Chúng tôi may mắn tái bản một tập thơ được xem là quí hiếm, do một thân hữu mua được từ người bán ve chai. Đó là thi phẩm Tiếng Thơ MiềnTrung. Đưiợc xuất bản vào năm 1959, gồm những tác giả như Cao Hoàng Nhân, Thanh Nhung, Thương Nguyệt (một bút hiệu của họa sĩ Trịnh Cung), Võ Thùy Lam. Họ là tên tuổii mà thời học sinh ở HUế, chúng tôi rất ngưỡng mộ.
Sở dĩ chúng tôi bắt đầu bằng việc giới thiệu tập thơ này, để chứng minh về cái công đầu của tạp chí Sáng Tạo là phá bỏ cái khuynh hướng siêu thực mang âm hưởng kiểu Đinh Hùng cũng như phá bỏ những ước lệ mà hầu hết những nhà thơ miền Nambấy giờ theo đuổi.Thơ phải có vần điệu. Thơ phải là cõi mộng, chứ không phải cõi thực.
Thật vậy, hãy đọc những giòng mở từ Thi phẩm Tiếng Thơ Miền Trung này:
Hình-ảnh, Âm-thanh, Màu-sắc của Đất Trời hòa hợp với nhịp xao-động-vi-diệu của con tim và linh-hồn Thi-nhân tạo nên Thi-ca, một thế giới đầy Kỳ-Hoa, Dị-Thảo. Hôm nay, Thi-ca mở hội đón Ly-Tao với năm linh-hồn đẹp:
CAO-HOÀNG-NHÂN – THANH-NHUNG – THƯƠNG-NGUYỆT – TỪ-THẾ-MỘNG – VÕ-THÙY-LAM.
Những Linh-hồn đẹp đó đến từ Linh-diệu, trên một dòng sông xanh, bằng những chiếc thuyền hoa-hương, phát ra ánh sáng ngũ sắc.
Chưa khám-phá ra cái gì chứa đựng bên trong những chiếc thuyền bằng hoa và phảng-phất hương đó, chúng ta chỉ cảm nhận rằng, làn ánh-sáng thực là lung-linh, thực là mờ-ảo, vương-víu tâm-linh chúng ta. Chúng ta lặng-yên, làn ánh-sáng mơn-man, âu-yếm tâm-hồn. Chúng ta động khẽ, đưa thần-trí vào một vùng hư-ảo. Vốn là những người yêu cái Đẹp, cái Đẹp tuyệt-bích – êm như dòng sông xanh, trong như ánh sáng – dễ xao-động và tan-biến, chỉ bằng một rung-cảm tinh tế, chúng ta lặng-lẽ chiêm-ngưỡng.
Dòng-Sông-Xanh bất-tuyệt là Ly-Tao, một trong những chiếc Thuyền-Hoa- Hương là TIẾNG THƠ MIỀN TRUNG và làn ánh-sáng Ngũ-Sắc là những Thi-phẩm:
HỢP TẤU MÙA XUÂN – KHÚC NHẠC HOA LÒNG – HÀNH LANG XANH – MƯA HOÀNG HÔN – TIẾNG ÂN TÌNH.
(trích từ LỜi Mở của thi phẩm)
Lòng rạo-rực như mùa hoa chớm nụ
Ta bâng-khuâng ta yêu thương ấp-ủ
Ta cuồng-si ngây-dại và say-sưa
Tám hướng trời xanh mở rộng chưa vừa
Đôi mắt đẹp và mộng lòng trang-điểm
Ta khinh cuộc đời xem thường nguy-hiểm
Nhốt trời mây trong lớp học khô-khan
Bốn bức tường – Ôi u-ngục nhân gian!
(Cao Hòang Nhân – Hợp tấu mùa xuân)
Ta nhẹ bước dẫm lên ngàn cung điệu
Vườn ánh-sáng nở bừng hoa linh-diệu
Ôi tuyệt vời! Dáng dấp của thanh-vân !
Bay rập rờn, đàn hạc trắng vang ngân
Cùng suối biếc ngợi ca tình diễm-ảo
Chân run-rẩy và linh-hồn lảo-đảo
(Thanh Nhung – Duyên Xuân)
Nắng đổ máu trong linh-hồn hoang phế
Vàng rơi vàng điện ngọc nát đôi chân
Mây chiều bay trắng toát áo linh-thần
Sương thức giấc kinh-hoàng rơi vội vã.
Đường trần-gian hút sầu muôn vạn ngã
Bóng rợn-rùng thâm tím vết ngựa xe
Cây im-lìm khắc-khổ mộng chưa về
Để trăm lá phổi se mình vàng-vọt
Núi tù hãm cuộc đời ai thoi-thóp
Mộ đất nào cỏ cháy cả linh-hồn,
(Thương Nguyệt – Hoàng Hôn Ca)
Tuổi mười tám tôi viết bằng kiêu-hãnh
Bằng môi hồng, bằng cả trái tim say
Bằng lời hoa ươm chất ngọt tràn đầy
Bằng hương-sắc của mùa xuân kiều-diễm
Xem tình-ái như lâu-đài mầu-nhiệm
Xây bằng tim, bằng mắt và bằng môi
Bằng âm-thanh trong sóng mắt tuyệt-vời
Bằng ánh-sáng của không-gian hò-hẹn
(Từ Thế Mộng – Điệp Khúc)
Còn rất nhiều những bài thơ mang cùng một âm hưởng. Suốt cả tập thơ, hiếm thấy một bài thơ tự do nào có mặt. Thơ được đồng nghĩa với Giai Nhân, với cái Đẹp tuyệt bích….
Trụ Vũ – Một nhà thơ nổi tiếng khác, mà tên tuổi rất quen thuôc bấy giờ, cũng có một bài thơ rất hay. Đó là bài Vũ trường:
Nếu hồn ta là một vũ trường
Thì em chính là người vũ nữ
Mỗi khi em tuyệt vời nhảy múa
Hồn ta liền vang động thương đau…
(nguồn, tạp chí Nhân Loại năm 1958)
Có nghĩa là, thi ca không phải là đi khám phá cái mới, thường mang âm hưởng na ná, không sáng tạo, không mới, không phá bỏ xiềng xích của qui luật. Không đề cập gì đến thời thế hay lịch sử mà họ đang sống. Lý do dễ hiểu là họ sinh ở miền Nam, không bị chi phói bởi hiệp định Geneve. Họ không mang ý thức chính trị, như tự do, dân chũ mà miền Nam đang trải nghiệm. Nói tóm lại, văn chương, đặc biệt là thi ca tho, không ảnh hưởng thời cuộc bao nhiêu.
TTuy nhiên, có một tạp chí đã làm nổi sóng cái mặt hồ từ lâu phẳng lặng này. Năm 1956, tạp chí Sáng Tạo ra đời, ba93ng một bài phông, mà văn tài tùyy bút của Mai Thảo đã làm Saigon tở nên huy hoàng, rực rở hơn bao giờ. Không làm rúng động cái cõi bình lặng Rong kho6ng Trái lại, có một tạp chí đã làm một cuộc cách mạng bằng cách đòi pha bỏ, dứt khoát với cái cũ, từ văn học tiền chiến, đến Tự Lực Văn đoàn. Họ chủ trương đổi mới văn hóa mà họ xem là thủ cựu. Và lần đầu tiên, việc chống ọõng được đòi thanh toánhoàn toàn Về mặt ,.Trong khi đó, cũng vào năm này, ở Saigon một tạp chí văn học ra đời. Nó không phải là tạp chí văn học thưiờng tình, mà hơn thế nữa. Nó mang tham vọng. Tham vọng chối bỏ văn học tiền chiến. Tham vọng muốn biến Saigon làm thủ đô văn hóa, trong ý thức hệ giữa miền Nam và miền Bắc
(Còn tiếp)