Như lần post trước đây, ở Thượng Hải toàn bộ xe bus được “làm sạch” bởi UV (ultra violet) trước khi bắt đầu chở công chúng. Không nghe nói về số người nhiểm bệnh ở Thượng Hải, thành phố chẳng kém gì NY trong khi NY thì số người nhiểm đã lên đến gần vạn người làm NJ của tui phải vạ lây. Lý do là hầu hết thị dân đều dùng phương tiên chuyển vận công cộng. Nhưng NY không có những hầm làm sạch như ở Thượng Hải.
Tôi đã đặt câu hỏi, và cách thiết thực là lập những test cases mà tôi quá quen khi làm cho AT&T và IBM.
Test case là dùng cái máy làm tráng láng bìa sách của tui để thử. Biến số là khoảng cách và thời gian. Giấy được phết lớp mỏng dung dịch chất nhờn như dầu mở gọi là coating solution để làm bìa láng. (Tia UV khi rọi vào bìa tráng này sẽ làm khô ngay, tạo nên bìa láng rất mát con mắt.)
Trước tiên để tờ giấy bìa này cách 12 inch, thời gian 1 phút. Bìa hơi khô.
Nếu hạ xuống 8 inc, thời gian 1 phút, thì bìa khô ngay.
Nếu hạ rất gần đèn, thì vài giây là xong. Để chừng 30 giây, lớp phết này sẽ nứt ra, glossy sẽ bị vỡ.
Mục đích thử vì bản tánh tò mò, hiếu kỳ .. Cũng như để đặt câu hỏi tại sao không lợi dụng UV để chống lại COVID-19. Mà chỉ nhắm vào thuốc trị bệnh.
Với chất mở nhờn dùng để tráng láng bìa sách mà còn khô (chỉ cần 1 giây), hay bị nức nẻ vở vụn khi thời gian lâu hơn, thì huống hồ những virus với lớp mở “fat” mong manh.
Dĩ nhiên UV có thể gây nguy hiểm, nhưng chúng ta có cách để bảo vệ. Ví dụ người máy. Vì dụ hệ thống điều khiển tự động. Như tấm hình dưới đây:
(Xe bus ở Thượng Hải được khử trùng trong hầm UV)
(Tờ giấy thử để cách đèn 12 inch, sau 1 phút, lớp phết hơi khô, giấy không cong)
Tờ giấy tested để cách đèn 8 “. Sau 1 phút, giấy cong, lớp glossy bị nứt nẻ
Video về cuộc thử UV