Phật giáo và cô hồn: Hai yếu tố chính của “Văn tế thập loại chúng sinh”( bài 1)

” Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên Đông Dương tuần báo năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Tuy nhiên, Hoàng Xuân Hãn lại cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình. ”

Dươi đây là lời  của ông Trần Thanh Mại trong buổi nói chuyện về thi hào Nguyễn Du, đăng trên Tràng An báo, Số 367, 25 Tháng Mười 1938 — Ông Trần Thanh Mại với ngày kỷ niệm cụ Tiên Điền

... Trải qua một mùa hạ nóng bức như đốt như thiêu, ta rơi òm vào một mùa thu âm u ẩm thấp, không khí nặng nề u uất, làm cho cả người chúng  ta  rã rời buồn bã, mất cả nghị lực siêng năng. Ngày hôm kia cả làng bên sông đều phát bệnh thiên thời, Ban đầu năm bảy người chết , sau đến hàng chục hàng trăm. Hôm qua thần dịch đã lội  qua sông . rồi xóm dưới xóm trên ,  tiếng kêu khóc rên la đã bắt đầu inh ỏi.
Và đoạn này ông tả những cái chết liên tiếp của bệnh thiên thời gây nên:
“Anh dân cày trai tráng mới đẩy trâu năm phút trước, lăn ra chết; o bản gạo mới ở chợ  về, lăn ra chết.  Chết, con Bê đang đun cơm trong bếp; chết, ông già đang đan rỗ ngoài sân: chết,  luôn cả ông tủ ở đầu làng... chết mất cả nhà sư trong am cỏ. Người ta đang ngẩn ngơ nhìn những toán người khiêng những bó chiếu đem chôn thì  người ta cũng bổ xoài ra để được bỏ vào bó chiếu đem chôn luôn thể. Người sống sau chôn người chết trước,  cho đến người sau cùng chết không ai chôn…:

(Tràng An báo, Số 367, 25 Tháng Mười 1938 )

Ông Trần Thanh Mại đã vẽ ra cái hình ảnh khủng khiếp về một trận dịch xãy ra trong thời cụ Nguyễn Du, để chứng minh là kiệt tác Văn Tế thập loại chúng sinh được sáng tác do  mùa đại dịch “thiên thời” .  Ông chỉ kể, nhưng không có lấy gì làm bằng chứng để chứng tỏ  điều ông kể.  Tuy nhiên, thật lạ, trong những tác phẩm của thời cụ Nguyễn Du, không có một giòng  nhắc về dịch bệnh  nói chi là cơn  đại dịch  “thiên thời” quá khủng khiếp như thế này ! 

Dĩ nhiên, dịch là phải có.  Nơi nào có người là có dịch.  Có biết bao nhiêu loại dịch được người ta nhắc nhở. Chẳng những người mà còn cả thú nữa. Nhưng đối với người dân thế hệ của Nguyễn Du, chưa biết vi trùng, vi khuản, huyết thanh, hay vacine là gì, thì dịch là do từ  trời  đất. Đó là lý do tại sao nhà phê binh văn học Trần Thanh Mại lại gọi là cái bệnh dịch  là dĩch “thiên thời”, dù năm cụ TTM kể là năm 1938 !
Mà “thiên thời” có nghĩa là từ trời gieo xuống, tức là không thể cải, phải chấp nhận. Không có quyền oán than, trách móc.
Vả cũng vỉ phải tuân hành, thì chẳng cần để trong đầu óc hay than vãn mất công.  Cải lại tức là cải Trời. !

Mặc  dù VTTLCS không biết chính xác năm nào nó ra đời.  Nhưng chắc chắn là trong đời cụ  Nguyễn Du còn sinh tiền  (từ  hậu bán thế kỷ thứ XVIII đến  những năm đầu của thế kỷ XIX).
Đó là thời kỳ mà Phập giáo có một chỗ đứng rất mạnh trong lòng người dân, như  những câu ca dao như sau:

Dẫu mà không lấy được em
Anh về đóng cửa, cài rèm đi tu.
Tu đâu cho em theo cùng
May ra thành Phật, thờ chung một chùa.

Hay là:

Nghiêng vai ngửa vái Phật – Trời
Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân.

Trời cao anh kêu không thấu,
Đất rộng anh kêu nỏ thông.
Những người bòn của bòn công,
Nam mô A di đà Phật anh phủi tay không anh về.

 

Kế đến là những  thảm cảnh  kinh hoàng về nạn đói kém, bệnh hoạn, chiến tranh ly loạn, khiến biết bao nhiều người chết và biết bao nhiêu người trở thành cô hồn – không nhất thiết  từ bệnh dịch thiên thời- g để đánh động lương tâm của một người thi sĩ , và để Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh trở thành một trường thi cứu rổi:

“Lại như năm bính ngọ 1786, thời Nguyễn Du lên 22 tuổi, hầu hết các trấn ở Bắc hà đều kinh qua một nạn đói kém rùng rợn, hàng vạn chết rồi đến nạn kiết lỵ tiếp theo là nạn quân bỉnh Tây Sơn tràn ra Bắc lần đầu (1). Nhất là năm kỷ dậu 1789 thời Nguyễn Du 25 tuổi, là năm Quang Trung đại phá quân Thanh xâm lược, vua Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu, Nguyễn Du trốn về ở Sơn Nam (theo Gia phổ) cũng lại là năm đói kém khủng khiếp, dân gian chết đói vô kể, cho đến kẻ giàu có cũng không thoát khỏi thảm cảnh ấy, nhiều làng vắng tanh không bóng người. Tươngg truyền số người  chết bấy giờ chiếm đến số nửa dân trong xứ (2).”  (3)

Dó là lý do tại sao   Văn Tế Thập Loại chúng sinh  lại mang  hai yếu tố chính:

Phật giáo và cô hồn.
_____

(1) Nouvelles des missions orientales reçues au Séminaire des Missions étrangères. À Paris en 1787 et  1788. seconde partie, Asterdam Crapart 1789 trang 161-167; Nouvelles  Lettres édifiantes des Missions, de la Chine et des Indes orientales, Paris, Ad. Le Clere 1823, Tập VII, trang 28-32.

(2) Nouvelles Lettres édifiantes des Missions de la Chine et des orientales Paris,  Ad Le Clère, 1823. Tập VII trang 42-45,

(3) (nguồn: Phạm Văn Diêu – MỘT PHƯƠNG DIỆN CỦA THIÊN TÀI NGUYỄN DUVăn Tế Thập Loại Chúng Sinh, Thư Quán Bản Thảo sưu tập )

 

.

%d bloggers like this: