Di sản văn chương miền Nam: Con Đuông va lục bát Cung Trầm Tưởng

Bởi vì văn chương không cần chọn chỗ, nhưng chọn xấp giấy và cây viết. Nhờ xấp giấy và cây viết, mà cùng khắp miền Nam, chữ nghĩa văn chương được chắp cánh để bay về SG và đóng góp cho một nền văn học lẫy lừng, để chúng ta phải ngẩng đầu dù miền Nam không còn nữa.


Nền văn học miền Nam trong thời chiến không phải chỉ được đánh giá qua những tạp chí, những tác phẩm được xuất bản tại Saigon. Bởi ở SG, dĩ nhiên, thường ưu tiên cho những người cầm bút có may mắn và có điều kiện.

Bởi vì văn chương không cần chọn chỗ, nhưng chọn xấp giấy và cây viết.  Nhờ xấp giấy và cây viết, mà cùng khắp miền Nam,  chữ nghĩa văn chương được chắp cánh để bay về SG và đóng góp cho một nền văn học lẫy lừng, để chúng ta phải ngẩng đầu dù miền Nam không còn nữa.

Một ví dụ là nhà xuất bản Con Đuông ở Cần Thơ. Một nhà xuất bản không giống ai. Các tác phẩm của Con Đuông hầu hết đều quay ronéo (trừ truyện vừa Một nơi nào để nhớ của Trần Hoài Thư  ruột  được in typo  tại Vĩnh Long), và bìa được  vẽ bằng tay bởi họa sĩ Lê Triều Điển. Không phải vài cái bìa, nhưng hàng trăm. Tất cả chỉ tặng biếu.

Sau đây là bìa chụp lại từ thi phẩm Lục Bát Cung Trầm Tưởng, Con Đuông trình bày và thực hiện lần thứ nhất 100 tập tại Cần Thơ vào năm 1974, phổ biến trong thân hữu. Tranh bìa: bố cục vẽ tay của Lê Triều Điển. Xin nhắc lại, 100 bìa với 100 tranh  không phải in ở nhà in mà vẽ taycả 100 cái ! Đó là chuyện khó tin nhưng có thật. Chỉ có những người yêu mến văn chương nghệ thuật mới bỏ công ra như vậy.

(Click vào bìa đọc toàn nội dung)

 

%d bloggers like this: