Theo em (10/3/2015)

Thứ Bảy, vợ chồng con cái thằng con trai từ tiều bang cạnh về thăm mẹ. Chúng tôi dự trù sẽ mang Y. đi ra ngoài, đến một nhà hàng mà Y. thích. Cha con gă5p nhau vào lúc 11 giờ tại nursing home. Vào phòng thấy Y. ngồi trên xe lăn. Đầu Y. nghẻo qua bên phải, chứng tỏ là phần thân thể trái đã bị ảnh hưởng nặng. Y. bảo là họ mới tắm nên ngồi xe lăn để tóc khô. Vui lắm. Vợ chồng con cháu đều tự họp quay quần. Mắt Y. sáng. Nhưng da mặt tái xanh. Chiếc đầu cứ nghỏe sang bên phải đến tôi tình, không thể ngồi thẳng.

Hôm nay cha con chúng tôi quyết định mang Y. ra ngoài vài giờ. Chúng tôi đẩy xe Y. ra cửa. Những người y tá, phụ y tá chia mừng ríu rít. Ít ra, chúng tôi muốn Y. vui mà quên đi những ngày đêm  trong cõi mồ âm u của căn phòng hẹp nhỏ. Tôi đã nhờ cô phụ y tá mang dùm chiếc áo ấm cho Y. Bởi hôm nay trời mưa, và lạnh khác thường.

Xe đậu sẳn ngoài cửa viện. Cha con tôi hì hục mang Y. vào xe. Trước khi bị stroke lần thứ ba, việc này tôi có thể đảm trách dễ dàng. Một mình tôi có thể giúp Y. vào băng sau mà chẳng cần tốn công tốn sức. Nay việc này quá đổi khó khăn. Thằng con tôi phải chui vào trong xe. Va tôi ở ngoài, mới có thể nâng đôi chân và cả thân thể Y. vào. Sau đó chúng tôi nịt belt cho Y.

Thằng con nói hẹn gặp tại nhà hang.

Xem Y. vui lắm. Lâu thật lâu Y. không biết gì về thế giới bên ngoài của viện dưỡng lão. Tôi không thể nghĩ ai lại có đủ sức can đảm nằm hoài trên giường 24/24, với toàn thân không còn di động. Vậy mà Y. đã năm như vậy. Tôi thì không còn sức để đưa Y. từ giường xuống xe lăn. Mặt khác Y. đang o83 trong tình trạng long care nên việc physcal therapy hết còn dành ưu tiên cho người bệnh. Medicare chỉ giúp vài tháng trị liệu. Và chỉ dành cho người ở trong tình trạng short care. Còn về lâu về dài như Y. thì không còn được áp dụng nữa.

Tôi hỏi Y bà thấy vui không. Nhưng không nghe tiếng trả lời. Tôi hiểu việc đàm thọai đối với Y. luc này rất khó khăn. Stroke lần này đánh thêm và tác hại vào giọng nói của Y. May mà Y. có thể thều thào, dù quá khó khăn vất vả.

Chừng vài phút sau tôi nghe tiếng ộc. NHìn vào kính chiếu hậu thấy Y. mửa xối xả. Hỏang hồn tôi t6áp xe vào lề đường và gọi khẩn cấp thằng con – lúc này đang lái xe theo tôi. Tôi bảo mẹ mửa, phải trở lại nursing home ngay.

Rồi chúng tôi trở lại viện dưởng lão. Cả thân hình quần áo Y. bị thức ăn nôn ọe lai láng, nhơ nhớp.

Sau đó tôi năn nỉ người phụ nurse giúp thay quần thay áo dùm cho Y. Bà y tá trách tôi tại sao lại mang Y. ra ngoài khi trời mưa lạnh. Họ có cớ để trách. Tôi có cớ để biện hộ. Nhưng mọi sự đã được giải quyết. Y. năm lại cùng chiếc giường quen thuộc. Bên cạnh là bà già Mỹ đen kêu la đêm ngày không ngưng nghỉ.

Bây giờ tôi muốn khùng. Tôi nghĩ đến trường hợp Phạm Duy. Ông có lý để về VN. Ít ra có người chắm sóc kỷ càng với đồng tiền của ông. Còn ở dây. với đồng tiền Medicaid mà chánh phủ xét và chấp thuận trả cho Y. , không thể cho phép Y. có phòng riêng ở một mình. Tự nhiên tôi nói với con tôi, thôi để ba mang mẹ về nhà. Con tôi lắc đầu: Ba thấy không. Nội cái chuyện mang mê vào xe mà ba và con còn khó khăn như vậy, thì làm sao ba một mình săn sóc mẹ được. Hơn nữa ba bị Gout.

Tôi không trả lời. Y. mở mắt nhìn tôi và nhìn con. Tôi không dám nói là bà già bên cạnh được y tá cho biết là sắp chuyển đến cái nơi dành cho những người chờ đợi ra đi khi tôi khiếu nại về cả đêm Y. bị trắng mắt vì tiếng kêu la thảm thiết của bà ta. Bà y tá khuyên tôi nói với Y. là nên kiên nhẩn. Một tuần thôi.

Còn phần Y. thì sao?

Sao mà cứ bất hạnh này tiếp tục đến bất hạnh khác cứ chụp xuống Y.  vậy cà ? Ngay cả vài giờ  mà chúng tôi mong ước ?

 

 

%d bloggers like this: