Văn học đô thị miền Nam ??? (Tản mạn – bài hai)

Nhãn hiệu “văn học đô thị miền Nam” không phải có sau 1975. Nó  được xuất hiện truớc 1975,  đồng nghĩa với “văn học nô dịch”, “văn học đồi trụy”, “văn  học hiện sinh”, “văn học thực dân kiểu mới” “nọc độc văn hóa”. Nó là một mũi dùi trong số những mũi dùi  tiến công mà cấp lảnh đạo miền Bắc tận dụng trong  mục đích  thôn tính miền Nam. Nó cũng là cái cớ là ngay sau tháng 4 –  1975,  để cả một nền văn học miền Nam bị truy diệt tận gốc, sách vở bị đốt hũy tận tình.
Chỉ cần google “Văn học đô thị miền Nam”, ta có thể hiểu tại sao lại có sự  đồng nghĩa ác nghiệt này. Đây là một ví dụ từ một lập luận rập khuôn đầy tiếng Anh tiếng Mỹ chứng tỏ mình là bực thức giả đầy bồ chữ:

“”Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân cả nước đang ở những năm tháng khốc liệt nhất. Phong trào đấu tranh văn hóa tư tưởng ở các đô thị miền Nam ngày càng trở nên sôi động với sự ra đời của Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc năm 1967. Chính sách xâm lăng văn hóa bằng cách du nhập ồ ạt văn học thế giới của Mỹ khiến cho thị trường văn học dịch hết sức xô bồ. Nhịp độ phát triển của sách dịch ngày càng mạnh chiếm tỉ lệ 60-80%, đến độ “ khuynh loát thị trường chữ nghĩa vùng đô thị” (Trần Hữu Tá, 2000, 20). Tràn ngập thị trường là những sách bạo lực, những truyện chưởng của Kim Dung, là tiểu thuyết tâm lý ướt át của Quỳnh Dao. (Chỉ riêng tác giả Quỳnh Dao, thống kê từ năm 1971 đến 1974 tại Thư viện Khoa học xã hội thành phố đã có 31 đầu sách xuất bản 39 lần). Tuy nhiên, có thể điểm một số tác phẩm có giá trị như của Lỗ Tấn, Léon Tolstoi, Dostoievski, Shakespeare, của nhà văn Mỹ chuyên viết về chủ đề Trung Quốc, đoạt giải Nobel năm 1938: Pearl Buck. Hoặc tiểu thuyết chiến tranh của Hemingway: Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro (1969), Mặt trời vẫn mọc (1973), 5000 đôla (1973), Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai… cũng chiếm được công chúng rộng rãi bởi tinh thần phản chiến và ngợi ca giá trị con người trong tác phẩm của nhà văn có kĩ thuật sáng tác mới mẻ này. Ngoài ra, thuyết hiện sinh, phi lý cũng tràn ngập trong các tiểu thuyết của các nhà văn Pháp như Albert Camus, J. Paul Sartre, hay Kafka, kịch Ionesco. Rồi bản thể luậnsiêu hình học của Heiderger, chủ nghĩa hư vô của Nietzche…trở thành những vấn đề mới lạ, hấp dẫn. Những giấc mơ của Poe, những câu chuyện phiêu lưu viễn tưởng, nhà thám tử hào hoa Dupin… không còn là lựa chọn hàng đầu. Người đọc giai đoạn này có quá nhiều nỗi kinh ngạc bàng hoàng để bận tâm hơn. Cái chết phi lý ngay trước mắt khiến cho người ta không còn thì giờ để suy ngẫm, phân tích nỗi khiếp sợ về nó nữa. Người ta đang chạy trốn cái thế giới “Dịch hạch”* trong “Buồn nôn”*, người ta đang trở thành “Người xa lạ”* với chính bản thân mình. “Con người phi lý không hy vọng, không ngày mai, không Thượng Đế” và cảm thấy “tự do bát ngát” vì hắn không cần hy vọng, ngày mai hay Thượng Đế. Hắn phải “SỐNG”, và “sống thật nhiều chứ không phải sống hơn (theo một nghĩa đạo đức)” (Thạch Chương, 1960, 78). Chứng kiến những thác loạn, hỗn mang, đau thương nhất của thế kỉ, đất nước chia cắt, chiến tranh thảm khốc, bom đạn rung trời, thân phận và tình yêu con người trước cái vô nghĩa của cuộc sống… đã trở thành những đề tài dữ dội chi phối tư duy và mọi sinh hoạt văn học nghệ thuật ở các đô thị miền Nam. ”

( Nguồn Internet : Hoàng Kim Oanh – Quá trình tiếp nhận Edgar Allan Poe – nhìn từ bức tranh dịch thuật)

Mãi đến những năm gần đây, cái ruột chứa trong  ve chai nhản hiệu ” văn học đô thị”  kia mới được các nhà phê bình, nhận định thuộc thế hệ trẻ sau này nhìn lại với một cái nhìn quay 180 độ: ” đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa hiểu và khai thác hết cái di sản văn học nghệ thuật nói chung hay thơ ca nói riêng của cha ông ở “khu vực” mà các nhà nghiên cứu hiện nay vẫn gọi đó là “văn học đô thị miền Nam” những năm đất nước còn bị chia cắt (– một di sản văn học được đánh giá là rất phong phú và đa dạng). Trong cái nhìn cầu thị và chân thành nhất, riêng ở chỗ này chúng ta cũng lại chưa kịp hiểu hết những tâm tư, tình cảm, những trăn trở của cha ông ta trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc trên dãy đất hình chữ S thống nhất. Một lần nữa có thể nói, chúng ta vẫn chưa kịp hiểu hết cha ông mà đã vội hát câu“ví dầu tình bậu muốn thôi/bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra” rồi.

(Nguồn Internet:  Nguyễn Trọng Bình –  Chưa hiểu hết cha ông thì đừng tính chuyện “soán ngôi” thơ ).

Hoặc:

“…Như vậy, trong quan niệm của các nhà lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam, dù theo khuynh hướng mỹ học nào, họ đều khẳng định một yếu tố có tính nguyên tắc trong sáng tạo của nhà văn đó là vốn sống. Bởi lẽ, theo Nguyên Sa “Sự sống liên đới với cuộc đời đó cần thiết hơn nữa cho người làm văn bởi vì đó là một trong những điều kiện sáng tạo” [20]. Song có vốn sống thôi chưa đủ, muốn sáng tạo, nhà văn cần phải sống thật với cuộc đời, phải trải lòng ra với cuộc đời. Cái “khát vọng thành thực” ấy đã hơn một lần được Hoài Thanh nói đến trong Thi nhân Việt Nam.Theo ông, một trong những điều làm nên sự kì diệu của Thơ Mới đó chính là khát vọng thành thực. Thi nhân không thành thực với đời thì không thể sáng tạo những bài thơ đốt cháy lòng người. Nhà văn không sống thực với cuộc đời, nhất định không thể sáng tạo được những tác phẩm văn học có giá trị và tồn sinh với cuộc sống. Như vậy, sống thật với cuộc đời cũng là một yếu tố quan trọng trong hành trình sáng tạo của nhà văn. Trong quan niệm của Trần Nhựt Tân “Nghệ sĩ có sống thật mới sáng tạo được. Tác phẩm đạt đến giá trị nghệ thuật là chính tác phẩm đã được sáng tạo từ một sự sống thật. Cho nên nếu nghệ sĩ sống thật với mình trước hoàn cảnh thì hẳn sáng tạo cũng nhằm nghệ thuật hóa những gì họ đang đã từng ôm ấp, suy tư băn khoăn, sống thật” [21] . Và ở một phương diện nào đó, theo chúng tôi, sống thật còn là biểu hiện sự trung thực của nhà văn trước cuộc đời. Nhà văn có sống trung thực với mình, với đời thì sáng tạo của nhà văn mới có giá trị. Không yêu ghét thật lòng thì tác phẩm do nhà văn sáng tạo ra chỉ là một sự ngụy tín. Vì theo Nguyễn Văn Trung “khi nhà văn viết văn, không thể không nói lên cái gì liên lạc với cuộc đời mình đã cảm nghĩ, đã sống, đã yêu, giận, ghét, đã bảo vệ đấu tranh” [22]. Và với Nguyên sa “Những tình cảm vui buồn đó cần thiết phải được xuất phát ra từ sự va chạm với cuộc đời” [23]. Cho nên trong suy nghĩ của Dương Nghiễm Mậu “Phải sống thực, thấy rõ những gì mình muốn viết, nhắc nhở mình viết cho gọn, sáng. Không nghĩ không sống thì lấy gì để viết? Trước đó là lựa chọn, sau là trau dồi, tôi luyện” [24].”

(Nguồn Internet: Trần Hoài Anh – Nhà văn trong quan niệm của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975)

Chúng ta không ngạc nhiên trước sự thay đổi quan niệm 180 độ  trên.  Internet đã mở ra bát ngát và mênh mông kiến thức và tầm nhìn.  Những tiếng nói đòi lại quyền được viết, được nghĩ, càng nhiều và càng được lắng nghe.  Đám cuồng tín giáo điều đã bị gạt ra ngoài sân chơi. Những tên tuổi mà một thời được đánh bóng, lớp trẻ xem là thần tượng, nay  đã bị lột trần cái võ giả dối hay hèn nhát. Hợac qua những lời thú tội ở cuối đời hoặc qua những hồi ký của người trong cuộc.  Trong các đại học, những luận án tốt nghiệp về khoa văn, thắp đưốc đi tìm không còn thấy HCM, hay TH, HC, CLV thời chống Mỹ, mà trái lại là Thanh Tâm Tuyền, là Sáng Tạo, là văn chương  đo thị miền Nam. Bằng chứng cho sự thay đổi quan niệm  là việc cho tái bản những tác phẩm mà tên tuổi tác giả trước đây được xem là cấm kỵ với chế độ. Tuy nhiên việc cho tái bản vẫn còn dè dặt, dựa vào những tác phẩm mà nội dung thì vô thưởng vô phạt.. Chỉ mới gần đây nhất, vào đầu năm 2013, thi phẩm “Ngậm Thẻ Qua Sông” của Phù Hư  mới là một hiện tượng lạ. Những bài thơ viết về thời làm lính “Mỹ ngụy” miền Nam,  có cả  ba lô nón sắt, với những câu thơ chan chứa tình người, tình yêu quê hương sống núi, tình đồng đội lại  được  Hội Nhà Văn tp HCM cho phép  xuất bản với tất cả những lời ngợi khen nồng nhiệt !

Đây có phải là cuối cùng là văn học miền Nam đã khôi phục lại danh dự ? Và cũng là lúc cái mà nền văn chương tuyên huấn, chỉ thị đã bị đào thải ?

Nhưng vẫn có một thứ  không thay đổi. Đó là nhản hiệu “văn học đô thị miền Nam”.

Hễ nhắc đến văn chương miền Nam là nhắc đến văn chương đô thị. Làm như tất cả đội ngũ người viết văn làm thơ đều được sống ở đô thị, và lấy đô thị làm xúc tác, môi trường để viết.  Làm như văn chương miền Nam chỉ quanh quẩn với phòng trà, vũ nữ, ăn chơi, ánh đèn màu, hay bị tiêm nhiểm bởi những triết lý hư vô, hiện sinh, nôn mữa… Làm như văn chương miền Nam chỉ bị bao trùm bởi bóng Sáng Tạo, với Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, hay những ngòi viết nữ như Nguyễn thị Hoàng, Nguyễn thị Thụy Vũ, Trùng Dương, Nhã Ca, Lệ Hằng ?

Như một người viết về nhận định văn học được xem là thuộc lớp mới là  Lại Nguyên Ân  đã kể:

 Mươi năm trước, lần đầu tới một thành phố miền Trung, tôi đã tò mò muốn hỏi xem tại thành phố này liệu có còn “nhà văn đô thị” nào (nghĩa là nhà văn từng nổi tiếng trong văn học đô thị miền Nam trước 1975) sống ở thành phố này không? Một cán bộ trong ngành văn hoá nói với tôi theo cách nói suồng sã giữa những người thân quen : “Không còn ai đâu ông, ai không di tản ra nước ngoài thì cũng đã chạy vào sống ở Sài Gòn rồi. Ông tính, siết con người ta như kiểu tuyên huấn nhà mình thì anh nhà văn cũ nào mà sống nổi ở địa phương? (nguồn Internet:  Mênh Mông chật chội chật chội mênh mông)

***

Vâng,  nếu hỏi có nền văn học đô thị không, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: Có.  Nhưng nó chỉ là một con  suối trong giòng sông văn chương miền Nam.  Nếu hỏi có những đề tài tình dục, hiện sinh, nôn mữa, vũ nữ, phòng trà, văn học mới du nhập từ Âu Mỹ không,  vâng, tôi sẽ trả lời có. Nhưng mà những đề tài ấy chỉ là những mảng màu thưa thớt để nói lên tính chất phong phú đa dạng đa màu của nền văn học miền Nam. Tính cách quyết dịnh văn học ở độc gỉa chứ không phải ở nhà văn hay nhà phê bình nhận định.   Bằng chứng là Sáng Tạo đã chết sau năm năm từ năm 1956 đến năm 1961.  Nhường lại cho Văn từ năm 1964 đến năm 1975 (11 năm), mà ngay số 18 tháng 9-1964 có chủ đề là Thơ Văn Có Lửa. Bộ ở đô thị có Lửa hay sao. NHớ rằng 1964 không phải là năm Mậu Thân 1968 đâu nhé. Sau số này, cứ vài ba tháng, Văn lại làm một số chủ đề giới thiệu những người viết mới, những cây bút trẻ, mà đa số sống và viết ngoài vòng đai SG. Số lượng độc giả tăng vọt mạnh hơn bao giờ.  Thơ văn có lửa bắt đầu thay thế cho thơ văn phòng trà, viễn mơ, cung đình. Thơ văn trẻ bắt đầu thay cho thơ văn than mây khóc gió, hay ngợi ca thân xác. Con quái vật chiến tranh đã vồ chụp lên một thế hệ, để từ đấy những trang sách báo cũng đầy ngập  những nảnh vở vụn của võ đạn trái pháo và tâm hồn con người. Văn chương Đô thị chỉ là một thứ xa xí phẩm !

Van 38

Bài liên quan:  Văn chương đô thị ???

%d