Hãy nghĩ đến những người này!

Trong trận chiến giữa loài người và đại binh đoàn COVID-19, dĩ nhiên người lính là bác sĩ, y sỹ. y tá, y công, và đấu trường là bệnh viện.
Sự có mật của họ đáng để chúng ta cúi đầu ngưỡng phục. Sự hy sinh dấn thân này đã được nhắc nhở trên truyền hình, báo chí, hay trên mạng….
Tuy nhiên, cũng có một đấu trường khác ghê gớm khủng khiếp mà ít hay chẳng hề được nhắc đến.
Đó là Nursing home hay là viện dưỡng lão.
Và nếu có nhắc thì nhắc đến những thảm kịch, thảm cảnh thương tâm như sau:
– 17 bodies crowded into tiny morgue found at New Jersey nursing home (NBCnews 4/20/2020)
– 70 Died at a Nursing Home as Body Bags Piled Up (NYTIMES 4/19/2020)
Chỉ riêng tiểu bang NJ số người bị nhiểm ở 508 nursing home, tính đến nay là: 22061 và số người chết là: 4010 !
Đó chỉ là 2 bản tin cho hai ngày trên đất Mỹ. Còn biết bao nhiêu thảm cách khác xãy ra từ lúc khởi đầu đại dịch đến bây giờ !

Nhưng dù sao đi nữa, bệnh viện vẫn được trang bị đầy đủ những dụng cụ để phòng ngừa sự lây nhiểm. Những người làm việc trong bệnh viện đã biết họ phải chạm mặt đối đầu với những bấc trấc, và dĩ nhiên, họ phải tìm cách bảo vệ họ. Họ phải bảo vệ họ trước hết, để họ còn có thể cứu bệnh nhân. Bảo vệ bằng cách gì, đó là chuyện chuyên môn, chúng tôi không dám bàn. Nếu ngoài mặt trận, người lính mang áo giáp đội nón sắt để giao đấu với địch quân, thì họ cũng vậy, chẳng khác gì hơn.

Tuy nhiên, ở nursing home, thì khác. Những người lính trongđội ngũ giữ gìn mạng sống của những người bất hạnh – già cả, phế tật, hay bị những bệnh nan y như Alzeilmer, ho không có gì hết. Ngoài thành phần thiểu số là y tá hay y công – nhiệm vụ họ chỉ liên quan đến lảnh vực y tế như giúp bệnh nhân uống thuốc, theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh … còn đa số là Nurse -aid hay trợ y tá, nói tắt là trợ tá. Thành phần này trực tiếp chăm sóc người bệnh như thay drap, thay áo thay quần, tắm rửa, lau chùi, giúp vệ sinh, giúp ăn uống… mang họ lên xe lăn, lên giường. Mỗi ngày, người trợ y, hay y tá vào phòng 2,3 lần cho người bệnh uống thuốc, đo độ đường, đo áp huyết… thời gian khoảng 10 hay 15 phút, nhưng với những người phụ -aide này họ hầu như có mặt thường xuyên, bận rộn không hở tay. Bởi họ không phải làm việc một, hai phòng mà nhiều phòng…
Ở dây không còn là giữ một khoảng cách 2 feet nữa. Những cư dân dưỡng lão không phải được nằm riêng rẽ, cách ly như ở bệnh viện, mà trái lại, mỗi phòng hai người. Do dó sự lây nhiểm càng bị ảnh hưởng nhiều hơn. Cho dù họ biết, nhưng họ vẫn phải chấp nhận. Trong khi lương họ thấp bởi họ không phải là y tá, y công mà là thành phần lao động tay chân. Đa số họ đến từ các nước khác, hiếm mới thấy người bản xứ làm cái job “nurse aide” này.

Những người làm việc trong nursing home chẳng khác những người lính thám kích. Lính thám kich chuyên đi đầu. Mục tiêu nào nặng hay nghi ngờ thì cứ thảy thám kich vào trước để dọn bãi, dọn đường cho các đơn vị phía sau. Thì họ (y tá, trợ tá, người giúp việc v…) cũng là những người đi đầu, chạm đầu, chịu đầu ! Họ đáng để chúng ta kính phục!

Tiền đồn nặng nhất là nơi
Những người bất hạnh cuối đời nương thân
Chính là những nursing home
Có những người lính vô danh đêm ngày
Không vũ khí, xáp lá cà
Chở che những phận đời già bỏ rơi

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading