Năm1964: năm cáo phó cho một nền văn chương…

Bài 2.

  • Cuối năm 1961, những  bóng ma lạ xuất hiện trong rừng. Trên tạp chí Văn Nghệ,  Dương Nghiễm Mậu kể về những bóng ma đó như những lời cảnh giác về một cuộc chiến tranh cận kề:

Tôi trở về buổi trưa 4 giờ 30 Định Quán. Chúng bắn chết ba người. Chiếc xe T-V lật xuống vệ đường. Mối đe dọa vào đời sống. Thế sao tôi không biết đến. Tôi trông thấy những chiến sỹ nơi đó : một vị cố đạo, một người thanh niên bằng tôi, một người con gái bằng người yêu tôi. Chúng nó ở trong rừng xả súng vào xe. Tôi đã trông thấy những giọt máu hồng. Những lo âu, phẫn uất. Tụi Cộng sản đang đe dọa chúng ta.  Chúng nó muốn gì ở đây. Rồi ở một chỗ nào chúng sẽ xả súng tiếp tục Chào mừng du khách. Hãy bảo vệ rừng … Tôi đã tới nơi sau những vào đồng loại. Tôi cảm thấy mối đe dọa hơn bao giờ hết. Thế mà ở con đường đó. Dưới chân sâu hút những thung lũng mà ngọn cây có cuối chặng đường kia, ở bến xe tôi xuống người ta đang ca hát, cười đùa và đang chơi. “Tôi muốn khạc đờm vào cái đời sống này. ” Tôi đã nói câu đó với người tôi gặp đầu tiên. Anh nhăn răng cười và tôi đã chửi tục. ..
Chúng ta đang thản nhiên tự tử thế nào hỡi những chú đà điểu khốn nạn đang rúc đầu vào cát kia ?

((Văn Nghệ số 8 tháng 9&10 năm 1961)

  • Cuối năm 1964, trận đánh ở làng Bình Giả mới mở màn cho một cuộc chiến tranh có tầm mức qui mô lớn vói đơn vị tham dự cấp số lên tới trung đoàn.  Lệnh tổng động viên đã  mang hầu hết những chàng thanh niên đủ mọi thành phần vào trường lính.
  • Cũng năm 1964 , tạp chí Văn ấn hành số báo đặc biệt :” Thơ văn khói lửa” . Đây là số báo đầu tiên của miền Nam có chủ đề về chiến tranh.
    Nó đi vào  văn học sử bởi vì nó  là bia mộ cho nền văn chương đô thi. Nó đánh tan huyền thoại Saigon là thủ đô văn hóa, là chỗ tập hợp những  tài năng. Bởi lẽ Saigon chỉ còn lại những nhà văn nhà thơ quá tuổi động viên, hay nếu mang áo lính, thỉ ở hậu cứ văn phòng, bất lực như Thanh Tâm Tuyền đã  không làm nổi một bài thơ nào trong 10 năm.

Trong số báo này Tạ Tỵ viết về đồn bót. Thảo Truờng ghi lại những dặm đường hành quân. Du Tử Lê thì nói hộ dùm những người lên mặt trận. Phan Lạc Tiếp thì mang chiến hạm, biển cả, và bất trắc vào văn chương.  Thanh Tâm Tuyền thì

…Trong hang động vô cùng rét lạnh và cô đơn
Lô cốt thả neo giữa không trung
Trái phá nổ ngậm miệt rừng chồi, hàng dừa nước ven sông ùa sáp tới
Anh bảo: Đừng ngủ em, chống mắt lên, chờ kẻ địch
Đừng ngủ em, trời sắp sáng, đừng ngủ em
Anh trở xuống lẩn vào đám cao ướt sắc vượt đầu
Và lại nghe khúc hát mỏng như tợ sợi rét dăng ngang mặt
–  Em ơi, em ơi, ngồi đây anh nhớ em.
(Tuần gác, Văn 18, tháng 9-64)

 

Trong lảnh vực sinh hoạt văn hoặc nghệ thuật,  phe thanh niên di chuyển ra  ngoài vòng đai Saigon hay ngoài  các đô thị thành thị miền Nam.  Họ để lại đô thị cho phe già,  quá tuổi động viên, hoặc bị động viên nhưng may mắn ở SG. hay  các nhà văn phụ nữ.
Từ đó mới có Yêu, Cậu Chó,  Vòng tay học trò,  Mèo Đêm.. khai thác tối đa tình dục chẳng dính dáng đến cuộc chiến mỗi ngày một khốc liệt trên quê hương,

Sự đóng góp tích cực của đội ngũ   nam giới  ra đi này thật sự là to lớn. Họ mang hình ảnh và hệ lụy của chiến tranh vào những trang báo văn học nghệ thuật ở thủ đô. Trong khi nhà thơ Thanh Tâm Tuyền thú nhận là trong vòng 10 năm sau năm 1959, ông không làm một bài thơ nào thì chúng tôi đã sưu tầm vào khoảng 400 nhà thơ trong thời chiến, mà các sáng tác của họ đều xuất hiện trên các tạp chí thời danh bấy giờ! (1)

Nhưng họ (phe nam) không thể xuất bản tác phẩm. 10 tác phẩm viết trung thật  về chiến tranh là 9 bị cấm.  Bởi họ không phải là nhà văn tâm lý chiến. Họ là nhà văn chiến tranh. Và họ viết dùm bạn bè đồng đội của họ. Về sự thật mà họ là chứng nhân. Mà sự thật thì bao giờ cũng  làm mất lòng phía chính quyền !
Họ là  nhà văn nhà thơ không có tác phẩm. Bởi vì họ không ở đô thị. Họ ở  trong bóng tối, hay ngoài hàng rào .

VĂN CHƯƠNG HÀNG RÀO

Tại sao gọi là hàng rào?

Mục đích của hàng rào là ngăn ngừa người lạ hay thú vật vào địa phận mình sở hữu? Cùng một ý nghĩa, trong sinh hoạt văn học nghệ thuật, hàng rào là những trở ngại ngăn người viết ở ngoài vòng đai với Sài Gòn. Muốn xuất bản tác phẩm ư? Một năm đi phép một lần, thì giờ đâu để mang bản thảo đi kiểm duyệt, tìm nhà in, nhà phát hành? Làm sao vào hàng rào Sở Kiểm Duyệt cho trót lọt, khi mà hai chữ bom đạn bị đục chữ bom. Làm sao mà những bài thơ bài văn được viết bằng máu, nước mắt, bằng cả trái tim, nắn nót gửi gắm bao nhiêu ngày bao nhiêu đêm, được phổ biến? Rồi hàng rào ngăn chia hai bờ: một bên là Sài Gòn, và một bên là bất an thường trực. Rồi hàng rào của mấy vị chủ bút, thư ký tòa soạn, hàng rào của những cây đa văn học…

Một ví dụ điển hình là thi phẩm Chiến tranh VN và tôi của Nguyễn Bắc Sơn. Ai cũng biết NBS có những câu thơ rất ngang tàng như: Mai ta đụng trận ta còn sống/ Về ghé Sông Mao phá phách chơi/ Tiêu nốt nỗi sầu cùng gái điếm/ Đốt tiền mua vội một ngày vui… Bài thơ được nhiều người thích, khen nức nở, vậy mà khi mang kiểm duyệt thì Sở Kiểm Duyệt tại SG cấm, phải mang xuống Cần Thơ mới có giấy phép. Người viết bài này cũng có hai tác phẩm cùng chung số phận. Đó là Một ngày gạo ba ngày hành quân (Thái Độ) và Của Chiến tranh (Lá Bối).
Nhưng may mắn, có những chỗ không có hàng rào. Đó là các tạp chí văn học như Văn, Khởi Hành, Văn Học, Bách Khoa, Thời Tập… Dù không có được cơ hội xuất bản tác phẩm, nhưng qua các tạp chí văn học, họ đã thêm một lần chứng tỏ sự có mặt của họ trong dòng văn học chiến tranh.

Để tìm hiểu sức sáng tác dữ dội của đội ngũ những người viết trẻ ngoài hàng rào SG, chúng tôi lấy bốn tạp chí chính bấy giờ là Văn, Bách Khoa, Văn Học, Nghiên Cứu Văn Học.
Chúng tôi chọn Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, tiêu biểu cho những người viết nổi tiếng ở Sài Gòn và Luân Hoán, Trần Hoài Thư tiêu biểu cho những người viết trẻ ở tỉnh lẻ, tức ngoài hàng rào SG, thời gian từ năm 1964 đến 1975 để xem thử đội ngũ nào viết mạnh, đóng góp nhiều cho dòng văn chương thời chiến.

THANH TÂM TUYỀN

  1. Thơ tình /Văn – 1972 – Số 210
  2. Thơ mừng năm tuổi / Văn – 1972 Số 199
  3. Anh đã đọc thằng kình chưa / Văn – 1970 Số 236
  4. Thầm nhủ/ Văn – 1969
  5. Khúc tháng chạp/ Văn – 1972
  6. Ngựa tía / Văn – 1969 – Số 130
  7. Giới hạn / Văn – 1966 – Số 62
  8. Sáng chiều / Văn – 1970 – Số 166
  9. Bọn ngốc / Văn – 1966 – Số 135
  10. Ca tụng Già Vượng / Văn – 1970 – Số 236
  11. Đêm gió / Văn – 1972 – Số 193
  12. Phòng thủ / Văn – 1972.
  13. Thời kỳ ca dao / Văn – 1970 – Số 151
  14. Thơ mừng năm tuổi: Tết cao nguyên của đạo khòm / Văn – 1972 – Số 200.
  15. Bóng chiếc / Văn – 1972
  16. Nghĩ về Thành Cát Tư Hãn, cái cớ của Vũ Khắc Khoan / Văn – 1973 – Số 233
  17. Cuộc gặp gỡ / Văn – 1965 – Số 26
  18. Tuần gác / Văn – 1964 – Số 18
  19. Người gác cổng / Văn – 1964 – Số 2

TÔ THÙY YÊN

  1. Trường Sa hành / Văn -1970 – Số 236
  2. Qua song / Văn – 1971 – Số 190
  3. Tưởng tượng ta về nơi bản trạch: Quỉ xướng thi / Văn – 1972 – Số 207
  4. Chuyện tình người lỡ vận / Văn – 1971 – Số 188
  5. Đãng tử / Văn – 1971 – Số 190
  6. Mòn gót chân sương nắng tháng năm / Văn – 1972 – Số 209
  7. Anh hùng tận / Văn – 1971 – Số 190
  8. Nỗi kiên tâm / Văn – 1972
  9. Bất tận nỗi đời hung hãn đó / Văn – 1972 – Số 208
  10. Chim bay biển Bắc / Văn – 1970 – Số 208
  11. Trời mưa đêm xa nhà / Văn – 1965 – Số 44

Và hai tác giả thuộc thế hệ chiến tranh là Luân Hoán và Trần Hoài Thư.
Cả hai đều mang bộ đồ lính. Luân Hoán phục vụ tại Sư đoàn 2, bàn chân trái bị mìn phải cưa. Và THT thì phục vụ tại một đơn vị thám kích sư đoàn 22 BB tại Bình Định. Để xem sức sáng tác của họ như thế nào:

LUÂN HOÁN

  1. Tạ lỗi một người tình / Văn học – 1972 – Số 46
  2. Trên vuông chiếu đời ta / Văn học – 1974 – Số 186
  3. Thơ cú mọc như râu như tóc / Văn học – 1970 – Số 151
  4. Thơ nhạc Việt Nam / Văn học – 1967 – Số 74
  5. Mùa xuân / Văn học – 1964 – Số 15&16
  6. Mùa xuân mời em ngồi lại / Văn học – 1974 – Số 178
  7. Vỗ về / Văn học – 1966 – Số 55
  8. Ra phố / Văn học – 1971 – Số 128
  9. Trái tim hành quân / Văn học – 1968 – Số 84
  10. Lời xin / Văn học – 1965 – Số 49
  11. Lục bát trong trại nhập ngũ số 1/ Văn học – 1967 – Số 78
  12. Mừng có ba mươi tuổi / Văn học – 1971 – Số 125
  13. Khúc ca buồn / Văn học – 1965 – Số 34
  14. Ca dao tình yêu / Văn học – 1965 – Số 51
  15. Đoạn kết cho người tình / Văn học – 1966 – Số 59
  16. Trả lời thư xuân hậu phương / Văn học – 1967 – Số 81
  17. Đầu thai / Văn học – 1964 – Số 15&16
  18. Thi ca / Văn học – 1964 – Số 22
  19. Đầu tay mùa xuân / Văn học – 1966 – Số 53
  20. Vết thương cho người thân yêu / Văn – 1969 – Số 133
  21. Chúc mừng của người lên đường / Văn học – 1965 – Số 47
  22. Tháng bảy nhớ người / Văn học – 1964 – Số 21
  23. Thắp một ngọn hương cho bàn chân trái / Văn học – 1969 – Số 91
  24. Nội chiều / Văn học – 1968 – Số 82 – 83
  25. Về nằm lại nơi mới cưới / Văn học – 1972 – Số 157
  26. Tâm sự cùng em trai / Văn học – 1964 – Số 22.
  27. Thư tình trên rừng cao / Văn học – 1965 – Số 38
  28. Chiến tranh / Văn học – 1968
  29. Rước mẹ đầu năm / Văn học – 1971 – Số 120
  30. Đầu quân / Văn học – 1964 – Số 24
  31. Gọi / Văn học – 1973 – Số 172
  32. Giọng buồn lang thang / Văn học – 1951 – Số 35
  33. Xin Huế một người tình / Văn học – 1974 – Số 182
  34. Tiệc mừng anh lên đường / Văn học – 1967– Số 78
  35. Lễ vật giỗ Mẹ / Văn học – 1965 – Số 38
  36. Tỏ tình trong mùa xuân / Văn học – 1968 – Số 85
  37. Từ lòng chiến trận / Văn học – 1964 – Số 30
  38. Choàng hoa cho quê hương / Văn học – 1969 – Số 96
  39. Đêm 30 trên đồi lâm lộc / Văn học – 1967 – Số 80
  40. Hạnh phúc bắt gặp / Văn học – 1967 – Số 78
  41. Luân Hoán Cao Thoại Châu và tình khúc cuối ở KBC 4100 / Văn học – 1967 – Số 79
  42. Bình minh hạnh phúc / Văn học – 1974 – Số 193
  43. Lời đầu xuân / Văn học – 1951 – Số 31
  44. Thân phận / Văn học – 1951 – Số 33
  45. Đối thủ / Luân Hoán/ Văn học – 1951 – Số 33
  46. Chiếc quan tài cho Trần Mỹ Lộc / Văn học – 1967 – Số 80
  47. Đính hôn / Luân Hoán/ Văn học – 1965 – Số 45
  48. Bậc đàn anh / Văn học – 1964 – Số 24
  49. Gia đình tôi / Bách khoa – 1963 – Số 148
  50. Mắt chiều / Văn – 1964 – Số 11
  51. Cánh cửa lớn / Bách khoa – 1964 – Số 190
  52. Gốc cây núp đạn / Bách khoa – 1964 Số 192
  53. Di cư trên sông / Bách khoa – 1964 Số 192
  54. Chân cầu thanh xuân / Bách khoa – 1964 – Số 192
  55. Hoài Niệm / Bách khoa – 1964 – Số 172

TRẦN HOÀI THƯ

  1. Lệ mềm / Văn – 1971 – Số 188
  2. Mùa xuân ly biệt / Văn học – 1970 – Số 151
  3. Ga đêm quạnh quẽ / Văn – 1971 – Số 176
  4. Quán đợi hoàng hôn / Văn học – 1971 – Số 127
  5. Con đường / Văn học – 1974 – Số 189
  6. Nước mắt cho kẻ trở về / Văn học – 1971 – Số 129
  7. Lời xin / Văn – 1967 – Số 92
  8. Mùa sứ / Văn – 1972 – Số 207
  9. Về thành / Văn – 1971 – Số 187
  10. Trời mưa nhớ Huế / Văn học – 1974 – Số 182
  11. Khu chiến / Văn – 1971 – Số 181
  12. Thư về miền Trung đau khổ / Văn học – 1965 – Số 47.
  13. Thơ về Huế / Văn học – 1969 – Số 94
  14. Một ngày trở lại thành phố / Văn học – 1971 – Số 119
  15. Một loài chim thiên di / Văn – 1973 – Số 219
  16. Mùa xuân trên cao / Văn – 1972 – Số 196
  17. Câu chuyện một mùa xuân / Văn học – 1968 – Số 85 – 86 – Tr. 195 – 200 – 6
  18. Biển Đen: Tâm sự một thanh niên / Văn học – 1968 – Số 82 – 83
  19. Nhật ký hành quân / Văn – 1968 – Số 102
  20. Mắt đêm / Văn – 1969 – Số 121
  21. Sao chổi (tiếp NCVH 8) / Nghiên cứu văn học – 1971 – Số 9
  22. Những cơn mơ cuối năm / Văn học – 1974 – Số 197
  23. Cõi sa mạc / Văn – 1968 – Số 104
  24. Vườn thánh / Văn – 1969 – Số 127
  25. Trường hợp một người / Văn – 1969 – Số 140
  26. Một lần trở lại / Văn – 1973 – Số 192
  27. Những cánh chim tuyệt vời / Văn – 1971 – Số 172
  28. Khung cửa sổ bên giòng sông Hương / Văn – 1970 – Số 151 – Tr. 87 – 93 – 7
  29. Sao chổi / Nghiên cứu văn học – 1971 – Số 8
  30. Trên đỉnh trời mù / Văn học – 1971 – Số 125
  31. Nói chuyện với tác giả “Như cánh chim bay” / Văn – 1966 – Số 135
  32. Bệnh xá cuối năm / Văn – 1972 – Số 197
  33. Một vùng sương khói / Văn – 1969 – Số 132
  34. Thư gởi Năm Râu / Văn học – 1973 – Số 164
  35. Gọi người xa vắng / Văn – 1970 – Số 151
  36. Cuối bờ xa cách / Văn học – 1974 – Số 193 – Tr. 62 – 71 – 10
  37. Chuyến phà đầu xuân / Bách khoa – 1967 – Số 245 – Tr. 68 – 68 – 1
  38. Những giọt nước mắt của bé Danh / Bách khoa – 1967 – Số 254 – Tr. 76 – 76 – 1
  39. Cơn giông / Bách khoa – 1968 – Số 288
  40. Màu xanh lá hẹ / Bách khoa – 1967 – Số 250
  41. Tháp cổ / Bách khoa – 1968 – Số 273
  42. Mai em có về / Bách khoa – 1968 – Số 277
  43. Một vì sao lạ / Bách khoa – 1968 – Số 265
  44. Về trời / Bách khoa – 1968 – Số 276
  45. Trưa địa ngục / Bách khoa – 1968 – Số 276
  46. Tháng giêng / Bách khoa – 1968 – Số 272
  47. Những người ở lại / Bách khoa – 1968 – Số 281
  48. Tháng bảy mưa nguồn / Bách khoa – 1968 – Số 282
  49. Ngày đầu làm lính / Bách khoa – 1967 – Số 260

Mục đích của việc đăng chi tiết này chỉ để chứng minh là các người viết trẻ – mặc dù hoàn cảnh và điều kiện khắc nghiệt, họ vẫn không ngừng sáng tác, và sáng tác mạnh là đằng khác.

oOo

Cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào năm 1971 khởi đầu cho giòng sông máu chảy lai láng ngập lụt trên quê hương. Để nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phải viết bản điếu khúc “Anh Không Chết Đâu Anh”, hay “Người ở lại Charlie”, để Phan Nhật Nam phải cho ra đời “Dấu binh lửa”, “Dọc đường số 1”, “Ải trần gian” … Để Mai Thảo phải xét lại chủ trương của tập san Vấn Đề:

“Tôi nghĩ rằng có thể tất cả cố gắng khám phá sưu tầm của chúng ta sẽ chỉ dẫn đến những điều không tưởng. Nhưng trong mênh mông đêm đen chán nản dày đặc vùng trời hôm nay, bó gối than van đến mấy cũng là vô ích. Hãy đốt lên một ngọn nến. Xem sao.
Ngọn nến đó, tự ngay số tới của nguyệt san Vấn Đề, chúng tôi sẽ thành khẩn đốt lên. Như một nén hương. Như một lời kêu gọi. Như một lời cầu nguyện. Biết đâu, một cái gì đó lại chẳng thành hình?”


(Một lá thư, một vấn đề, tạp chí Vấn Đề số 49 tháng 8-1971)

Trái lại, trong khi cường độ chiến tranh càng ác liệt thì tác phẩm của Nhã Ca, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ… càng tràn ngập trên kệ sách. Nếu mở thư mục của thư viện Đại học Cornell để tìm tác phẩm của những nhà văn nữ này thì ta phải chóa mắt trước một số lượng khiếp đảm về tác phẩm xuất bản của họ. Trung bình mỗi năm Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Lệ Hằng cho ra đời từ 4 đến 5 tiểu thuyết!!! Đó là chưa kể sách dịch nguyên tác của Quỳnh Dao hay dịch Quỳnh Dao giả tràn ngập.

Tuy vậy, những tác phẩm ấy không nói gì đến tiếng khóc ai oán thống thiết của những người vợ, người mẹ đi tìm xác chồng, con trên đại lộ máu Đông Hà Quảng Trị hay An Lộc Bình Long. Trái lại chúng khai thác triệt để những câu chuyện tình lãng mạn rẻ tiền. Chúng là loại văn chương giải trí, được viết hối hả, chạy theo kim đồng hồ. Viết kiểu ấy là viết feuilleton, tức là viết theo nhu cầu đặt hàng. Có người viết hai, ba feuilleton mỗi ngày!

Nhà văn feuilleton không cần đặt những câu hỏi như vai trò sứ mệnh của người cầm bút cho mệt óc. Đối với họ, quá dễ khi cầm bút ngồi trước một tờ giấy trắng.  Không phải khó khăn như người viết ngoài hàng rào như thế này:

“… Không có gì Tự Do cho bằng khi chúng ta cầm bút ngồi trước một tờ giấy trắng. Ngược lại, trước tờ giấy trắng, hơn lúc nào hết người cầm bút mới thấy khó khăn về vai trò của mình. Chúng ta không thể là con chim vô ưu ngứa cổ hót chơi, mà chúng ta phải viết gì, làm gì cho cuộc hy sinh từ bao nhiêu năm nay. Ngồi tại Quảng Ngãi, như anh thấy đó, ngày đêm, lúc nào không khí chiến tranh cũng bao trùm, lúc nào anh cũng nghe thấy tiếng phi cơ trên đầu, tiếng nổ vọng ngoài kia, ra phố lúc nào cũng thấy lính, thấy bệnh viện, những thương binh nằm trên xe tải thương chạy vụt qua, tất cả, chung quanh đây, từ ngoại cảnh chạy vào tim máu ta, từ thân thể nhỏ nhoi cỏ mọc suốt theo chiều lịch sử: chúng ta quả đã gánh nặng trên vai bao nhiêu là tai ương như một có thật, vượt qua nó, biến nó thành những hạnh phúc có thật cho một đại thể được gọi là Việt Nam”.

(Nguồn: Gặp mặt anh em văn nghệ miền Trung, TQBT số 39)

oOo

Cuối tháng 3/1975, Đà Nẵng mất. Nhà văn số 1 viết feuilleton là Lệ Hằng đã viết những dòng cực kỳ đau đớn như sau:

“Tôi thất vọng về tôi lắm, tôi làm được gì cho những bạn bè của tôi? Tôi cũng không viết được một chữ từ mấy ngày nay rồi. Tôi đang đánh đu với cái định mệnh khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại. Ngừời ta không thể viết, cũng không thể suy nghĩ tra hỏi mình, khi người ta đang đánh đu. Tôi không nhìn thấy tương lai của tôi nữa, dù là một đốm lửa nhỏ…”

“Dầu muốn hay không, chữ nghĩa cũng sẽ bị biến cố kéo theo nó, chữ nghĩa cũng lết lê như người đàn bà, tôi phải nói là lạ lùng lúc mang được con trên ba trăm cây số đường đầy bất trắc, máu lửa, nước mắt và đói khát. Tại sao họ lại về được? Những đứa bé còn rất nhỏ, chân quấn vải thay cho giày dép đã rơi rớt dọc đường, sưng vù lên, những đứa bé đầu quấn đầy giẻ rách, như những khăn tang cũ kỹ quàng lên phần đất khổ đau này? Làm sao, mẹ con nàng có thể dắt dìu nhau đi bộ quãng đường dài như thế? Mai này, con cháu chúng ta có tin được không? Có thể tin được người ta xô một người đàn bà xuống khỏi máy bay ở phi trường Đà Nẵng và bà lại nhào lên, để bị xô xuống năm lần? Lần chót hết bà gục ngã, bị dẫm nát, chết như một con vật. Có kẻ thoắt vào, và rên rỉ mãi mãi: tất cả lúc đó không con người, mà là thú, giống thú đê tiện nhất.

Tôi không biết, tới giờ phút này, những người, tối ngày chỉ biết vục mặt kiếm tiền, mê mải vì địa vị và tiền bạc đã hiểu giá trị tiền bạc, và quyền uy không là gì hết chưa? Tôi nghĩ, có lẽ, trừ một số rất ít người trong thành phố này, còn lại tất cả, tất cả, sẽ chìm hết trong biến cố này. Một nỗi đau khổ chung, không còn riêng rẽ cho ai nữa, giàu và nghèo trước biến cố này, đều lo lắng như nhau. Tương lai trước mắt tôi, như người đàn bà thân tàn ma dại ôm con nhìn sang bên kia sông Ba. Như người đàn bà trẻ, ôm con nhìn ra biển, ngoài đảo Tiên Sa. Bây giờ, đã muộn rồi, để chúng ta tự hỏi phải làm gì. Tôi không thể viết được nữa. Farewell Đà Nẵng, thành phố đã nuôi tôi lớn lên.

(Tập san Thời Tập số cuối cùng tháng 4-75)

 

      Tôi không hiểu những nhà văn nữ khác có nghĩ như nhà văn Lệ Hằng đã nghĩ không. Hay là họ vẫn tự hào hãnh diện ở thành quả mà họ đã tạo nên. Thành quả của họ là hàng chục tác phẩm họ xuất bản, những món tiền hậu hĩnh họ nhận, những cuốn sách đầy ở ngăn kệ, những phỏng vấn, bàn tròn, những chủ đề, những tiếng tăm…

Riêng nhà văn NTH thì không “thất vọng về tôi lắm” chút nào. Bằng chứng bà cho tái bản những tác phẩm “đặt hàng” một thời. Bà xem chúng là thành quả của nền văn học đô thị – mà thật ra chỉ là những trang feuilleton khiến nhà văn Lệ Hằng phải thú thật “tôi thất vọng về tôi lắm”.

Nhưng mà có văn chương đô thị đâu mà nhà văn NTH đòi “sự trở về” chứ! Nó đã bị rảy rụa  sau năm 1962. Và  bị bức tử vào năm 1964, với tấm cáo phó thay thiệp tang bằng bìa Văn só 18 tháng 8 năm 1964 chủ đề “Viết trong khói lửa”, sau đây:

Van 38

%d