Viết lúc 4 AM: Lấy chảo điện làm dụng cụ đóng sách. Đừng nên xem thường đồ thổ tả nhé!

Sáng nay, tôi xin được chia sẻ với bạn về một sáng kiến trong việc đóng sách.
Bạn thử  lên Ebay và search “thermal binding machine” hay “binding machine”, hay perfect binding machine, bạn sẽ thấy giá cả của chúng, một máy cũ cũng tính sơ sơ là $100.

Tưởng cũng nhắc lại, thermal binding machine là loại máy được dùng để đóng sách, tài liệu, catalog, không phải bằng kim, bằng chỉ, khâu tay, mà qua cách nướng keo để khi keo chảy, gáy bìa ép vào gáy sách và để cả những trang ruột được ép chặt vào nhau, không bị sút.

Phương pháp này được gọi là phương pháp perfect binding. Tức là phương pháp đóng sách bằng loại keo nóng.(Hot melt glue binding or perfect binding method). Hầu hết sách Mỹ hiện nay đều được thực hiện bởi  phương pháp này.

Hiện tại tôi có 5 chiếc máy binding machine như vậy, được mua từ E Bay, giá trung bình khoảng $100.

Mỗi lần binding (nôm na là nướng), ta bỏ cuốn sách vào gáy bìa trong, và bỏ tất cả vào trong máy. Tùy theo độ dày của sách, sau một thời gian máy tự động reo, để ta biết việc binding được hoàn tất. Tuy nhiên, cái việc máy reo này không bao giờ đúng lúc. Chúng ta phải nướng thêm một lần nữa, việc binding sách mới có kết quả tốt.

Vì sao?

Thứ nhất là vì độ chảy của keo tùy theo loại keo. Trong khi mấy ngài kỹ sư thì nghĩ độ chảy của keo tùy thuộc vào bề dày của sách. Có loại keo nhiệt độ chảy vào 200 độ F. Có loại keo nhiệt độ chảy trên 300 độ F.

Như vậy, từ cái máy hào nhoáng ấy, ta thấy hai điều khiếm khuyết và bất tiện:

Thứ nhất là mỗi lần binding chỉ binding một cuốn sách.

Thứ hai là máy không làm đúng như chu kỳ mà máy ấn định. Điều này khiến ta phải mất thì giờ canh chừng, binding đi binding lại.

Máy binding hiệu GBC mua từ Ebay, mỗi lần binding chỉ một cuốn sách

Sáng kiến của Trần Hoài Thư:

Chảo điện. Trên đặt một tấm vĩ nướng thịt. Giấy lót vào chảo điện.

Hình trên là cái chảo điện để chiên cá. Trên chảo là tấm vỉ, được ngăn nhau bằng những ngăn tùy theo độ dày của cuốn sách. Bạn thấy ngăn rộng dành cho loại sách dày (khoảng 400 trang), và ngăn hẹp dành cho loại sách mỏng. Bạn thấy ít nhất là 10 ngăn, cho 10 cuốn sách bỏ vào. Nhớ là phải lót 2 tờ giấy trắng để đề phòng keo chảy loang ra trên chảo, làm bẩn gáy cuốn sách.

Và đây là cái máy “thổ tả”  trong khi binding:

máy thổ tả với 6 cuốn sách binding. Mỗi cuốn dày 414 trang

Ta điều chỉnh nhiệt độ chảo điện từ  250 – 300 độ F. Nhìn vào chảo, xem keo chảy. Nếu keo chảy ra trên giấy, ta rút sách ra và ép.

Với máy “thổ tả” của THT này, ta chỉ tốn khỏang $5 mua chảo cũ. Mỗi lần binding đến 6-10 tập sách, tiết kiệm điện, tiết kiệm công sức. Vô cùng!

Vì vậy, xin đừng xem thường máy thổ tả nhé.

Và sáng kiến này không xin bằng độc quyền chất xám. Quí bạn cứ tùy ý khai thác!

2 Replies to “Viết lúc 4 AM: Lấy chảo điện làm dụng cụ đóng sách. Đừng nên xem thường đồ thổ tả nhé!”

  1. Tôi thấy cách này rất hay, tuy nhiên tôi chưa được hiểu lắm – nên dùng loại keo nào và bỏ keo vào dâu ? Khi keo tan chay thì cho vào cái gì để ép ? Mỗi lần nhiều sách quá làm sao ép kịp. Xin bác tư vấn dùm – và để liên lạc xin Bác gửi qua email loanhuynhyt@yahoo.com. Cảm ơn Bác

  2. Hay quá, nếu bác Thư tìm cách tự chế ra loại keo nướng thì tuyệt. Thú thực là mua loại keo này cũng tốn tiền!

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading