Lại lên đường. Mùa thu đã ở vào những ngày cuối. Cây cối đã trơ cành, lá đã rụng lớp lớp nằm bên đường. Trời u u, mây u u, giòng thượng nguồn Hudson vẫn còn chìm trong sương và khói. Mỗi lần qua cầu, mỗi lần nhìn sông, lại tự nhiên nhớ lại những vần thơ Huy Cận Sóng gợn trường giang buồn điệp điệp/ Con thuyền xuôi mái nước song song… hay Mênh mông không một chuyến đò ngang. Và càng tuyệt vời: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà… Dù là cảnh Mỹ, sông Mỹ, nhưng cứ mỗi lần nhìn giòng trường giang ngủ thiếp, thấy bên bờ, lau lách hắt hiu thì lại nhớ đến trường giang của Huy Cận. Dù biết rằng ông là một kẻ trong guồng máy của chế độ mới, đã một thời nhào nặn những bài thơ hừng hực kích động thanh niên miền Bắc vào Nam để giết thanh niên miền Nam càng nhiều càng tốt.
Rõ ràng miền Nam đã mở lòng như một thư viện lớn. Văn học sử miền Nam không cần biết gốc gác lý lịch, không dị ứng, không bế quan tỏa cảng. Những nhà thơ văn tiền chiến có tên trong chương trình học hành của học sinh trung học, phần lớn là ở miền Bắc. Không phải như miền Bắc bế quan tỏa cảng, nhìn đâu đâu cũng thấy “ngụy thù”, “biệt kích văn nghệ”, đâu đâu cũng lá “nọc độc văn hóa thực dân kiểu mới” ? Sau ba giờ, đại học Yale hiện ra, qua những tòa nhà kiến trúc Cổ La Hy với tường vách được xây bằng đá hoa cương. Mùa học đang tiếp diễn. Sinh viên tấp nập trên vĩa hè. Ta cũng thấy lòng hăm hở. Mang cái laptop, cái máy scanner, chân bước vui. Niềm vui khiến đôi chân bước không mệt, niềm vui hòa trộn trong một niềm vui chung, toát ra từ một cõi sách vở, học hỏi và trí thức. Niềm vui được ngồi trong một tòa lầu cao đến 14 tầng, mà tầng cao nhất, có những kệ ngăn xếp giữ đa số những tạp chí miền Nam và miền Bắc. Khi qua cánh cửa bằng gỗ dày cộm, láng bóng, mà những miếng bản lề đã rĩ sét, như một di sản tự hào của một ngôi trường danh tiếng nhất nhì nước Mỹ, căn phòng khách rộng mênh mông của trường, bỗng nhiên lạnh mát vì nóc nhà quá cao, và vì có lẽ, ở đây người ta muốn giữ gìn những dáng dấp, hơi hướm của một thời xa xưa. Giữa phòng là những tủ kính trưng bày những di vật, giấy tờ thời bắt đầu của trường. Hai bên phòng khách là giàn máy computer. Khách có thể xữ dụng, gởi email hay tìm truy tài liệu mà không cần ai dòm ngó, hỏi han. Phía trong sâu là căn phòng dành cho sinh viên research. Và ở giữa là chỗ mượn sách hay trả sách. Sau khi trình thẻ thư viện cho nhân viên, tôi bấm nút thang máy lên lầu 7. Thật ra lầu 7, nhưng là tầng thứ 14. Mỗi lầu có hai tầng. Ví dụ lầu 1, thì có hai tầng, 1 và 1M. Rồi thang máy đưa người lên cao, hàng chữ đỏ tiếp tục hiện ra, và cuối cùng 7M. Tôi biết hôm nay, chỗ này, chỉ có mỗi một mình tôi cùng với kệ ngăn và sách vở. Cám ơn xứ sở này, thư viện này, và biết bao thư viện khắp nước, đã giữ gìn văn chương VN, giữa lúc nó bị những bộ óc chăn trâu, cuồng tín, ra công truy diệt. Vâng, chỉ có mỗi một mình tôi. Hôm nay tôi sẽ dành tất cả ngày cho văn học miền Bắc. Tôi sẽ mở lòng không phân hận, không dị ứng. Tôi sẽ mở ra những trang tạp chí Văn Học – cơ quan lý luận phê bình văn học của Hội Nhà Văn và tạp chí Văn Nghệ, tạp chí văn học nghệ thuật cũng của Hội Nhà Văn. Tôi sẽ là người lật lại những trang từ những tạp chí từ lâu hẩm hiu trên kệ ngăn im lặng, đầy bóng tối vì chắc ít có ai bận tâm để mà bật ngọn đèn neong kế cận. oOo |
Thử chọn một số báo Văn Nghệ trong thời chiến.. Xem mục lục. Có thơ Tế Hanh, Huy Cận.. Có cả bài tùy bút của Nguyễn Tuân. Xin trích ra bài thơ của Huy Cận để bạn đọc thẩm định về giá trị văn chương của một nhà thơ nổi tiếng thời tiền chiến, được xã hội chũ nghĩa mở lối soi đường là như thế nào: (Click bài thơ để đọc rõ hơn)
Và những ý nghĩ cuả Lưu Trọng Lư về nỗi buồn chinh phụ “thời nay” ở miền Bắc. Theo ông, họ nhớ mong, chờ đợi thật. Nhưng là nỗi nhớ mong chờ đợi không phải mòn mõi, võ vàng, không phải cầu khẩn Phật Trời cho người chồng được bình an trong cơn binh lửa. Không phải mong cho hết chiến tranh để người chồng trở về đoàn tụ, mà: Sáng đường cày mới là nhớ là mong/Sáng đường đạn mới là chờ là đợi(trích “thân phận người phụ nữ”, tạp chí Văn học số 1 năm 1973) Có người bảo vì chính sách, vì nồi cơm, vì cái bóng đè nghẹt thở, nhà thơ phải viết như vậy.Không phải vậy đâu. Đây là bài tham luận, và ông rất hãnh diện trích những vần thơ mà ông xem là tâm đắc nhất.
Ngay cả Nguyễn Tuân. Năm 1986, lại xuất bản một tập ký vào thời gian cuối đời của ông .,Ông ta vẫn hãnh diện chọn những bài ký đầy căm thù,, láo khóet, hằn hộc, máu me nhất để xuất bản thành sách.(Ký, Văn Học xb, 1986) Điều này chứng tỏ là ông đồng ý với những điều ông đã viết trước đây. Đáng lẽ chúng tôi trích đăng lại toàn bài bút ký của Nguyễn Tuân để làm bằng chứng, nhưng nghĩ phí giấy, phí sức vô ích. Chỉ trích một đoạnđối thoại giữa lính Bắc và lính Nam trên cầu Bến Hải trong bút ký “ Chỗ đầu cầu đó, chỗ bờ sông đó, chỗ biển cát đó …“. để quí bạn thấy ngòi bút của NT trước 1975 như thế nào. Ông có quyền nghĩ để viết những điều ông cho là đúng. Nhưng sự thật là sự thật. Có thật máy cày từ miền Bắc vượt qua cầu Hiền Lương để vào miền Nam trước 1975 để giúp miền Nam?. |