Lại bão tuyết…

Sáng sơm mở cửa, thấy bên ngoài tuyết phủ mông mênh.  Người khách thời tiết ấy muốn vào thăm nhà chúng tôi , nhưng cửa đã đóng, nên để lại thảm tuyết dày trên bậc cửa. Tuyết đã che cả lối đi và driveway. Không thể ngờ những hạt tuyết li ti dập dìu trong thinh không chiều hôm qua, như bụi mù ấy, vậy mà chúng đã tạo nên một trận bão, để sáng nay, cả đường, cả phố phải trắng xóa ngập tràn để trường học, bưu điện phải đóng cửa, và TV phải  dành hết giờ để tường trình như là  tin nóng hàng đầu.

sandy 020
Bão Sandy viếng thăm khu chúng tôi. Hình chụp cách nhà tôi khoảng 50 feet.

Đối với tôi, trận bão  chẳng mấy làm bận tâm. Có quá nhiều trận bão, và có những trận bão còn khủng khiếp gần bội. Bão biển. Bão Sandy. Và cách đây một năm  là cơn bão stroke quật xuống Y.  mà hậu quả vẫn còn bám nặng trên thân phận chúng tôi.  Bởi nói đến miền Đông Bắc này, là nói đến những cơn bão tuyết thường xuyên rớt xuống. Có trận tuyết ít, dày khoảng 4, 5 in ches. Có trận, tuyết quá một feet. Có trận t được đặt cho cái tên là bão  tuyết thế kỹ, hay bão tuyết ác quỉ (monster) bởi vì nó xãy ra vào dịp Lễ Halloween… Nhưng trận tuyết này thì chẳng nghe có cái “nick name”. 7,8 inches đâu có hề hấn gì để mà xưng tụng !  Nếu có ảnh hưởng chăng là tôi phải xách sẻng ra cào bậc thềm, lối đi, và driveway. Cứ tưởng tượng đến cảnh mang găng tay, đội mủ trùm, còm lưng đẩy, hay xúc những  đám  tuyết dày  dặc kia, thấy lòng hơi  nặng.

Tuyết phủ ngập sân nhà (THT chụp)
Tuyết phủ ngập sân nhà (THT chụp)

trịch.
Nhưng mà, nếu không có tuyết, không có những trận bão trắng xóa ấy, có khi ta lại cảm thấy thiếu một cái gì đo, rất thân thuộc, rất quen biết, khi mùa đông trở lại vùng đông bắc này. Nhất là vào mùa Lễ. Nó biến ngày Giáng Sinh là Giáng sinh TRắng… Nó tô điểm thêm màu sắc đặc  biệt của mùa Lễ. Nó lạnh bên ngoài nhưng rất ấm ở trong nhà. Nó trắng xóa bên ngoài, nhưng trong nhà,  những chuỗi dây kim tuyết, những chiếc bóng đèn sặc sở lóng lánh dưới ánh điện. Nó cản bước chân giang hồ, để người trở về mái nhà xưa, ngồi bên lò sưởi,  hay quay quần bên chai rượu đỏ trong giờ  Nửa Đêm. …

Tôi rón rén bước vào phòng Y. Y. đã thức dậy. Tôi lại bắt đầu chăm sóc người bệnh như một cái máy.  15 phút sau là xong. Sau đó, tôi lại chui xuống hầm nhà. Đây là thế giới của tôi. Đây mới là cõi tôi nương tựa. Đèn lại bật, những chiếc máy in, máy cắt, máy ép lại hiện ra như những người bạn nhỏ. Những kệ ngăn đầy sách. Những chồng giấy la liệt.   Và đây là bốn chiếc computer trong network workgroup “THT” của tôi. Mỗi chiếc máy đều có phận sự riệng của nó. Máy này dùng để backup. Máy kia được dùng để in những máy printer xa. Lại thêm những máy scanner nữa. Tại ham đồ rẽ quá, nên mang về cho chúng có bầu có bạn.

Tôi lại ngồi vào máy. Bàn keyboard trước mặt, mà hai ngón tay không chịu gõ. Check lại Email.  Tôi phải gõ gì đây cho một ngày bắt đầu này.  Ghi lại cảm xúc của mình về một người nữ ca sĩ  xứ Huế mới qua đời là Hà Thanh . Hay dành thì giờ cho một forum về kỹ thuật. Vui bởi vì sự đóng góp của mình về những nan giải khi xữ dụng những printer OKI, hay HP ít ra không đến nỗi vô ích, như qua lá thư sau đây:

Your solutions helped 8,976 people on Fixya!
Keep up the good work. People love your solutions to their problems.
And, you’re only 1 point away from achieving your next milestone!

Hay ghi lại những trận bão đã xãy ra trong đời mình. Hay là tiếp tục cho một nỗi buồn mà tôi mang theo mấy hôm nay về một người  nữ  tài danh đã bị thảm sát vào ngày 10 tháng 6 năm 1975 tại Kampuchia cùng với con gái. Đó là nữ dịch gỉa Phùng Thăng. Người ta đã nhắc Phùng Khánh quá nhiều. Nhưng thử xem: các dịch phẩm quan trọng như Câu Chuyện Một Giòng Sông, Bắt Trẻ đồng xanh ngoài Phùng Khánh vẫn có một PHùng Thăng kế cận. Chẳng những thế chị còn có công mang cuốn La nausée của Sartre về cho văn học miền Nam bằng dịch phẩm Buồn Nôn được xuất bản năm 1966. Tác phẩm đã một thời gây chấn động,  ảnh hưởng rất lớn trong tâm hồn một thế hệ chiến tranh chúng tôi.

Tôi đã truy nguyên tại sao mẹ con chị lại bị chết thảm tại Kampuchia. Có phải tháng 5 – 1975, mẹ con chị ở trong số 515 người bị quân Pol pot cáp duồng khi chúng tấn công vào đảo Thổ Chu (châu) ở Phú Quốc. Đó là tài liệu tôi đọc được từ môt vài cuốn sách viết về tội ác của Kmer Rouge, và tại sao Pol Pot lại xua quân qua chiếm Phú Quôc… Số phận của 515 thường dân ấy đã bị bỏ quên bởi chánh quyền CS VN.  Và còn biết bao nhiêu người khác nữa. Để bây giờ,  tôi phải nhờ cậy vào một trang sách của Google book:Genocide in Cambodia- Documents from the Trial of Pol Pot and Ieng Sary - Google Books

(1)  Genocide in Cambodia: Documents from the Trial of Pol Pot and Ieng Sary  edited by Howard J. De Nike, John Quigley, Kenneth Robinson)

Làm sao chúng ta lại không thương xót cho một người phụ nữ chân yếu tay mềm, mà tác giả Thái Kim Lan từng ca ngợi:

“Phùng Thăng là bạn cùng lớp đệ nhất C tại trường Quốc học của tôi. Phùng Thăng hay bím tóc thành hai con rít, dáng cao gầy thanh thoát trong tà áo dài, gương mặt đẹp thanh tú như một tiên cô, rất ít nói, học rất giỏi, nhất là môn triết và văn chương.

Tôi còn nhớ là đã giật mình khi nghe bài luận văn về triết học Đông phương của chị, và đã thầm nghĩ, “người ni thật là trí tuệ và tài hoa”. Chị Phùng Thăng tỏ ra rất thông hiểu triết học Ấn Độ làm cho kẻ thời ấy còn háo thắng theo phong trào triết học Tây phương là tôi ngạc nhiên và nể vì.

Mãi về sau, trở về với triết học Đông phương và Phật giáo, tôi mới biết mình đã thua xa các chị về kiến thức Đông phương. Các chị đã thức thời đi trước.” (2)

(2) Thái Kim Lan: Câu chuyện dòng sông và dịch giả Phùng Khánh (nguồn Internet)

lại mang một thập tự một cách quá bi thiết như vậy. Tôi viết lên những giòng này với cõi lòng tan nát. Tuyết phủ trắng ngoài kia. Tuyết sạch và mềm như lụa như nhung như tâm hồn của chị, vậy mà có hai cái thập tự, giữa hàng trăm thập tự nổii lên trên cánh đồng chết, đầy những sọ, những xương cốt. Một thập tự lớn dành cho chị. Một nhỏ hơn dành cho cháu gái – con của chị. Thập tự ấy tôi đã dựng nên trong lòng tôi đây, thưa chị.

Chúng ta luôn luôn tri ân những người đã cống hiến đời mình cho một số đông. Phùng Thăng là một người trong số những người ấy. Chúng ta cũng từng thương cảm cho những tài hoa bất hạnh, vì nghèo khó, hay vì bị súng đạn cướp đi. Nhưng chúng ta không bao giờ nghĩ nỗi bất hạnh này lại khủng khiếp như vậy. Vậy mà đến bây giờ, vẫn chưa thấy cái danh sách 515 người bị cáp duồng ấy hay một hồ sơ mở lại để những người thân, hay độc giả có thể tìm đến, bươi lại đất, cào lại cỏ, tìm lại di cốt, mà dựng lại tượng đài.

Không ai làm, thì tôi làm. Tôi sẽ  làm.Như tôi đã làm trong 13 năm qua.  Dân lính thám kích mà. Dân từng đột nhập mật khu hù đám Sao Vàng mà.

%d