Lưu ý:
Bài 3 (posted hôm qua) chỉ là một bài tiểu luận + tản mạn mà Bích Khê viết lúc 18 tuổi. Chúng tôi đã phạm nhiều lỗi chánh tả khi đánh máy. nên chưa phổ biến ra công cộng.
Mặt khác, Mắt dạo này quá yếu, nên đánh máy lõi nhiều.
Vui thôi mà.
__________
Năm 1937….
Tiểu sử của Bích Khê cho biết là vào năm 1937, ông bi bệnh phổi:
“Năm 1937 Bích Khê bị bệnh phổi, sau khi điều trị trở về, lên sống trên núi Thiên Ấn thuộc Quảng Ngãi, tiếp tục sáng tác, rồi lại xuống biển, và lang thang trên một chiếc thuyền quanh các ngã Sa Kỳ – Trà Khúc. Năm 1938, lại cùng chị vào Phan Thiết mở trường dạy học, được vài năm bị thực dân Pháp đóng cửa.”
(nguồn: Internet)
Vậy thì năm 1937 là năm có một dấu ấn rất đậm. Ít ra nó cũng là năm mang vào tâm hôn nhà thơ một cú “xốc”, do từ những con vi trùng Kock.
Nó cũng là năm khởi đầu cho một sự thay đổi toàn diện của hành trình thi ca của Bích Khê.
Nó là cái mốc ranh giới giữa cũ và mới..
Qua 4 tác phẩm của ông để lại cho đời, một được xuất bản vào năm 1939 là Tinh Huyết, còn lại nằm trong dặng bản thảo, chúng ta thấy có một thi phẩm mang tên là “Dòng thơ cũ” (1931-1936)”.
.Điêì này chứng tỏ chính năm 1937 là một ải thi cho hai bờ cõi thi ca. Một là bên này và một là bên kia. Bên kia là đạo. Bên này là đời. Bên kia là mộng. Bên này là thực. Bên kia là phần trên, và bên này là phần dưới. Không liên hệ. Không gắn bó.
Tại sao lại là năm 1937 ? đó là năm ông đóng của một mình trên núi Thiên Ấn. Có thể ông “ngộ” ra về những hạt trân châu long lanh của thi ca. Có thể ông là một người lính trong một đội ngũ của giòng thơ mới gồm Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Thâm Tâm… Hay có thể ông bị chìm ngập trong ảo ảnh của những đám mây lạ khi ông ở núi.
Vậng, núi thì cao. Mà cao mây thì thấp, và sương thì dày. Mông mênh, nhẹ , mỏng. TRời hoàng hôn thì đẹp lắm. Có thể ở núi ông thấy một tấm thảm vàng bát ngát khi mặt trời hoàng hôn tắm cả một vùng bình nguyên dưới thấp mà làm bài Hoàng Hoa chăng…
Lam nhung ô! màu lưng chừng trời;
Xanh nhung ô! Màu phơi nơi nơi.
Vàng phai nằm im ôm non gầy;
Chim yên neo mình ôm xương cây.
Đây mùa Hoàng hoa, mùa Hoàng hoa:
Đông nam mây đùn nơi thành xa…
Tôi không biết tôi nghĩ có đúng không . Nhưng tôi biết một điều là chính tôi đã từng trải qua những giây phút ngất ngây khi ở trên những ngọn núi, ngọn đồi của Bình Định hay cao nguyên…