Chọn bài tiêu biểu cho chủ đề “10 khuôn mặt văn nghệ hy sinh trong chiến trận”

Bạn hỏi tôi  có tiêu chuẩn nào khi chọn một hai sáng tác của một tác giả có mặt trong  tuyển tập ? Ví dụ nhà văn Doãn Dân chẳng hạn. Ông có rất nhiều truyện đăng báo, từ Chỉ Đạo, đến Bách Khoa rồi Văn… hay nhà văn Song Linh. Nhà văn Song Linh đã có truyện ngắn trên Sáng Tạo từ năm 1959, xuất hiện khá nhiều trên các tạp chí thời danh…

Tôi xin trả lời là có.  Xin đăng lại Lời tòa soạn để giải thích lý do tại sao lại đăng truyện Bàn Tay cho Yến của Doãn Dân:

LTS: Tại sao chúng tôi lại chọn truyện “Bàn Tay Cho Yến” để đi vào số này giữa một số lượng khá nhiều sáng tác của nhà văn Doãn Dân ?

Thứ nhất nó là một truyện anh  thích. Vì thích nên anh  muốn nó là nhan đề cho tập truyện mới nhất của anh do Văn xuất bản.. Sách được in ra, anh chưa kịp nhìn đứa con tinh thần của mình thì bị thảm nạn trên đại lộ Huế Quang Trị vào ngày 29-4-1972.
 
Thứ hai, truyện mang tính chất tiên tri:

Cho đất nước của anh trong tương lai:

Trong  truyện ngắn “Bàn Tay Cho Yến” –  sáng tác vào năm 1968, nhà văn Doãn Dân đã viết về tâm trạng của một kẻ « qui hồi cố hương » như sau :

“Một hôm trở về làng cũ, tìm lại quê cha đất tổ, trong lòng xiết bao phập phồng, hồi hộp, tâm trí mường tượng, hình dung đến từng khóm tre, bụi trúc; từ mái đình, bờ ao, hàng giậu… Đến khi tới nơi, dừng chân đứng lại: làng xưa đã tiêu đâu mất. Nơi đó bây giờ mọc lên hàng trăm, hàng ngàn bin-đinh cao nghệu, những con đường trải nhựa bóng loáng thênh thang; xe pháo qua lại rộn ràng, tấp nập… Không còn thể tìm đâu ra chỗ nào trước kia là nhà thằng cu Tý; không còn thể hình dung được nơi nào ngày trước là nhà của bác xã Tèo; nhà cái Hĩm con, Hĩm lớn. Và không còn thể nhìn ra cho được cả đến cái chỗ khi xưa là căn nhà nhỏ của ông bà cha mẹ mình, nơi mình đã được sinh ra, lớn lên và đã sống qua những ngày thơ ấu… Một quê hương như thế. Một quê hương dù đã trở thành giàu sang, đồ sộ liệu có còn là một quê hương? Một quê hương, chao ôi, quê hương mà lại không có xã Tèo!..”

(Bàn Tay Cho Yến, tạp chí Văn số 200 tháng 12-1968)

 

Chuyện Qui hồi cố hương, người về mang tâm trạng Từ Thức, lạ lẫm giữa cảnh và người, chúng ta đã được nghe và đọc nhiều qua những câu chuyện của Việt Kiều trở lại thăm quê nhà . Nhưng  vào năm 1968, khó mà tưởng tượng cái cảnh Từ Thức phải chạm vào một quê nhà “Nơi đó bây giờ mọc lên hàng trăm, hàng ngàn bin-đinh cao nghệu, những con đường trải nhựa bóng loáng thênh thang; xe pháo qua lại rộn ràng, tấp nập…” trong khi VN  năm 1968 là xứ sở nông nghiệp, lại chiến tranh,  khói lửa triền miên !

cho bản thân anh vì 4 năm sau (1972), anh gặp những gì anh đã viết :

Ngày nay, sự sống, chết đâu có báo trước cho ai? Người ta chết thình lình trong khi đang ngồi coi hát. Chết giữa lúc thong thả dạo chơi ngoài đường. Chết vô lý ngay cả trong lúc đang ăn, đang ngủ… Vậy thì, nếu anh chết ngoài mặt trận tức là được chết trong một hoàn cảnh hợp thời, hợp lý, sao lại không thể xảy ra? (Bàn Tay Cho Yến)”

 

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading