Theo em

Lâu tôi không post bài. Không phải tôi cạn ý, hay mõi mệt. Không đâu. Ý tôi nhiều lắm. Nhiều điều cần phải nói ra, cũng như cần phải chửi thề cho đả. Còn mõi mệt thì có thật. Mắt mờ. Răng rụng. Tấm thân thì mong manh. Hai chân bước như quờ quạng… Nhưng chưa đến nổi phải buông xuối. Còn sức. Còn nước thì còn tát.

Tôi đã bắt đầu gởi TQBT số mới – số 67- đi khắp nơi. Lần này, thêm phụ tập Tản Mạn Văn chương tập I, một phụ tập của TQBT kỷ niệm ngày TQBT bước vào năm thứ 15. Đây là một cách để tri ân bạn đọc, và cũng nói là lão THT này vẫn còn gân. Lão vừa viết. Vừa in, vừa đóng, cắt, và mang ra bưu điện. Vừa làm nội trợ, đi chơ nấu ăn, giặt quần giặt áo, vừa tập mang tiếp cái khổ nạn của bà vợ mấy mươi năm. Cái khổ nạn vô hình mà nặng như đá tảng.

Chắc có bạn bảo vì ta lo in ấn, nên bỏ bê bà xã, để bả bị hết stroke này này đến stroke khác. Quả thật ta mà có khả năng như vậy, thì giờ đây ta được tung hô lên tận trời xanh, một bậc vĩ nhân sinh ra để cứu nhân độ thế..đâu còn là lão già tận mạt thảm nảo như thế này.

 

Nhưng mà không sao, để rảnh ta sẽ viết sách. Ba năm chăm sóc người bị đột quị, từng giờ, chứ không phải từng ngày, rất nhiều kinh nghiệm ta được học. TBao nhiêu lọai thuốc ta thuộc nằm lòng, cách thức làm sao để thay quần thay áo thay tả, giúp người bệnh ăn uống đến  đi vệ sinh… Phải nuốt cái nghẹn to lớn ở cổ họng khi người bệnh lên cơn…
Rồi bây giờ, lại học bài học làm một lão già nấu ăn nấu uống, giặt quần áo cho vợ, và tập cho quen nỗi cô độc rợn người khi chạm phải cái bảo tàng viện của người bạn đời bỏ lại. Cái bảo tàng viện của người con sống chứ không phải người chết.

Chiều hôm qua, lại thêm một người ở nursinh home chết. Người nữ y tá đến từng phòng đóng cửa phòng lại, mục đích không cho những người bên trong thấy cảnh cáci xác được đẩy qua  cửa.

 

 

ừ kinh nghiệm  của một kẻ chăm sóc về vật lý (physycal thrapy), đến tâm lý. Từ kinh nghiệm của kẻ làm chồng làm sao tắm r8ủa, làm sao thay tả khi người bệnh đi vệ sinh, làm sao mang người bệnh từ giường xuống xe lăn, lhay từ xe lăn lên lại giường, …  kinh nghiệp làm sao đưa người bệnh vào xe, mang người bệnh ra khỏi xe… Kinh nghiệm làm sao khi ta ở ngoài vườn, dưới hầm nhà in ấn, biết vợ cần chạy đến ngay lập tức. Kinh nghiệm nghe chửii mà cười. Nghe hận mà cười. Cười để chảy nước mắt trong lòng. Kinh nghiệm về những lọai thuốc làm lõang máu mà bá sĩ hay bệnh viện cho. Thuốc nào dành cho người bệnh bị dị ứng aspirin. Thuốc nào làm người bệnh phải xuất huyết vì làm máu quá lỏang…. Rồi thuốc giảm độ đường, thuốc giam  áp huyết máu cao… thuốc trợ tim… Mỗi ngày mấy viên. Người bệnh sợ thuốc thì dùng vũ lực…
Nhưng ta chịu thua, khi buổi trưa ta amng người bệnh đến nhà hàng, để người bệnh ăn món mà người bệnh ao ước.

a75tcho hầu hạ một ngưiời bịnh liệt giường liệt chiếu.

Thử tưởng tượng một mình trong căn nhà rộng rãi, gồm những đồ d8ạc, tranh ảnh quần áo mà chủ của chúng ba năm nay chưa hề đụng, và giờ đây, thì nằm trong viện dưởng lảo. Tôi bỗng liên tưởng đến một bảo tàng viện, của người còn sống. Như vậy  tôi phải làm gì trong cõi cô liêu đầy nước mắt này, khi mà tôi muốmn đập hết, phá hết…. Có lần tôi lên lầu, phòng thờ phượng mà Y. khi còn ở nhà, đêm nào cũng có mặt cả tiếng đống hồ. Tôi chảy nước ma91t nhìn những lư nhang tro lạnh, màu tối che khuất thay vì ành đèn màu sáng lung linh… Thú thật, tôi ít khi có mặt nơi này… Mỗi người có một cách tin khác nhau. Nhưng tôi không thích chứng tỏ niềm tin bằng hình thức, mà bằng trái tim.
Vậy mà, nhìn mấy tấm hình chưng trên bàn thò, cha mẹ Y. cha tôi… tự nhiên tôi không cầm đưôc nước mắt. Tôi khóc òa. Tôi kêu những người trong hình trở dậy, thương dùm Y. cứu Y. khỏi khổ nạn. Rồi tôi đốt thẻ nhang. Lại hình thức. Nhưng mà không hiểu sao tôi lại đốt.

Tôi khóc mùi, rồi xuống lầu. Hai chân tôi như không còn muốn vững. Yếu lã. Đến nỗi tôi phải vịn lấy cầu thang mà từ từ bước xuống.

Nỗi yếu đuối này giống như mỗi lần tôi từ nursing home ra về. Khi vào, bắt đầu duyệt qua những quan tài chưa đậy na91p ở các phòng hai bên hành lang, đã thấy buồn, thì khi ra về, nỗi buồn càng gia tăng. Nó như nghẹn ở  cổ, nặng ở đôi chân. Y. càng ngày càng tội. HÔm qua, kêu tôi phải gọi điện thọai cho một ngui72i thân mà Y. nói mới gọii, nhắn trong máy. Hôm qua, kêu tôi chở đi chợ. Thỉnh thoàng cứ nói như kẻ vô hồn… Tôi hiểu đó là triệu chứng của bệnh lẩn… Tôi xúc đồ ăn, ra lệnh Y. hả miệng để đút muổng vào miệnh, như sau đó Y. lại ngậm, lắc đầu….
Trời ơi… Tôi phải làm gì.

May mà cí cái iphone. Tôi mở nhạc để Y. nghe. Chúng tôi cùng nghe. Một đổi tôi thấy Y. ngủ. Tôi thu dọn đồ đạc, mang khay đồ ăn trả lại nhà hàng, lấy quần áo dơ mang về giặt. Phải chi những ngón tay của Y. có thể xữ dụng được thì tôi sắm cho Y. một Ipad. Nhưng đàng này, tay Y. không thể xữ dụngh để turn on, off hay play như ý mình…

Bây giờ niềm vui của tôi và của thằng con tôi là khi thấy Y. ăn được cơm. Thằng con gọi tôi và câu hỏi đầu là mẹ ăn được không ba ? Tôi có nhiệm vụ báo cáo.

Trên d8ường lái xe trở về nhà, tôi suy nghĩ nên nấu món gì. Mấy hôm nay ăn toàn cá cơm kho, canh nấu rau với tàu hủ chiên hoài, coi bộ Y. ngán. Thằng con khuyên nên để mẹ quen, mệ đói thì trui71c sau phải ăn… Tôi nói thấy mẹ tôi quá. Ba không nỡ..

 

 

 

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading