Dương Nghiễm Mậu và tạp chí Văn Nghệ (Bài 1)

bia van nghe

bia vn

LTS: Phải nói, chính giai đoạn mà Dương Nghiễm Mậu phụ trách tạp chí Văn Nghệ là giai đoạn đẹp nhất và ý nghĩa nhất của cuộc đời viết văn của ông.
Ông phụ trách trị sự, phóng viên, bao giàn cả tạp chí. Ông không chấp nhận loại văn nghệ phòng trà như kiểu Sáng Tạo hay Hiện Đại.Đối với ông văn chương phải là vũ khí.  Như ông viết:

“Anh T. đã muốn tôi làm việc. Tôi nhận. Tôi cảm thấy như vừa được tiêm vào người một giòng máu mới. Tôi lại say mê, viết và làm bằng tay chân. Tôi thấy như chính việc của tôi, tôi muốn được góp phần vào một công việc của nhiều người với sức lực mình có. Nhà in, ngoài phố, ga hàng hóa, bưu điện . . . Tự thấy phấn khởi bên cạnh sức lực, nhiệt thành của bạn hữu. Ít ra chúng tôi cũng đã nhìn thấy mặt nbau . . .”

….

“Hai ly cà phê ở Đakao. Tôi với anh T. đã đi với nhau từ trưa cho tới khuya, Những công việc khần thiết được đặt ra. Không mù mờ nữa. Một bề mặt mở rộng cho tất cả, chúng tôi đã mang cái sôi nổi của 20 tuổi cộng vào cái trầm tĩnh, kiên nhẫn của 30 để chỉ bảo nhau. Tất cả đã được phác lược và bây giờ bắt đầu, anh em đồng hành không  thiếu. Đã dám làm thì làm phải được dù hoàn cảnh ra sao.

Tôi náo nức, phấn khởi. Sẽ phải làm lại hết. Không thể thế này. Công việc của mình cứ làm còn ra sao thì ra. Họ phải chịu lấy nhiệm trước lịch sử. Súng đạn đang nổ. Máu và nước mắt đang chảy,  lời tâm huyết đang kêu gọi. Tôi không thể ngồi yên. Chúngtôi không thể ngồi yên.”
(Nhật ký, Văn nghệ số 8 & 9 năm 1961)

NHẬT KÝ
DƯƠNG NGHIỄM MẬU

(Văn Nghệ số 8 tháng 9&10 năm 1961)

  

5-4

Một ngày làm việc với những người lạ. Tự tử. Chẳng qua cũng vì một miếng ăn, cái quần cái áo mà mặc vào người. Buổi tối ghé lại người bạn đó, T. bảo với người em. Đừng sỉ nhục anh hơn nữa, với lương lính quèn của anh không thể nào đủ để cho em có thể ăn học không thôi, em cũng phải làm việc nữa cho gia đình có cơm mà ăn ngày hai bữa. Tôi rủ T. đi uống cà-fê hai đồng, Chắng lẽ chúng ta chịu bất lực hết hay sao. T. bảo : đừng nói thêm gì, làm được chừng nào thì làm. Bà mẹ ngồi bên bàn máy, đứa em ngồi bên bàn máy. Một hoặc hai giờ sáng. Đèn dầu, nước giếng, nhà thuê và những thằng ăn tục, nói phét, chửi đổng, ăn cắp tiền cha mẹ và chạy rông. T, nói về A. Nó vừa mãn quân dịch, bây giờ làm gì ? Cố gắng kiếm cách nào để cho thấy còn có đứa nghĩ đến nỏ. Không có gì để giúp đỡ nbau hết, nó chi có thể cười một mình, nói một mình và ôm lấy nó trong giấc ngủ, Cha me ? anh em ? bạn bè ?

Trời bức như muốn ngạt. Ba bề tường bưng bít, chiếc áo quan của kẻ hấp hối. Một thứ xuân thu chiến quốc. Ở một thứ vạc dầu, chúng ta đã nhúng gần hết thân thể vào đó – nó đã nhừ ra rồi. Chung. Bao nhiêu mối liên lạc, tin tưởng tương quan không còn, nó tan ra từng phần, để hoặc chai cứng, hoặc mục nát để đốt lên cũng không làm sao bốc cháy được. Than cho que diêm đánh lên. Sao nó chắng ra rơm cho xong ? chín chắn là thế. Tôi đã bảo : nhìn xem còn ai ? –

Những trang sách mở ra, đóng lại. Mặt bàn gô đó. Và nhing trang giấy bỏ trắng. Vẫn không bắt đầu. Vẫn hẹn. Vẫn vuốt ve a ŭi ಖ್ವ. Mày biết không, mày biết không : một thứ sâu bọ nào nằm trong khối óc thối rữa của mày. Còn tự hào cái gì ?

11 – 4

Vẫn cố gắng đến ngồi ở cái mặt bàn lớn đó với những kẻ lạ. Nhưng người ta không muốn nữa. Những đồng bạc thí ra. Bây giờ không thể được. Tôi nằm nhà. Ý đến. Hắn than phiền về chỗ ở. Nhiều chó, ở sâu. Tôi nửa đùa nửa thật : Anh biết có mấy con không , sáu con và một con vừa đẻ ra sáu con nữa. Ở với chó cho nó quen đi. Xin lỗi anh. Ý buồn, và tâm sự với tôi. Muốn làm một cái gì nhưng không được. Tại sao không cứ làm xem. Nhớ lời một người lớn, gần năm mươi còn cưới một người học trò, đã thanh minh rằng : vì còn mẹ già và con một. Tôi có nói gì đâu. Đó là tất nhiên. Bậy vô số, các anh trẻ các anh thấy đó, các anh đừng trông vào chúng tôi, chúng tôi già rồi, hỏng rồi : như kẻ bị sa chân vào bùn lầy càng cựa càng sụt xuống mỗi lúc một sâu: Nhà Bè… Building, bậy vô số. Thế thì ra : nghe lời chúng tôi nói, đừng trông việc chúng tôi làm. À thì ra tri hành là như thế. Cứ nói đạo đức đi và cứ . . . Tôi trẻ người non dạ, tôi đã noi gương với sức ngu đần, dốt nát, lười biếng của mình. Và tôi nhầm hai ba tầng nhầm . . . Tôi tự trách tôi. Tôi không trách ai hết. Ý nhổ cho tôi hai sợi tóc bạc. Tuổi thanh xuân của tôi đó, anh đừng buồn tôi.

Chúng ta tưởng chúng ta chín chắn, nhưng thực chúng ta chín nhừ. Trên nhận thức chúng ta đều thấy sai hỏng, chúng ta không làm được, bất lực, thất bại từ những cái nhỏ của riêng từng người, và sa lầy luôn. Vì sao ? Chúng ta phải dang tay ra làm sự thật. Dang tay ra làm một bàn tay – một bàn tay có ý nghĩa, nếu chúng ta không muốn thua, không muốn thua to. Tôi lại tiếp tục lang thang từ Saigon xuống ChợLớn, lên Gia Định. Gặp mặt đủ nhưng như không gặp ai. Từng đồng bạc còn của “buôn xương, bán máu, mua súng, bắt cóc . . .”, bỏ ra tiêu nốt. Tôi còn yêu một người nên tôi còn phải sống. Tôi đã đứng ở những bờ sông, ven đường tàu, trên gác cao. Còn cha tôi, còn em tôi, còn chị tôi và người nói rằng yêu tôi đó. Tôi đã nói : những móng tay sắc này, em biết không ? Để anh nhốt anh vào một nhà tù và tự cào cấu, hành hạ, đánh đập mình vì không còn gì nữa. Thực thế hay tôi lừa tôi ?

15 – 4

Anh T. đã muốn tôi làm việc. Tôi nhận. Tôi cảm thấy như vừa được tiêm vào người một giòng máu mới. Tôi lại say mê, viết và làm bằng tay chân. Tôi thấy như chính việc của tôi, tôi muốn được góp phần vào một công việc của nhiều người với sức lực mình có. Nhà in, ngoài phố, ga hàng hóa, bưu điện . . . Tự thấy phấn khởi bên cạnh sức lực, nhiệt thành của bạn hữu. Ít ra chúng tôi cũng đã nhìn thấy mặt nbau . . .

16-4

Nhận điện tín chiều qua. Sáng nay cắp cặp với bộ quần áo, ba trăm đồng tôi lên xe đi Đà Lạt, lúc chưa có nắng. Bốn năm trước cũng một buổi sáng tôi đã đi với T. trên con đường này lần đầu tiên với rất nhiều dự định, vớì rất nhiều yêu mến. Bây giờ những dự định vẫn là dự định Những yêu mến đổi khác vì mỗi người có một đời sống, mỗi người muốn làm một sự nghiệp. Rừng cao su.  Bờ cây xanh, con đường như những chiếc võng lụa bắc liên tiếp, Bao lâu rồi tôi mới nhìn thấy cây xanh ở chỗ cây xanh. Được hít không khí của thiên nhiên, được thấy trời rộng, được thấy thiên nhiên, xe chạy 100 cây một giờ. Nhưng trong bụng tôi không thanh thản vì công việc phải làm. Tôi muốn quên nhưng không được. Ước cho một lúc nào tôi không còn phải bận tâm để tận hưởng cái sung sướng của một người trước cái bao la của trời đất, Tôi thấy cái ghê khiếp của  mình ở giữa những gạch ngói, sắt thép, khói than… Ăn một bữa cũng là cơm, là rau, là miếng thịt, nhưng sao ngon, nó có vị, điều mà những bữa ăn cho qua đi trước đây tôí không có thì giờ để ý đến. Thật khốn khổ, khốn nạn. Định Quán 10 giờ.

Chào mừng du khách. Hãy bảo vệ rừng . . . Tôi đã tới nơi sau những con đường đó. Dưới chân sâu hút những thung lũng mà ngọn cây có sương trắng. Kẻ nào rơi xuống đó. Mưa và lạnh. Những hơi thuốc dễ chịu. Tôi tìm những địa chỉ để nhờ cậy, ở lại đây một ngày lo công việc. Nhưng”hỏi nhà nhà đã rời xa, hỏi…”  lo lắng với số tiền trong túi. Từ khách sạn này sang khách sạn khác hết cả buổi chiều mới tìm ra chỗ rẻ tiền nhất. Thành phố đã thay đổi nhiều. Những dãy nhà cổ đều phá hết. Một cái chợ rất văn minh dựng lên. Thật chó chết. Bụng rỗng như cái tang trống thủng còn làm điệu. –

Đồi cây, những con đường như cánh tay tình yêu tìm gặp nhau. Mưa, lạnh và phát ho. Chợt nghĩ đến lá phổi mà lo lắng Gian phòng có cửa ngó ra sườn đồi dựng đứng không ngó thấy giời. Khói hun như hang chuột, hành lang như nhà thương. Trong phòng khách đợi một người đàn bà khóc : Nó rủ tôi lên đây chơi, nó hứa sẽ cưới tôi ..nhưng bây giờ . . . khóc đi các con, Khóc nữa đi các con. Rồi một lưỡi dao, một cục pháo xiết cho nó hết cái thời buổi oan trái này. Tôi đã thức thêm một đêm không ngủ nữa giữa một gian phòng xa lạ, giữa những vật tạm bợ Bao nhiêu người đã ngồi ở chiếc ghế này, nằm ở chiếc giường này. Tôi đã viết thư cho một người mà lâu nay tôi quên lãng.

” Thực đến khi anh viết thư này cho em anh mới thấy rằng tình yêu em dành cho đời sống anh thật cần thiết. Anh đã trốn tránh tất cả, em dìu anh ngó lại để biết một người mẹ lo lắng cho con ra làm sao, một người chị chăm sóc cho các em thế nào. Để anh thấy rằng đờì sống mình chỉ có hạnh phúc sống trong một gia đình với những kẻ máu mủ, yêu thương. Ăn bữa cơm rau dưa do những bàn tay nâng niu làm, ngồi trên chiếc ghế, tấm bàn quen thuộc giữa hơi thở, câu nói, tiếng cười mà chỉ những kẻ thân yêu mới có. Em đã dạy anh điều đó. Tuổi thơ anh không được biết gì, anh đã sống lên với thù ghét, ghẻ lạnh, bội bạc…Em đã cho anh biết cái gì đẹp đẽ và cần thiết đó. Anh muốn trở về đó ngay để nói cho em nghe và nói cho anh nghe rằng thật anh chẳng xứng đáng với tấm tình yêu em dành cho anh. Anh chẳng muốn làm loài chim Kiwi gẫy cánh. Anh chỉ muốn làm một con chim khuyên nhỏtrong vườn nhà. Những chiếc áo mẹ anh may cho anh mặc từ hồi chưa biết mặt mẹ, bây giờ anh không còn những chiếc áo đó nữa, hoặc còn – anh cũng không mặc vừa. Đáng ra anh phải biết như thế chứ ?…”

17 – 4

Tôi trở về buổi trưa 4 giờ 30 Định Quán. Chúng bắn chết ba người. Chiếc xe T-V lật xuống vệ đường. Mối đe dọa vào đời sống. Thế sao tôi không biết đến. Tôi trông thấy những chiến sỹ nơi đó : một vị cố đạo, một người thanh niên bằng tôi, một người con gái bằng người yêu tôi. Chúng nó ở trong rừng xả súng vào xe. Tôi đã trông thấy những giọt máu hồng. Những lo âu, phẫn uất. Tụi Cộng sản đang đe dọa chúng ta.  Chúng nó muốn gì ở đây. Rồi ở một chỗ nào chúng sẽ xả súng tiếp tục Chào mừng du khách. Hãy bảo vệ rừng … Tôi đã tới nơi sau những vào đồng loại. Tôi cảm thấy mối đe dọa hơn bao giờ hết. Thế mà ở con đường đó. Dưới chân sâu hút những thung lũng mà ngọn cây có cuối chặng đường kia, ở bến xe tôi xuống người ta đang ca hát, cười đùa và đang chơi. “Tôi muốn khạc đờm vào cái đời sống này. ” Tôi đã nói câu đó với người tôi gặp đầu tiên. Anh nhăn răng cười và tôi đã chửi tục. ..
Chúng ta đang thản nhiên tự tử thế nào hỡi những chú đà điểu khốn nạn đang rúc đầu vào cát kia ?

4 – 5

Không khí chung quanh đã làm tôi không thể im lìm nữa, những chán nản, mệt mỏi bắt đầu trở thành tức bực bất mãn với ngay chính bản thân. Nhiều điều trong tôi bắt đầu thay đổi, những mầm mống nhỏ hình như vẫn lẩn tránh, tôi lại lăn vào những tranh luận, Nhiều vấn đề đặt ra một lúc – cả những điều lớn lao ở ngoài tầm sức của tôi. Tôi kiên tâm dò dẫm từ những điểm nhỏ để gỡ mối. Đầu óc tôi bỗng nhiên có lúc tối tăm lại. Những cơn nhức đầu, chỏang váng và ho.

Trở về thăm chị, người em và các cháu. Tôi đã không còn mấy cant đảm để ngồi ăn cơm một mình bên chồng cà mèn mỗi bữa khua động những bát đũa cho vui tai. Đã chán những khúc bánh mì khô cứng nhạt nhẽo, những cốc nước lạnh tanh mùi phèn và sắt. Chị tôi rớm nước mắt nhìn tôi gầy hơn hồi đi. Đứa cháu nhỏ hỏi tôi : ” Sao cậu đi hoàí không về với cháu.”» Tôi nghẹn ngào bưng bát cơm. Tôi đã cố quên, đã cố hành hạ mình, thế nào ?

Cuốn truyện dài bỏ dở từ ba bốn tháng nay vẫn không viết thêm một trang. Tôi không viết được một cái gì hết. Tôi thấy trong lòng thường trực những lo lắng, sáo động, không thể tập trung được trí óc để nghĩ một cái gì rõ ràng. Tôi chán cả đọc. Những vấn đề thực tế bày ra trước mắt đòi lên tiếng. Tôi ngỏ ý với bạn hữu được làm một tờ báo hàng tuần vào lúc này. Lại thêm một ảo tưởng. Tôi lại say mê bàn định một cơ sở xuất bản được tổ chức đường hoàng với những người viết. Từ in, phát hành . . . phải được tổ chức lại hết . . . nhưng thực là ” buôn ảo mộng ” như T. đã nói với tôi. Tôi không hiểu sao lại có thể “ãng mạn ” đến như thế giữa cái hoàn cảnh khốn khổ này. Nhưng tại sao lại không được nghĩ đến. Muốn tự do trước tiên phải độc lập kinh tế đã chứ. –

Tôi muốn đi Nha Trang nhưng không sao đi được vì những việc lặt vặt, Tôi lần lữa mãi. Bạn bè. Những đồng bạc. Mỗi sáng một bát cháo đậu xanh. Và quãng đường bộ Cao Thắng + Cô Bắc. Có người hỏi : nghe cậu có tiền cho vay lãi và chơi họ ? – Chứ sao! Cậu ra xem chương mục ở Đông Dương Ngân Hàng đó, mới có nửa triệu chứ mấy, và đã tậu nhà ở . . . Tôi buồn nhưng lại cười ở căn nhà nhiều tầng đó. Tôi cười như thế chẳng lo sợ gì, vì nhà đổ bê-tông thì làm sao mà có ngói rơi, có cột mà đổ . Chị tôi vẫn nói : em biết không chị cầm đồng bạc trong tay chảy mồ hôi ra không dám tiêu. Nhà ta nghèo như thể nào em biết không ? . . Tôi vẫn bảo : tôi không biết đi xe đạp – thật thế – nếu tôi biết đi xe đạp tôi sẽ phải kiếm xe sôlếch, xe máy dầu, rồi ếch bà , . . Bữa tiệc đãi lớn đó tôi không đi vì tôi không có một đôi giầy, một cái cà vạt, một bộ mặt . . . bởi ở đó thì ai cũng mang ” đồ lớn” cả. Tôi biết thân tôi dù thèm ăn một bữa . . Tôi thấỷ nhục cho họ về một bộ đồ mồi. Tôi tới tìm S. Hai quả cam sáu đồng bạc. Nhà Bầu Sen, tôi đã biết rằng ở một mình khổ như thế nào. “đời mồ côi hiu quạnh anh không hề được ăn một lần”.
Phải không ?

20 – 9

Những cơn sốt liên tiếp ba ngày . T , đập cửa lại lúc 11 giờ khuya, Tôi bảo : mình sốt cậu về đi – và T. về. Tôi đã mong một người nào tới thăm, nhưng không. Hai thằng khốn kiếp ở gian bên mang gái về hú hí. Tiếng chửi ở nhà dưới và bầy chó cắn theo. Tôi la thét trong những giấc ngủ ngắn. Hai viên thuốc. Bánh mì. Nước máy. Cuộn mình trong chăn. Tôi muốn trở về nhà để được ăn một bát cháo nóng với hành. Tôi nhớ những người thân quá đỗi. Tôi nghĩ lẩn thẩn : nếu chết đi có lẽ đến thối rữa ra cũng chưa ai biết, nhưng tôi không muốn chết chút nào hết.

6 – 7

Bạn bè bắt đầu ít gặp mặt nhau. Mỗi người có một công việc phải làm. Tôi đã mang cả hai mươi năm nay cho người ta vay lãi và chơi họ nhưng chúng nó quyt nhẵn rồi. Tôi muốn cầm dạo ở tay là thế.

Tôi tới cái hộp năm tầng đó – ở tầng thứ tư – tôi hỏi vay H. năm trăm để mua thuốc, nhưng H. không có. Bắt đầu nhận kèm hai đứa nhỏ mỗi tháng 600 $ để có trả tiền nhà. Tôi có ý muốn rời đi. Năm trăm tiền nhà đối với tôi bây giờ to lớn quá và tôi cũng không biết trông Vào đâu.

Câu chuyện chuyển sang văn nghệ : Tôi chê H. đã không can đảm viết là hèn, vứt đi. Sống như vậy chết đi còn hơn. H. cười và buồn : một là nó thành cao ở ảo tưởng hai là cách mạng chưa chấm rứt. Tôi bảo: các anh chỉ tham dự với bề mặt, chưa sống gì hết, đừng nói dối, tôi chán lắm. Tôi chán những điều tôi đã làm rồi. Tôi không tin gì các anh cả. Tôi ở trong cái thế hệ bị chặt khúc ra rồi. Tôi phải làm. Tôi phải lao mình ra với đám đông, với thực tại bi thảm. Tôi chán than van kêu khóc rồi. Tôi đã bảo H. một cách đứng đắn : Tôi phải tìm lại đối tượng. Nó không giản dị như xưa kia nữa,

Tại sao qua gần hai chục năm chúng ta không có một tác phẩm tiêu biểu ? Bảy năm trời nay chúng ta làm gì : chúng ta xa lánh thực tại. Với nhiệt tâm của kẻ chiến đấu, tôi không muốn bị Cộng-Sản nó đẩy xuống biển. Tôi đang tìm lấy đối tượng, tôi phải làm lại sinh khí. Tôi phải góp sức vào cuộc chiến đấu này. Tôi đã nhìn thấy những lỗi lầm dù còn lầm-nhưng tôi còn can đảm để nói mình lầm và tiếp tục cuộc hành trình.

20 – 7

Ngày này nhớ cái tang chia đôi đất nước. Ông nội và chú thím không biết chết sống ra sao.

22 – 8

Trước khi dọn nhà – cũng chỉ có chiếc va ly, mấy cuốn sách. Tôi đã đốt bỏ tập bản thảo truyện dài viết dở. Tôi phải bắt đầu lại hết. Tôi nhủ thầm : kiên nhẫn, mềm dẻo, khéo léo trong lúc này. Anh T. đã giúp tôi thêm nhiều nghị lực trong công việc. Tôi nói với chị tôi : em về ở với chị, em không đi nữa. Tôi gần như không gặp ai.

Những khó khăn vẫn chồng chất, mỗi số báo thêm một nỗ lực. Những con mắt của người đồng tình trông nhau nghẹn ngào mà yêu mến. Mọi người đã hy sinh, chịu đựng đến mức cuối cùng của nhau. Chúng ta chỉ có thế, và vui với sự nghèo túng này. Bởi vì chúng ta còn muốn làm một cái gì.

6 – 6

Sáng nằm nhà, chiều định lên phố tìm mấy người bạn, chạm trán với chị T. và P. thế là lại phải ăn thêm bữa cơm nữa. Mưa, không kịp chuyến xe buyt cuối. Trời mưa và đi bộ dưới những hàng cây. Điếu thuốc cuối cùng tắt ở ngang cầu – giòng nước đen chảy cuộn. Đọc một lá thư và viết trả lời : cậu đi sang đó đã yên, thôi cố đi. Còn mình, mình không đi đâu hết. Mình ở lại đây với những dự định đó. Mình còn là mình Và những bạn hữu mà cậu và hàng bao nhiêu người không có. Dù chết đói mình cũng không buông bỏ cây bút…

 

15 – 9

Mồng 6 thánh 8 giỗ mẹ, mười ba năm trôi qua với ba chị em ở đây, mẹ nằm một mình ở quê hương. Hồi còn có nhau có bao giờ mẹ nghĩ là rồi chúng con sẽ sống như thế này không. Nhớ mẹ nhưng con chẳng còn nước mắt nữa. Bát cơm quả trứng, chúng con còn được ở cạnh nhau Và cúng mẹ.

17 – 9

Hai ly cà phê ở Đakao. Tôi với anh T. đã đi với nhau từ trưa cho tới khuya, Những công việc khần thiết được đặt ra. Không mù mờ nữa. Một bề mặt mở rộng cho tất cả, chúng tôi đã mang cái sôi nổi của 20 tuổi cộng vào cái trầm tĩnh, kiên nhẫn của 30 để chỉ bảo nhau. Tất cả đã được phác lược và bây giờ bắt đầu, anh em đồng hành không  thiếu. Đã dám làm thì làm phải được dù hoàn cảnh ra sao.

Tôi náo nức, phấn khởi. Sẽ phải làm lại hết. Không thể thế này. Công việc của mình cứ làm còn ra sao thì ra. Họ phải chịu lấy nhiệm trước lịch sử. Súng đạn đang nổ. Máu và nước mắt đang chảy,  lời tâm huyết đang kêu gọi. Tôi không thể ngồi yên. Chúngtôi không thể ngồi yên.

DƯƠNG NGHIỄM MẬU

 

(Văn Nghệ số 8 tháng 9&10 năm 1961)

(nguồn: Thư Quán bản thảo số  67 chủ đề Trong lớp khói màu & tạp chí Văn Nghệ)

%d