngọn tháp xuống để chiều lòng kẻ muốn trèo chơi…
Cho nên, cũng như cái xe to, không thể thu nhỏ bánh đà tạm đi qua đường hẹp.
Ý thức nổi loạn được nung nấu nhiều ngày bằng lòng thù hận, đã chín mùi vỡ ra thành một thái độ bạo động, dưới hình thức của một cuộc cách mạng phù Lê. Thực ra, cách mạng chỉ ra một cái cớ để cho niềm kiêu hãnh của Cao bá Quát.

Trong một vở kịch A. Camus, Caligula,một ý thức nổi loạn đã gào thét ;

  • «Trần gian này không thể chịu được. Vì thế, tôi cần phải có một cung trăng, hay một hạnh phúc, sự bất tử, hoặc một cái gì điên rồ khác, miễn nó không thuộc trần gian này”.

Lời đó có thể diễn xuất tâm-trạng u-uất của Cao Bá Quát một trăm năm về trước, trên những triền dốc chênh vênh của đời ông, đã đưa ông đến thái độ nổi loạn. Bị dồn vào thế bí, Cao bá Quát phải tự đi tìm lấy cho một lối thoát cho bản ngã ông. Cái mà Cao Bá Quát đi tìm người ta có quyền mệnh danh một cách khác nhau. Có người cho là một bất tử, người khác cho là một cơn điên rồ. Nhưng dù thế nào đi nữa cuộc nổi loạn của Cao bá Quát đã tiêu biểu cho thái độ phủ nhận tuyệt đối trước bản chất xuân động phi lý của cuộc đời. Nó đã cụ thể hóa cuộc mạo hiềm của trí thức Việt Nam trên con đường chinh phục Tự Do, thứ tự do bi thảm chi có thể được mặc khải trong thái độ con người tự chọn Cái Chết của mình như Nguyễn Du đã thể hiện trong cái chết của Từ Hải. Cuộc nổi loạn của Cao Bá Quát đã mang tất cả ý nghĩa trọng đại của sự lựa chọn đó. Cho nên, nếu ông đành chịu tiếng làm một bề tôi bất trung của nhà Nguyễn chính là vì ông muốn trung thành đến cùng với Chính-Mình “ ninh tác ngã”như lời tuyên ngôn của Cao Bá Quát trước cuộc đời.

Huế I-II-65
TƯƠNG-HUYỀN

.

%d bloggers like this: