LỊCH-SỬ VÀ Ý-NGHĨA THƠ TỰ – DO của NGUYỄN-NAM – CHÂU

VHAC số 15, 16, 18)

 

J‘ai essayé d’inventer de nouvelles fleurs,

de nouveaux astres, de nouvelles chairs, de nouvelles langues.

J‘al cru acquérir des pouvoirs surnaturels. Eh bien! Je dois enterrer mon imagination et mes souvenirs ! Une belle gloire d’artiste et de conteur emportée !”

ARTHUR RIMBAUD.

“ Tôi đã thử tạo ngàn hoa mới với tinh cầu, xác thịt tinh khôi, với ngôn ngữ lạ đời. 

Tôi ngớ mình chiếm được uy-lực siêu việt. Bởi vậy, tôi đã phải chôn – vài trí tưởng tượng và bao kỷ niệm êm đềm ! Một vinh dự nghệ sĩ tươi đẹp và một vinh dự điên khùng khi kể chuyện bông lông !”

Nói tới Thơ Tự Do có kẻ yêu người ghét. Nhưng nhiều khi cả 1 người yêu lẫn kẻ ghét kia lại đều không hiểu rõ ý nghĩa và đòi hỏi sâu xa đặc biệt của lối thơ ấy. Người yêu thơ tự do nhiều khi chỉ thấy ở nó một sự phóng khoáng trong lối diễn tả và những hình ảnh tân kỳ đem lại cho họ những cảm giác và ý nghĩ mới mẻ thay vào những món ăn cũ kỹ mà trước kia họ vẫn từng thưởng thức quá nhiều. Họ không biết đến cái sắc thái đặc biệt cũng như cái vẻ đẹp sâu xa của thơ tự do. Thậm chí nhiều khi cả đến một số người làm thơ tự do nữa cũng không đi xa gì hơn. Họ thấy những người khác, những thi sĩ ngoại quốc làm thơ tự do, với những câu không niêm không vận, với những hình ảnh và tư tưởng dị kỳ, họ liền bắt chước làm như vậy để tung ra một thứ kiểu cách khác đời, khiến cho thiên hạ chú ý, và chiếm lấy một tên tuổi nhất thời. Thành ra thơ ca của họ có một vẻ tăm tối, lập dị không chứa đựng một thị tứ nào, không gợi lên được ý tưởng tình cảm hay hình ảnh cảm giác nào thắm thia trong tâm hồn người đọc. Như vậy đã vô tình gây thêm mầm ác cảm trong tầm tưởng của một số người chân thành yêu thơ. Đề bào chữa cho sự khuyết điểm nông cạn của mình, họ thường bảo rằng độc giả chưa hiểu họ, chưa đến trình độ cảm thông được lối thơ của họ: thật là một lối khinh thưởng độc giả quá lắm. Thi cứ nói thẳng ngay rằng thơ của họ dở quá có phải là biết điều hơn không.

Còn những người ghét thơ tự do nhiều khi rất thành thực. Bởi vì họ vẫn có một định kiến rằng hễ đã là thơ thì về nội dung phải có một thi tử gợi cảm tự nhiên của nó, về hình thức phải có niêm luật đều đặn, nhịp nhàng theo âm vận hẳn hoi. Có định kiến như vậy cho nên khi nhìn thấy thơ tự do với những câu ngắn dài không niêm vận, không nhịp nhàng theo hình thức kia, họ liền cho chỉ là một thứ văn xuôi trá hình và lập dị của một đám người ngông cuồng muốn lòe thiên hạ. Hơn nữa vì một it thi sĩ chưa nắm vững được thơ tự do mà tôi vừa kể trên kia, . khiến cho các độc giả này càng vững tin hơn nữa ở những thành kiến của họ: thơ tự do tối tăm, cầu-kỳ, lập dị, không phải là văn xuôi mà cũng không phải là thơ nữa.
Thực sự, Thơ tự do có một sắc thái và một bản vị riêng biệt của nó. Tuy đôi khi những hình ảnh diễn tả có rời rạc nhưng vẫn phải có một thứ nhất trí trong toàn khối nội dung của nó. Và bề ngoài về hình thức tuy có vẻ thiếu cân đối nhịp nhàng không như thơ cũ, nhưng lại có một thứ nhịp điệu riêng biệt xứng hợp với hồn thơ và cái nội dung đặc biệt của thi tứ. Và sự tự do trong nội dung và hình thức kia không phải chỉ là do một sự phóng túng bừa bãi, nhưng là đòi hỏi thiết yếu của một thứ hồn thơ đặc biệt.

Nói tóm lại thơ tự do phải khác hẳn văn xuôi, vì nó vẫn phải có một thứ thi tứ và nhịp điệu đặc biệt của nó. Chỉ khác là thi tứ ở đây do một thử tâm trạng và hồn thơ mới mẻ của thời đại và cái nhịp điệu ở đây đi sát với hồn thơ, nói cách khác, đi sát với tâm trạng người thơ, chứ không còn phải theo khuôn khổ định sẵn như trường thơ cũ (chữ cũ ở đây gồm cả thơ mới cân phương). Tất nhiên một loại thơ như thợ tự do  sẽ có nhiều ưu điểm của nó, những trụ điểm mà thơ xưa không thể có, đồng thời nó cũng sẽ phải chịu nhiều thứ khiếm khuyết không thể tránh được. Do đó, người biết sử dụng sẽ có thể tạo nên những tác phẩm thiệt hay; trái lại kẻ chưa nắm vững được nó sẽ chỉ có thể tạo nên những quái thai kỳ dị. Nhưng dù hay dù dở, thơ tự do không phải chỉ là một sản phẩm tùy ý lựa chọn, nhưng là một thứ đòi hỏi thiết yếu của những tám trạng đặc biệt. Nếu thi nhân không cảm thấy phải diễn tả tâm trạng của minh bằng lối thơ này thì tốt hơn là cử sử dụng theo lối thơ niệm luật. Thơ tự do sẽ chỉ dành cho những đứa con riêng của nó.

Nói đến đòi hỏi cần thiết, tức là nói đến một sự không thể làm khác được. Thơ tự do có một ý nghĩa đặe biệt mà thơ cũ không thực hiện nồi, cho nên người thơ mới phải đi tìm đến nó. Và trong cuộc đi tìm nó về, người thơ đã phải từng phen tranh đấu gay go. Cả lịch trình chiến đấu và gây dựng kia tạo nên một thứ lịch sử cho thơ tự do. Qua lịch sử ấy, người thợ đần dần xác định được ý nghĩa phong phú và khẩn khiết của lối thơ này. Vậy muốn hiểu được ý nghĩa phong phú của nó chúng ta nên bắt đầu bằng việc diễn lại quá trình gây dựng của nó.

 

 

 

 

LỊCH SỬ THƠ TỰ DO TẠI PHÁP

 

Nous voulons, tant ce feu nous bru^le le cerveau,

Plonger au fond du gouffre, Enfer ou Ciel, qu’importe ?

Au fond de l’Inconnu, pour trouver du nouveau !

(Beaudelaire, trong bài Le Voyage).

 

Chúng tôi muốn, khi lửa hồng theo óc,

Đắm mình vào đáy thẳm của vực sâu

Tìm Tân-Kỳ nơi Cung Cấm Nhiệm Mầu.

Thay mặc kệ ! Dầu Thiên Đường, Địa Ngục !

(Nguyễn Nam Châu dịch) 
Trong thơ cổ Việt-Nam đã có những lối diễn tả và một ít hình thức giống thơ tự do bây giờ. Nhưng cũng có nhiều điểm khác hẳn, nhất là về ý nghĩa cùng sự đòi hỏi sâu xa của nó. Vả chăng lối thơ xưa không phải là nguồn mạch khơi ra thề thơ tự do ở Việt-Nam hiện nay. Phải nói ngay rằng lối thơ tự do trên thế giới bây giờ có một ý nghĩa đặc biệt do tâm trạng thời đại đòi hỏi và thể hiện ra. Nó là kết tinh của rất nhiều sáng kiến và đòi hỏi của các trường thơ tại Pháp từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Vậy muốn hiểu ý nghĩa của thơ tự do hiện đại, chúng ta nên đi vào nguồn gốc thực thụ của nó thì hơn.

 

Thơ tự do có một nội dung phức tạp diễn tả được toàn diện con người và đòi hỏi một hình thức, một nhịp điệu đặc biệt xứng hợp để diễn tả cải nội dung phức tạp. kia. Thơ tự do vượt quá nội dung và khuôn khổ của mọi thử thơ niêm vận cũ. Nó là kết quả của các trường thơ Tượng Trưng (Symboliste), Suy-Đồi (Décadent). Vần Tự-do (vers-librisme). Toàn – Vẹn (Integrisme), Đồng – thanh (Unanimisme), Tương-Lai (Futurisme) Đa-đa (Dadaisme), Lập Thể (Cubisme) và Siêu-thực (Surréalisme) v.v…, nghĩa là tất cả các trường thơ phát sinh ở Pháp và Ý (trường Tương Lai) trong đầu thế kỷ này, và nhà Văn học-sử Pháp, ông Gustave Lanson đã định nghĩa vắn tắt như sau:

« Trường thơ Toàn-vẹn nhằm diễn tả đời sống toàn diện, nhờ trực-giác ; trường Đông-thanh đạt lại địa-vị cá nhân vào sống tập thể : tất cả trong một người, một người trong đoàn thể. Trường Tương Lai muốn vứt bỏ mọi thứ dụng cụ phân tách như luân-lý và văn-phạm, và không quan tâm đến việc xếp đặt liên tục các từ ngữ thành câu cá có vghĩa lý, mà chỉ muốn nhờ đến sự bột phát liên tiếp các danh từ, tính từ hay động từ đề bộc lộ đồng một lúc các cảm giác phong phú và mơ hồ do thực tại quanh ta mang lại. Trường Đa Đa  nếu nó không phải là một cách diễn tả cái vui vẻ trẻ trung của thanh niên, thì cũng là một cách tự do buông lỏng các từ ngữ do khoảnh khắc của bản năng xô đến, đồng thời cũng là một cách phế bỏ lối dùng từ ngữ để diễn tả sức sinh hoạt nội tâm trước kia. Trường Lập thể, trái lại, chính là một quan niệm hoàn toàn có tính cách suy tư, trừu tượng và khoa học về nghệ thuật, muốn tiêu trừ hết mọi thứ cảm xúc bất kế theo nghĩa nào : như khoái lạc, xúc động, ngay đến cảm giác nữa, đồng thời cũng loại trừ hết các hình thức cảm giác do các cách cảm thụ của chúng ta từ trước đã tạo nên. 

Phái Lập thể một bên, thái Tương Lai và Đa-Đa một bên, làm thành hai thái cực của nghệ thuật. Phái Lập thể áp dụng mạnh nhất vào nghệ thuật điêu khắc và hội họa, nhưng cũng có áp dụng đôi chút vào văn thơ, trong không được vững chắc lắm » (G. Lawton, trong Histoire de la Littérature française, Hachette, 1950, trang 1167).

Như chúng ta sẽ thấy, thơ Tự Do sẽ mang tất cả những đặc tính của các trường thơ kề trên: sự phá bỏ luận lý và văn phạm trong hình thức ; sự diễn tả con người toàn diện trong tập thể, con người của bản năng, trực giác, cảm xúc, tâm tình và tư tưởng; sự bắt trí tuệ phải tập trung thành một bức họa nhất tri về nội dung trước những hình ảnh buông lỏng lộn xộn theo cảm xúc và trực giác nhất thời.

 

 

 

Có người bảo thơ Tự Do bắt đầu từ Tristan Tzara hay Guillaume Apollinaire. Đó là sai lầm. Ít ra, thơ tự do với ý nghĩa và bộ mặt của nó ngày nay, phải bắt nguồn từ ông tổ của thi phải Tượng trưng là Beaudelaire (1821-1867). Những thi-tử và hình thức cũ không còn thể hiện nỗi khát vọng bao la, cuồng nhiệt của ông nữa : nỗi khát vọng Vô Biên, cải khát vọng mà xưa kia Lamartine đã từng đòi hỏi :

“ Hình hài thì có hạn,

Thị dục lại vô cùng,

Người: kiếp tiên đọa lạc

Nhớ mãi chốn Thiên Cung”

(Lamartine).

Cho nên, năm 1859, Beaudelaire đã sáng tác bản “Hành Trinh” đề đi tìm vực thẳm của khát vọng vô biên ấy :

“ Chúng tôi muốn, khi lửa hồng thiêu óc,

Đắm mình vào đáy thẳm của vực sâu

Tìm Tân Kỳ nơi Cung Cấm Nhiệm Mầu, 

Thân mặc kệ! Dầu Thiên Đường, Địa Ngục !

 

Cải Đáy thẳm của Vực sâu, cải Tân-Kỳ nơi Cung Cảm nhiệm mầu ấy, trong văn thơ, chính là một thi tử và một hình thức mới lạ ông sẽ tạo ra:

“Có ai  trong chúng ta lại chẳng có những ngày tham vọng muốn mơ tưởng tới những vẻ kỳị diệu của một thứ văn xuôi thơ mộng (prose poétique) một thứ văn xuôi có nhạc điệu mà không cần nhịp vận (musicale sans rythme et sans rime) vừa khả uyển chuyền lại khá chập chững đề có thể thích ứng với những biến động trữ tình của tâm hồn, thích ứng với những đợt sóng chập chờn của mơ mộng, và thích ứng với những biến chứng đổi thay của ý thức hay sao ?”

Đó là những lời giải thích và khai mặc cho năm mươi bài “Thơ bằng văn xuôi” (Poèmes en prose) của ông trong tập Spleen de Paris của ông. Tôi thử trích một đoạn trong bài “ Mời Say” (Enivrez-vous):

“Ta phải say luôn. Mọi sự đều ở đó : vấn đề duy nhất. Đề ta khỏi bị cảm thấy ám ảnh bởi gánh nặng ghê tởm của Thời gian đang chèn vỡ đôi vai, và dấn đầu anh cúi xuống đất kia, thì anh phải say sưa không ngừng. Nhưng say sưa cái gì mới được chứ ? Say rượu, say thơ hay say  nhân đức, tùy ý. Miễn là say sưa”. 

“Và nếu đôi khi, trêu bực thềm cung điện, trên cỏ xanh miệng hố, trong cô đơn chán nản của căn buồng, khi anh tỉnh giấc, mà thấy cơn say đã nguôi rồi, thì hãy hỏi gió, hỏi sông, hỏi sao, hỏi chim, hỏi đồng hồ, hỏi tất cả những gì đang trôi chảy, bỏ hết thảy những gì đang rêu thanh, hỏi tất cả những gì đang lăn đi, đang ca hát hoặc đang lên tiếng, hãy hỏi xem mấy giờ rồi ; và gió và sóng và sao và chim và đồng hồ, hết thảy sẽ đồng thauk trả lời:” đây là giờ để say sưa ! Để khỏi phải làm nô lệ tử hình của Thời gian, bạn hãy say sưa ; hãy say sưa không ngừng ; say thơ, say rượu, hay say whân đức, tùy ý ”.

 

Trong các bài thơ văn xuôi của Beaudelaire, ta vẫn còn thấy sự liên tục của ý tưởng, nhưng đã nhuốm một màu sắc thơ mộng nhẹ nhàng, một thứ nhịp điệu thanh thoát không còn giống như văn xuôi thực thụ nữa.

 

 

Nhưng đến Arthur Rimbaud, thi sự Tân Kỳ mới được thể hiện hoàn toàn. Không những thể thơ tự do mà còn cả đến các hình ảnh cũng lộn xộn chen nhau đến tùy theo cảm xúc, ảo giác cuồng dại của thi nhân. Các hình ảnh như đến từ một thế giới thần tiên hay ma quái, như trong một giấc mộng dị kỳ. Rimbaud nói:

 

 « Tôi thử tạo ra những thứ hoa mới lạ, những vì sao và xác thịt tinh khôi, những ngôn ngữ lạ đời » (Une saison en Enfer).

« Tôi bảo phải trở thành một kẻ ảo kiến (le voyant), tự làm kẻ ảo kiến. – Thi sĩ phải thành kẻ ảo kiến nhờ một sự phóng đãng bao la, lâu dài sáng suốt về mọi phương diện. Mọi hình thức  yêu đương, đau khổ, điên cuồng ; thi sĩ tự khám phá tâm hồn mình, múc cạn  mọ thứ thuốc độc trong tâm hồn và chỉ để lại những gì là tinh túy » (Thư gửi Paul Demeny, 15-5-1871). 

« Tôi trở thành một Vũ kịch hoang đường » (opera fabuleux).

« Tôi ghi lại những gì quay cuồng lảo đảo » (vertiges).

« Tôi tập cho quen đi vào thế giới ảo giác đơn giản : tôi thấy những xe ngựa phóng trên đường về trời, những căn phòng tiếp khách dưới đáy hồ nước ; thấy những ma quái, những nhiệm mầu ». 

(trong Alchimie du Verbe & tập Une saison en Enfer).
Tóm lại Rimbaud muốn tập cho mình đi vào ảo giác ; trong giấc mơ ảo giác đỏ, thi nhau để mặc cho trí tưởng tượng xông vào cõi tiềm thức. Tất cả những hình ảnh có thực ngoài cuộc đời pha trộn vào những hình ảnh của khát vọng, tự do phát hiện, chen lẫn nhau, quay cuồng như say sóng. Rimbaud muốn ôm ấp và diễn tả vũ trụ bằng những ảo giác ma quái và những tiếng thơ lạ kỳ: vũ trụ ở đây giống như một con tầu chìm đắm, vỡ tan thành muôn vàn mảnh múng, trôi giạt vật vờ giữa sóng mênh mông ảo huyền của Đại Dương. Những mảnh đó ri rạc, bập bềnh vô nghĩa ; nhưng nếu ta dùng trí tuệ và óc tưởng tượng chắp nối lại, chúng ta sẽ biết rằng các mảnh múng đó thuộc về bộ phận nào trong con tầu; rồi bằng một sự sắp đặt theo tưởng tượng đó, ta sẽ tới được một hình ảnh nào đó về con tầu trước khi đắm, và ta thấy toàn thể các mảnh rời rạc kia đã tạo nên một thứ toàn khối nhất trí và ý nghĩa. Những lời mà thi nhân phát ra trong giây phút ảo giác đó còn giống như những lời kể lể tâm sự của một cô gái điên khùng. Cô kể lề hết chuyện này sang chuyện khác, ta nghe hết hình ảnh này đến cảm giác kia, có vẻ rời rạc vô nghĩa, nhưng thực ra, tất cả các hình ảnh ấy, cảm giác ấy đều thuộc một câu chuyện duy nhất, một câu chuyện tình duyên trắc trở nào có chẳng hạn, câu chuyện gồm những điều cô đã hưởng thụ (lời nói yêu đương, cử chỉ ve vuốt), hoặc thêm vào cả những điều cô đã từng khát vọng mà không thực hiện nổi. chỉ in sâu trong tiềm thức. Nếu ta hiểu đầu đuôi về một câu chuyện nào đó, thì ta cũng có thể nhìn thấy trong những câu kể lể rời rạc vô nghĩa kia thuộc thành phần của một câu chuyện tình toàn khối, Ta thấy, cái quan niệm ảo giác của Rimbaud ở đây sẽ khơi nguồn cho lý thuyết Đa-Đa và Siêu Thực sau này.

Rimbaud đã thực hiện quan niệm của mình trong một ít bài thơ có hình thức theo niêm vận, nhưng ý tưởng thì ảo giác, như bài “Con Tàu Say” (Le Bateau ivre). Rimbaud tưởng mình như con tầu say, quay cuồng giữa đại dương huyền ảo, ma quái của vũ trụ. Chàng thấy:
« J’ai vu le soleil bas taché d’horreurs mystiques,

Illuminant de longs figements violets,

Pareils à des acteurs de drames tres antiques,

Les flots roulant au loin leurs frissons de volets.

« J’ai rêvé la nuit verte aux neiges éblouies,

Baisers montant aux yeux des mers avec lenteurs,

La circulation des seves inouies,

Et l’éveil jaune et bleu des phosphores chanteurs.

Tôi đã thấy mặt trời xuống thấp 

Hoen những vết khủng khiếp nhiệm mầu,

Giải sáng những tảng nước đông dài tím ngắt

Tựa những vai tuồng trong các bi kịch cổ nhất, 

Ngàn sóng lăn xa những cải rùng mìuh của tấm bình phong.

“ Giữa đêm xanh lá cây, tôi đã mở tới những ngàn tuyết rực rỡ,

Tuyết rực rỡ như những chiếc hôn chậm chạp dâng lên đôi

mắt của biển cả,

Mơ đến cuộc lưu thông của những dòng nhựa kỳ quái.

Và cuộc thức giấc vàng xanh của những lớp tận tình ca sĩ. 

 

 

Ở đây Rimbaud còn giữ hình thức thơ cũ. Đến tập Une saison en Enfet và tập Illuminations thì Rimbaud hoàn toàn thả hồn theo sự phóng túng của lối thơ văn xuôi như Beaudelaire. Đây là cảnh Hừng-Đông dưới mắt thi nhân:
Tôi đã hôn Hừng Đông.  

Trên từng trán của điện đài, chưa có gì động cựa. Nước đã chết rồi. Những trại bóng (camps ombres) chưa còn ra khỏi rừng cây. Tôi mỉm cười với thác nước đang đứng xõa tóc, bên kia rừng thông. Trên đỉnh núi nạm bạc, tôi thoáng thấy hình ảnh vị nữ thần. Bây giờ tôi lần lần dơ cao các bức màn từng chiếc từng chiếc. Trong thành phố lớn, nữ thần ẩn nấp sau các tháp chuông và các vòm lâu đài ; mà tôi chạy đuổi theo nàng, tôi chạy như gã ăn mày trên bờ cảng bằng cẩm thạch. 

Trên đường cao, gần rừng liễu, tôi đã tóm được nàng trong những tấm màn nhặt được, và tôi cảm thấy mang mang tấm thân nàng bao la. Cả Bình minh lẫn đứa nhỏ cùng ngã (té) xuống 

đáy rừng sâu. Lúc tỉnh dậy, thì trời đã đúng ngọ.

Arthur Rimbaud (1854-1891) lúc làm những bài thơ này chỉ mới là một thiếu niên cuồng nhiệt, mơ mộng (1874) của tuổi hai mươi. Nhưng cũng là lúc nguồn thơ phong phú nhất. Sau tuổi đó, Người không làm thơ nữa. Nhưng quan niệm và sự nghiệp thi ca của Người đã khơi nguồn cho dòng thơsiêu thực sau này. Đúng vi danh hiệu “ Con trai Mặt Trời – (Fils du Soleil) mà người đã tự nhận.

 

 

Stéphane Mallarmé (1842-1898) không đi vào cõi giang hồ như Beaudelaire, cũng không tự đưa mình vào chốn ảo giác như Rimbaud, nhưng lại sáng suốt đi vào con đường Bi-Hiểm (Hermétisme). Ông nói :

Tất cả những sự gì linh thiêng hoặc muốn giữ đặc tính – linh thiêng thì đều phải bao phủ trong huyền nhiệm… Tôi vẫn tự hỏi không hiểu tại sao đặc tính cần thiết đó lại không có trong một nghệ thuật duy nhất, nghệ thuật cao cả nhất. Tôi muốn nói đến thi ca…” (trong tập Artiste, năm 1862).

Mallarmé đã thực hiện quan niệm huyền nhiệm đó trong thi ca. Ông không đặt ra những công ước tượng trưng như Rimbaud đã làm là cho các nguyên âm từng mầu sắc “ A đen, E trắng, 1 đỏ, U xanh lá cây, O xanh da trời” nhưng ông lại để cho tự độc giả phải tìm hiểu lấy những ý tử mới lạ mà ông gán cho các từ ngữ, những từ ngữ cổ kính (mandore), hiếm hoi (Idumée, nixe) hoặc có những tận lạ lùng (ix, yx, ixe).

Và nhất là Mallarmé là người đầu tiên đã phế bỏ các chấm phẩy trong cả một bài. Đã thế nhiều chữ đáng lẽ phải đi gần nhau, tỉ dụ tĩnh tự đi theo danh tự, hoặc bổ túc từ đi theo động tự, chữ đồng cách (apposition) vv… thì ông lại để thật cách xa, làm cho người đọc chẳng hiểu ông định nói gì. Tôi lấy ra đây một thí dụ trong bài “ A la nue…” :

« A la nue accablante tu

Basse de basalte et de laves

A même les échos esclaves

Par une trompe sans vertu

Quel sépulcral naufrage (tu

Le sais, écume, mais y baves)

Suprême une entre les épaves

Abolit le mât dévêtu

Ou cela que furibond faute

De quelque perdition haute

Tout l’abîme vain éployé

Dans le si blanc cheveu qui trai^ne

Avarement aura noyé 

Le flanc enfant d’une sirène.

Chữ « TU » ở câu đầu có nghĩa là “ câm lặng” (verbe Taire) và đi hợp với NAUFRAGE ở câu 5. Cả câu “ Suprême…” đi với chữ « MÂT » ở câu 8. Chữ CELA ở câu 9 vừa làm bổ túc từ cho động tự ABOLIT ở trên vừa chỉ về “ Le flanc enfant…”  ở dưới. Thật là bí hiểm. Rất khó địch :
“ Cơn đắm tầu câm lặng chết dịch làm sao. 

(Hỡi bọt biển, người đã biết nó mà người còn cứ nhổ bọt 

vào). Đã thủ tiêu hộ đám mây ngàn nặng nề thấp chĩu những huyền vũ nham (khoáng chất) và phún thạch. 

Thủ tiêu hộ cho cả những âm hưởng nô lệ của cây còi ốc vị. Đã thủ tiêu cây cột buồm trần trụi, cao cả mà đơn độc ở giữa những mảnh múng trôi giạt bập bềnh. 

Hoặc thủ tiêu cả cái miếng cạnh sườn trẻ con của một nàng yêu quái, cái miếng cạnh sườn mà vực thẳm, vô vị đang trải cánh mênh mông như cánh phượng (eployé chỉ dùng để chỉ cánh chim phượng xòe) trong làn tóc trắng lê thê kia sẽ làm đắm đuối một cách hà tiện, cái vực thẳm đang giận dữ vì không làm trầm luân được một vật cao (như chiếc cột buồm chẳng hạn).

Ta thấy Mallarmé chỉ có ở diễn tả cảnh một chiếc tầu đắm trong cơn bão tố : đám mây mầu tang nặng nề, mầu thanh phún thạch ; những vật trên tầu những mảnh tàu vũ trôi giạt vật vở, rời rạc giữa bọt sóng, trên mặt biển hung hăng giận dữ, như muốn nuốt trôi nốt chiếc cột buồm trơ trụi và miếng sườn của cây còi tầu (sirene là còi hú và cũng là nữ yêu quái). Vậy nhà bí hiểm thế đấy. Dẫu sao nó cũng tượng trưng được cảnh tan nát của chiếc tàu đắm giữa đại dương.

Mallarmé đã để lại cho thơ tự do hai của thừa tự : sự bãi bỏ chấm phẩy ; và sự bị hiểm khúc mắc trong cách diễn tả, thể hiện tâm trạng xao xuyến, cuồng loạn của tâm hồn con người thời đại chúng ta : những Ý tưởng và hình ảnh trong thơ tự do sau này cũng sẽ đến một cách rời rác, tan nát và vật vờ chán chường hệt như những hình ảnh trôi giạt của những mảnh ván tàu đắm.

 

Cho đến đây, các thi sĩ vẫn dùng hình thức niêm vận cũ. Ngoài ra, họ dùng lối thơ văn xuôi, không có hình thức thơ là bao nhiêu. Mãi đến Gustave Kalin, người sáng lập tờ tạp chi Le Symboliste năm 1886, và nhất là Jules Laforgues (1860 – 1887), một thi sĩ nhóm Décadent (Suy tối) thể thơ Tự do (vers libres) không niên vận mới thể hiện hoàn toàn. Tôi xin trích một đoạn trong bài « L’hiver qui vient » (Mùa Đông tới) ở Tập “ Derniers vers” của ông để làm thí dụ :
“ Les cors, les cors, les cors- mélancoliques !..

Mélancoliques !..

S’en vont, changeant de ton,

Changeant de ton et de musique,

Ton ton, ton taine, ton ton !..

Les cors, les cors, les cors…

S’en sont allés au vent du Nord.”

“ Tiếng còi hú, còi hú, còi hú ảm đạm !

Ảm đạm !…

Vang xa, đổi giọng,

Đổi giọng và đổi nhạc điệu,

Tu tu, tu tu, tu tu!

Tiếng còi hú, còi hú, còi húi…

Vang xa, vang vào giỏ Bấc.

Sau Kahn và Laforgue, co Jean Moréas, Viélé-Griffin, Henri de Régnier (1864 – 1936) cũng từng ham mê lối thơ câu tự do. Stuart Merrill đã mở đầu những câu thơ dài quá 12 vận :

« Je veux que l’Amour entre comme un ami dans notre maison, Disais-tu, bien-aimée, ce soir rouge d’automne

Ou dans leur cage d’osier les tourterelles monotones

Râlaient, palpitant en soudaine pâmoison.

(bài Visitation de l’Amour, tap Faste).

Em yêu ơi, em đã từng ngỏ ý

Muốn chiều nay, chiều đỏ của mùa Thu,

Tình ái vào nhà ta như người bạn,

Trong lồng liễu, có một lũ chim cu

Thở hổn hển đều đều, run ngây ngất..

Đến Charles Péguy thi thơ Tự Do nghiễm nhiên chiếm một địa vị vinh quang của nó. Bởi vì Péguy (1873-1914) có một dòng thơ rất dễ thương và dễ quyến rũ như hệt cuộc đời của người, Đầy ý tưởng cao thượng, không hỗn loạn cuồng nhiệt, song rất đơn giản và vô cùng phong phú về nhịp điệu cùng hình ảnh. Bao nhiêu là thi tứ, bao nhiêu là hình ảnh so sánh mới lạ diễn tả những ý tưởng cao thượng, trong sạch, trong một thứ thơ văn xuôi nhịp nhàng uyền chuyển. Tất cả những cái đó đã làm cho người ta, kể cả những kẻ từ trước vốn ghét thơ tự do, phải mến phục và có thiện cảm. Điều đó chứng tỏ thơ tự do nhiều khi bị hiểu nhầm không phải tạo hình thức hay nội dung của nó, nhưng chính tại sự thiếu tài ba hoặc vì thái độ ngông cuồng của các kẻ sáng tạo ra nó.

Paul Claudel (1868-1956) cũng chiếm được tình yêu mến của mọi người kể cả những độc giả trên toàn thế giới. Thơ của ông cũng chứa đựng những ý tưởng sâu xa, những hình ảnh mới lạ như của Péguy, nhưng lại đề cập đến những tình cảm thắm thiết như tình yêu, tình thương v.v… nên lại còn dễ phổ thông hơn Péguy là thi sĩ hay đề cập đến các tình cảm đoàn thể, xã hội. Điệu thơ của Claudel giống như nhịp điệu trong thơ Do Thái : những bài ca-vịnh (psaumes) mà ông mê say và đã làm nhịp cầu cho ông về Đạo Công-Giáo.

Péguy và Claudel đem vào thơ Tự do sự phong phú của tình cảm và hình ảnh, khiến gây được cảm tình nơi độc giả và tạo cho Thơ Tự Do một địa vị vững chắc trong Văn-Học-Sử.

 

Từ đầu thế kỷ XX trở đi, thơ tự do tiến triển trong phương diện nội dung nhiều hơn, còn hình thức và âm điệu lại tùy thuộc vào cái nội dung mà các thi sĩ muốn trình diễn. Từ lòng khao khát tìm cái mới lạ của Beaudelaire qua sự đắm mình vào ảo giác của Rimbaud đến cõi bí hiền của Mallarmé, các thi sĩ đã dần dần trở lại được cái mực thước điều hòa của một Péguy, một Claudel hay một Valéry, sau khi đã bơ vơ trong những bước đường cầu kỳ của một Francis Viélé-Griffin hay một René Ghil.

Nhưng điều hòa thì điều hòa, mực thước thì mực thước, các thi sĩ vẫn nuôi cái hoài bão sâu xa đi tìm những loại rung cảm khác lạ. Trường cổ điển Pháp không cung cấp cho họ được những cái đó, họ đành quay theo ảnh hưởng của những thiên tài ngoại quốc. Một Maeterlinck đem lại cái hoan lạc của cuộc đời giản dị, một Léon Tolstoi gieo rắc tình bác ái… và sau hết một Walt Whitman (Hoa-Kỳ) đã làm thỏa mãn các nhu cầu mới mẻ của tuổi thanh niên: tình yêu đồng loại, sự thông cảm với thiên nhiên. Một ít văn nghệ sĩ rủ nhau về chung sống trong một miền quê yên tĩnh êm đềm. Họ cùng nhau làm việc để tạo ra một đời sống vừa có tính cách đoàn thể vừa có tính cách tự do, trong tình bạn hữu; ngoài những giờ làm việc chân tay, họ đề giờ sáng tác nghệ thuật : một thử nghệ thuật gắn liền với đời sống. Ý kiến của Vildric, Arcos và Mercereau trên đây đã chinh phục được. G. Duhamel, họa sĩ Gleizes và nhạc sĩ Albert Doyen. Họ hùn nhau thuê được một khu nhà trên bờ sông Marnetại miền Creteil. Nhờ sự nâng đỡ về kinh tế của Louis Martin Barzin, họ dựng được một nhà in. Thế là đến một chiều mùa thu năm 1906, trên công vào thi đàn, người ta đã thấy một tấm bảng viết: “L’Abbaye, groupe fraternel d’artistes” (Tu-viện, nhóm nghệ sĩ huynh đệ). Thỉnh thoảng Jules Romains lại ghé qua họp bạn. Sau này Chennevière, Durtain và Jouve cũng gia nhập « nhóm huynh đệ ». Tiếc thay công cuộc không mấy tốt đẹp nên chỉ qua 15 tháng, Tao đàn đành phải đóng cửa.. Nhưng nó đã để lại được một vết tích sâu xa trong văn học sử Pháp và góp vào thơ Tự do một khía cạnh mới. Họ ca ngợi tình huynh đệ bằng: hữu trong nhân loại bằng những vần thơ tự do (vers libres ou alexandrins libérés). Tất cả những cái đó đưa đến một phong trào mà Jules Romains cổ vũ : phong trào Đồng Tâm “UNANIMISME” bản tuyên ngôn là cuốn “La Vie Unanime” (Đời Đồng Tâm) xuất bản năm 1908 tại nhà in Abbaye. J. Romains cắt nghĩa thế nào là thuyết Đồng Tâm:

« Nói đến thuyết Đồng Tâm, các anh nên hiểu đó là sự biểu hiện của đời sống đồng tâm và tập thể. Chúng tôi cảm thấy một tình cảm về đời sống vây quanh và đời sống đó vượt quá chúng tôi  »

 Rồi trong tạp chí « La Revue bleue », ra ngày 7-Sept. 1909, ông lại giải thich rõ hơn :
« Cho đến nay, chúng ta vẫn chỉ coi tâm hồn cả nhân  như là tuyệt tác của cuộc đời, như là tuyệt đỉnh của cõi thế. Vậy mà thực sự có các Nhóm, các nhóm gồm những com người, nhóm nhỏ nhất cũng như lớn nhất, những đôi bạn, những tập hợp, những đoàn lữ, những làng mạc từ bao nhiêu đời nay vẫn sống một cuộc sinh hoạt bí nhiệm và âm thầm thì sau cùng  đã đến công bố sự có mặt siêu quần của chúng. Một vài người như  Zola Verhaeren,  Paul Adam v.v. đã cảm thấy và lĩnh hội được điều đó. Họ liền trở về những phát ngôn nhân, trở lên tiếng mỏi của những vật đông đảo và sống động vẫn đang tiếp tục cuộc tiêu hóa của nhân loại bên trên và  bên ngoài con

người kia ».

Cho nên thơ của Romains và Chennevière chính là một cách thế nhìn vào vũ trụ vào cuộc đời, là những lời ca tụng phấn khích xã hội trong cái gì là bao la tập thể của nó: trong một lối thơ bột phát trực tiếp (poésie immediate) trước xã hội nhộn nhịp của Thành thị và Âu-Châu.

 


Thêm vào ảnh hưởng của nhóm Đồng Tâm, thơ Tự Do lại nhận được một quan niệm mới từ đất Ý-Đại-Lợi đưa qua. Ngày 20 Fev. 1909. trong tờ Figaro, thi sĩ F. T. Marinetti (sinh tại Alexandrie 1878-1944) cho đăng bản tuyên ngôn chủ-nghĩa Vị-Lai của ông (Futurisme) đề biện hộ cho quan niệm thơ của ông trong các tập  Destruction (1904), La ville charnelle (1908), và La Bataille de Tripoli (1912).  Thơ vị lai của ông là những lời cuồng nhiệt ca tụng các nhà máy, công trường, các nhà ga và mọi sinh hoạt náo nhiệt của thành thị kỹ-nghệ hiện nay. Ông ca tụng Máy móc (la Machine) vì đã tăng xuất cho sức lực con người và chỉ công nhận « có một thứ vệ sinh duy nhất cho nhân loại: ấy là “Chiến Tranh”. Ông lớn tiếng đả đảo, thù ghét và thỏa mạ tất cả những cái gì thuộc về quá khứ: bảo tàng viện cũng như thư viện, và chỉ công nhận có hiện tại là cái đang sáng tạo không ngừng và cũng là cái đang tan biến đi.
Trong quan niệm man rợ đó, Thơ Vị Lai gạt bỏ hết những cái gì là tình cảm. Để bắt chước cái ồn ào của máy móc và sinh hoạt náo nhiệt của chốn đô thị, Marinetti đã dùng một lối diễn tả bằng những « từ ngữ gặp nhau lộn xộn » (mots en liberté), một thử văn phạm giải phóng (syntaxe affranchie). Như vậy thơ trở nên một thứ tràn ngập của những làn sóng ồ ạt bột khởi : những danh từ cuồng loạn chen nhau. Các linh ảnh nối tiếp nhau chớp nhoáng như vũ trụ được nhìn từ khung cửa của một con tàu lửa đang chạy nhanh tựa gió. Thơ loại này thể hiện ở độ cao nhất trong tác phẩm của Valéry Larbaud (sinh năm 1881) và Jean Marie Levet (1874 – 1906). Thơ của hai người tuy làm rải rác từ lâu nhưng đến năm 1923 được in vào thành một tập nhan đề « Poésies de A.O. Barnabooth ».  Larbaud gạt bỏ mọi lý luận và văn phạm, chỉ biết ghi lại những hình ảnh nối tiếp lộn xộn bằng những từ ngữ rời rạc. Ông cho như vậy mới diễn tả được cuộc sống linh động đang biến chuyển từng giây phút :

« Hỡi cuộc sống không nghệ thuật và không bỏng bảy, hãy thuộc về tay tôi ». Ông sáng tác thơ như nhà đạo diễn chắp nối những hình ảnh cử động và cảnh trí trong phim ảnh. Ta hãy nghe ông nhủ với con tầu lửa đang chạy :

« Prète-moi ton grand bruit, ta grande allure si douce… »

« Cho ta mượn tiếng rộn ràng của ngươi, 

Mượn nhịp đi quá dịu dàng… »

Larbaud muốn cho người ta coi thơ của ông như những « cảm tưởng ném tung ra »  hoặc những « đà thúc đẩy bột phát ».

Từ lối thơ này đã đưa đến lối thơ  “Đồng Phát Biểu” (Simultaneisme).  Đối với các thi sĩ phái này, sự biểu lộ trữ tình của cá nhân không đủ, mà phải dùng đến lối trữ tình của quần chúng, của vũ trụ : họ phát biểu nhiều tiếng nói cùng lúc, hoặc chen lẫn các tiếng động ồn ào vào tiếng thơ. Henry Martin Barzun là người mở đầu cho lối thơ này trong tập thơ La Tragédie Terrestre (1907). Nhất là trong tập La Trilogie đes Forces (1908 – 1914), Barzun muốn tập trung hết các tiếng động trong vũ trụ hòa vào tiếng nói của con người cá nhân cũng như tập thể, tiếng nhân loại hòa cùng tiếng hoàn vũ.

Beauduin (Nicolas) lại muốn đi xa hơn. Để ca ngợi cuộc sinh hoạt hỗn loạn của thời đại máy móc và thống trị của chúng ta, ông đã tạo ra một kỹ thuật phát biểu mới gọi là « Synoptiste polyplan » (nhất lãm đa-diện): cùng một lúc diễn tả ý tưởng, tiếng âm vang và các khía cạnh khá giác của tiết điệu với hy vọng diễn tả hòa âm của sự sống.

 

 

(Còn tiếp) (VHAC số 15)

 

LẬP THỀ, ĐA ĐA, SIÊU THỰC

(VHAC số 16)

 

Từ quan niệm đồng phát biểu kết hợp với các quan niệm trên kia,  đi đến quan niệm thơ LẬP THỂ thực không xa. Mối quan niệm riêng lẻ ở trên chỉ là một cách thể phát biểu sự vật theo từng khía cạnh mới mẻ nào đó. Thơ Lập Thể là Tổng Hợp của hết thảy các thứ quan niệm trước. Quan niệm này đến từ nghệ thuật Hội Họa và Điêu khắc.

Một buổi chiều kia, Pablo Ruiz Picasso đến nhà Matisse chơi, thấy trong xưởng vẽ của ông này có tượng ảnh bằng gỗ mun (bene) do một nghệ sĩ da đen ở Phi Châu sáng tạo : hình thể rất đơn giản thô sơ, chỉ còn gắn thực tại một vài nét phác họa dị kỳ. Picasso liền thích thú và nghĩ ra một lỗi phát biểu mới cho nghệ thuật Tây-Phương mà ông coi là đang bế tắc không có chi mới mẻ. Hội họa lập thể chỉ còn là những nét giản lược về các hình thái màu sắc sự vật. Sự vật không còn giống như thực tại mà chỉ còn là những khối hình xếp gần nhau như trong mộng tưởng hoặc ảo giác.

Guillaume Apollinaire cùng với đôi bạn Picasso và Max Jacob cùng nhau suy luận tìm ra một lý thuyết biện hộ cho Hội Họa lập thể nói riêng và toàn thể văn nghệ nói chung.

 

Năm 1913, Apollinaire cho xuất bản một cuốn sách nhỏ đề biện hộ cho Hội Họa lập thể. Theo ông có nhiều lối vẽ lập thể:

Lập thể khoa học là vẽ sự vật theo sự nhận thức của trí tuệ, như Picasso, Braque, Metzinger, Gleizes và Marcoussis.

Lập thể vật lý vẽ svật theo thực tại nhìn thấy (vision), như Fauconnier, Vera, Herbin và J. Marchand.

Lập thể phóng bút tùy theo tâm trạng của họa sĩ lúc đó, như Ferdinand Léger, Delaunay, Piccabia, Marcel Duchamp và Picasso.

Lập thể bản năng vẽ theo trực giác và bản năng, như Matisse, Rouault, Derain, Dufy, Chabaud, Puy, Van Dongen, Boccioni…

Từ quan niệm lập thể trong Hội Họa, Apollinaire và Max Jacob đi đến một quan niệm tương tự cho Thi Ca. Thi ca không còn diễn tả thực tại và tình cảm theo lý luận và hình ảnh thông thường, nhưng bằng những hình ảnh của ảo giác, của trí tuệ, của bản năng.

Xin hãy nghe Henri Clouard nói về văn thơ lập thể :
Mục đích của phái Lập thể trong văn chương là dùng hết cách đề thoát ly cái ách của thói thường, của lý luận và của nhận thức lý trí., Một lần nữa họ muốn đem lại cho thi ca cái gì là mới mẽ, bất ngờ. Để thực hiện, họ sử dụng lối phát biểu phóng túng của Charlot trong nghệ thuật phim ảnh ; họ cũng bắt chước lốt phóng đại hoặc biến thể sự vật của các họa sĩ bằng nhiều cách : hoặc là họ thực hiện  sự ngây ngất trong mộng tưởng để tìm ra những hình ảnh mà họ coi là bí nhiệm ; hoặc là họ dùng não óc tạo ra những hình ảnh ngoài thực tại, siêu thực, bằng những âm thanh và từ ngữ gọi nhau một cách tình cờ hay liên tưởng, bằng một sự tìm hình ảnh trong phiêu du của tâm tình, khiến cho hình ảnh, từ ngữ, liên tưởng, hết thảy đều tập trung lại một cách biệt lập hoàn toàn và lăn lộn trong bài thơ một cách tình cờ thong dong. Tóm lại, đó là một thứ nghệ thuật tự sinh ra và tự bảo tồn, không cần đến quần chúng là chỉ cần đến một lũ bạn hữu tụ tập nơi trà thất hay tửu quán.. » (Trích trong Histoire de la Littérature Française : Du Symbolisme à nos jours, Henri Clouard trang 569, Tome I)

 

Tập Alcools của Apollinaire xuất bản năm 1913 tuy đánh dấu một chặng đường trong Văn Học Sử Pháp, nhưng thực ra vẫn mang nặng tính chất tình cảm của thi ca xưa như những Lafargue, Hugo hay Claudel. Thỉnh thoảng pha trộn những hình ảnh mới lạ như :

« Mon verre s‘est brisé comme un éclat de rire »

(Nuit Rhénan)

Ly rượi của tôi vỡ tan như một tiếng cười phá ra…”

 

Và những vần thơ đã mất hết chấm phẩy của nó :

« Voie lactée ô soeur lumineuse

Des blancs ruisseaux de Chanaan

Et des corps blancs des amoureuses

Nageurs morts suivons-nous d’ahan

Ton cours vers d’autres nébuleuses.

(Chanson du Mal-Aimé).

Hỡi ngân hà người em gái rực rỡ

Của những giòng suối trắng xứ Canan

Của những tấm thân ngọc ngà đám nhân tình

Như kẻ chết đuối chúng ta sẽ theo giòng của em tới tinh vân…

Đến tập Calligrammes (1918) Apollinaire mới thực hiện hoàn toàn quan niệm lập thể của ông- Các bài thơ bắt chước hình ảnh của các sự vật diễn tả chiếc đồng hồ, chiếc đàn Mandoline, những giọt nước rơi. Chẳng hạn bài Il Pleut (Trời mưa) gồm những câu thơ xếp từ trên đầu trang đến cuối trang theo chiều xiên xiên, để diễn tả những giọt mưa rơi nghiêng nghiêng. 

Bện cạnh Apollinaire và Max Jacob quy tụ thêm những André Salmon Blaise Cendrars (Suisse), Pierre Reverdy và Louis Paul Fargue.
Chúng ta hãy nghe một bài thơ Lập thể của J. Prévert diễn tả lại lối Hội Họa Lập Thể của Picasso :

« Người tình nhân và cô nhân tình vắt đùi lên cổ 

Và đôi mắt trên mông đôi tay quờ khắp

Đôi chân dơ lên trời và đôi ngực lộn xộn

Tình yêu bị xử trảm giải thoát và tươi tỉnh

Chiếc đầu bỏ lăn lóc trên thảm vải. … »

« Nỗi hoan lạc thường ngày và nỗi thắc thỏm chờ chết và miếng 

sắt của tình ái trong vết thương của nụ cười…, »

Với tất cả những nét cuồng loạn tạo nên những hình ảnh cuồng loạn, thi ca dần dần đi vào con đường Siêu thực như ta đã thấy trong văn-nghệ hiện đại.

 

Phái Lập-thể chỉ gợi ý cho phái siêu-thực. Chính cái hỗn loạn, thê thảm của chiến tranh mới tạo ra con đường chán chường cuồng nhiệt của những thi sĩ siêu thực như André Breton, Philippe Soupault, Paul Gluard, Benjamin Péret, Louis Aragon, Robert Desnos (1897-1945) và Jacques Prévert v.v…

Nhưng trước khi nói đến họ, ta hãy nói đến một phái khác họ hàng với nó, đó là phái Đa-đa (le Dadaisme) được khai sinh trong một hầm nhà máy nước đá tại Zurich mùa thu năm 1915, bởi một thi sĩ Lõ-Ma-Ni là Tristan Tera, một thi sĩ Alsace (Hans Arp) và hai thi sĩ Đức khác. Nói cho đúng hơn, lý thuyết Dada bắt nguồn từ một triết gia người Đức tên là Val Serner ở  Genève, bản tuyên ngôn tiếng Đức của ông đã làm khuôn mẫu cho các thi sĩ trên kia phổ biến ra.

Dada là tiếng của các trẻ nhỏ gọi tên con ngựa. Đối vi các thi sĩ nhóm này, Dada có nghĩa là ngây thơ, hồn nhiên, không lý luận, suy nghĩ; có thế nào nói thế, theo trực giác bản năng, theo đà hứng say sưa cuồng nhiệt. Tóm lai, Dada có nghĩa là từ bỏ hết mọi cái gì là nghệ thuật, là thị-hiếu, là luân lý, là lý-luận, là đẹp xấu, là danh dự, là thiên tài. Đađa là ưa chuộng những cái gì phi lý, siêu – thực. And Breton tự hỏi : nghệ thuật là gì ? Rồi ông trả lời: đó chỉ là một hòn sắt (boulet) nó giữ lại chút gì của tâm hồn sau khi chết. Vậy mà các thi sĩ đađa lại không muốn để lại vết tích nào trên trần thể này. Họ muốn thoát ly mọi sự. Họ nói:  “A! Chúng ta thoát ly khỏi mọi sự, thoát ly cả đến những nguồn hứng ấn định nữa. Vô vị lợi, không cần gì cả, có chăng chỉ cần wột cuộc Cách Mạng và cách mạng thế nào cũng được. Tất nhiên không còn quan tâm đến phê bình, đến luân lý và thị hiếu nữa. Thoát ly ra ngoài thói quen và thực tại”. Georges Ribemont-Dessaignes hỏi :

 

“Đẹp là cái gì ? Xấu là cái gì? Lớn nhỏ, mạnh, yếu là cái gì ? Carpenter, Rata, Foch là cái gì ? Tôi không cần biết: Chính tôi đây là cái gì ? Tôi không cần biết, không cần biết, không cần

biết nữa…”.

Đađa chỉ là một cách giả đò ngây thơ để phát biểu những tâm trạng cuồng loạn phi lý, chán chường, giả đò từ chối hết mọi sự quy tắc của nghệ thuật cũng như cuộc sống. Đađa là những chữ cuồng loạn bay trong bão tố của tâm hồn nổi loạn.

 

 

Nhưng Đađa dần dần cũng đi đến chỗ bế tắc; độc điệu và mất hết đặc tính thơ, cho nên André Breton đã ly dị với nó năm 1922 để đi vào trường Siêu-thực. Tiếng Siêu Thực (Surrealisme) do Apollinaire nói tới đầu tiên trong vở kịch Les Mattelles de Tiresias (1917). Nhưng đến năm 1924 nó mới công khai phát hiện chung quanh tờ tạp-chi Surrealisme của Ivan Goll, Birot Clevel

Delteil, Reverdy và Dernée. Các thi sĩ này muốn pha trộn thực tại vào cõi mộng tưởng để đạt tới một cõi siêu thực làm thoả mãn mọi khát vọng trong ta, khát vọng ý thức cũng như vô thức và tiềm thức mà Freud đã khám phá. Họ nối gót Apollinaire để coi lý trí như một năng lực phóng đại thực tại, tựa như kỹ nghệ đã giúp con người tạo ra bánh xe để đi xa và đi khỏe hơn bắp chân.

 

 

André Breton đã nối gót họ, nhưng đưa ra một quan niệm Siêu-thực thứ hai, trong tạp chí La Revolution surrealite của ông (1914-1939). Quan niệm của ông chỉ là đưa quan niệm Lập Thể đến một chỗ cuồng loạn quá độ mà thôi: giải phóng hoàn toàn cho con người thoát ly khỏi mọi trói buộc của lý-luận, luân-lý và xã hội. Ông biết ơn phái Đada đã phá sản Nghệ thuật. Những bản tuyên ngôn Siêu thực của ông chứa đựng nhiều câu chửi bởi kênh kiệu đối với tất cả nền tảng luân lý, nghệ thuật và xã hội xưa cũ. Siêu thực của ông là một thứ cách mạng cuồng loạn, công phẫn, phá hoại. Thi ca chỉ còn là một thứ giải thoát phóng túng của tâm hồn để trả thù và thóa mạ tất cả những cái gì đang tồn tại trong thế giới, trong vũ trụ mà họ coi là phi lý, vô nghĩa, thừa thãi, chán chường ; cái phi lý, thừa thãi chán chường theo nghĩa của Sartre, Camus và Malraux. Thi ca Siêu thực là biểu hiện của một tâm trạng thời đại hệt như vai trò của các triết gia hiện-sinh vô thần hiện đại. Họ không tìm một sự giải phóng ở đầu cả: “Le salut, pour nous, n’est nulle part”. Chỉ còn một “  sự nổi loạn cao cả của ý thức cá nhân mà thôi”. Họ muốn làm một bản tuyên ngôn nhân-quyền mới, trong đó chỉ có một câu duy nhất : “Tự do nổi loạn”. Và họ đã tự do đi vào cõi vô thức, cõi tiềm thức để phá tung ra tất cả những cái gì bị đè nén bởi các trói buộc luân lý và xã hội. Rimbaud là thầy của họ, vì Rimbaud đã “ coi sự nổi loạn của tinh thần làm linh thiêng” (Illuminations); Guillaume Apolinaire là anh cả của họ vì trước khi chết vài tháng đã tạo ra chữ Siêu Thực và đã vạch rõ những nét đại cương của thuyết Siêu Thực; Trong bài La Jolie Rose ở tập Calligrammes, Apollinaire viết:

 

“Nous voulons vous donner de vastes et étranges domaines.

Où le mystère en fleurs s’offre à qui veut le cueillir.

Il y a la des feux nouveaux des couleurs jamais vues

Mille phantasmes impondérables.

Auxquels il faut donner la réalité ..”

 

Chúng tôi muổn đem lại cho các anh những khu vực bao la, lạ lùng

Bí nhiệm nở hoa chờ đón kẻ nào đến hái …

Nơi đó có những ngọt lửa mới những mầu sắc chưa ai từng thấy 

Có muôn ngàn kỳ quái kháng thể lường được 

 Phải đem lại thực tại cho chúng…

Nhóm Siêu thực muốn đổi mới thi ca bằng cách khám phá ra những thực tại bí nhiệm nội tâm : họ chú trọng đến các loại chuyện thần thoại xưa cũ, đến các ảo giác của đám người điên, đến những hình ảnh cuồng loạn của người mất trí. Vì theo họ đó mới chính là những hình ảnh chân thực của con người Tự do, con người vô thức và tiềm thức, con người không bị áp chế của tôn giáo luân lý xã hội gò bó, bóp nghẹt. Họ phản đối lại cái gì là tư tưởng mạch lạc. Họ nói : « Thi ca là hoàn toàn trái ngược với văn chương ». Thi ca phải là cái gì phi lý. Thơ chỉ là sự ném trên giấy trắng những cảm giác bột phát do tiềm thức kích động và do trí liên-tưởng (associations d’idées) gợi ra.

Họ đề nghị chỉ phát biểu hết thảy những từ ngữ mệnh đề dồn ép tự trong nội tâm phát ra, trong cái hỗn loạn mặc khải (desordre révélateur), không quan tâm đến là có lý bay vô lý.

Nguyên tắc sau cùng của thơ Siêu thực là  “ lối viết tự động” (Ecriture automatique) mà André Breton giải thích như sau:

« Automatisme psychique pur par lequel on se propose d’exprimer, soit verbalement, soit par écrit, soit de toute manière, le fonctionnement réel de la Pensée. Dictée de la pensée en l’absence de tout contrôle exercé par la Raison, en dehors de toute préoccupation esthétique ou morale. » (Sinh hoạt tâm lý tự động thuần túy trong cách diễn tả hoặc bằng ngôn ngữ hoặc bằng lời viết, hoặc bằng bất cứ cách nào, cái sinh-hoạt thực sự của tư tưởng. Ký thác tư tưởng trong tự do không hề có sự kiểm soát nào của Lý Trí, không bận tâm gì để nghệ thuật hay luân lý). Lối viết tự động đó chính là một lốii ghi nhận không kiểm soát hết mọi từ ngữ thoáng qua trong ý thức, những từ ngữ tương ứng vi cái trạng thái tối tăm của tiềm thức.
Các nhà Siêu thực muốn truyền cảm bằng những dòng chữ như tình cờ xếp cạnh nhau, nhưng sự tình cờ đó lại do một thúc đẩy một đòi hỏi mù quáng trong óc não, cái óc não bị dồn ép ở cõi vô thức. Cho nên sự bộc lộ rút cục có một tính cách giải phóng: Cho nên sự tự do trong lối viết lối phát biểu rút cục lại là một sự đòi hỏi tất yếu của con người không thể nào cưỡng được : đòi hỏi của tiềm thức, của con người thực tại nhất, theo quan niệm của nhóm siêu thực, Như L. Aragon đã nói:

“ Xét vì con người cầm bút cảm thấy xa lạ với con người cầm sự sống trong tay, cái sự sống mà y không hiểu gì, cho nên xét về hình như là y viết bất cứ một cái gì cũng được, xét như vậy nếu kết luận rằng cái điều y viết, ở đây chẳng có nghĩa lý gì thì cũng không đúng cho lắm…. Trong thuyết Siêu thực, mọi sự đều có một kỷ cường chặt chẽ. Một kỷ cương không cưỡng được. Ý nghĩa của nó ở ngoài ý anh muốn”…(Aragon)

Như vậy, chủ nghĩa Siêu thực là một tổng hợp sau cùng của dòng sử Thơ Tự Do : nó đưa đến một sự giải thoát hoàn toàn cho tâm hồn nghệ sĩ. Nghệ sĩ không còn quan tâm chi đến luân lý, tôn giáo, xã hội, không quan tâm ngay cả đến cái đám quần chúng lĩnh hội nghệ thuật của mình nữa, mà chỉ cần đến một sự duy nhất: thả lỏng tâm trí, đề mặc nó phát biểu một cách thong dong, vô chủ đích, không kiểm soát, phát biểu tất cả những cái gì thoáng qua trong óc của mình trong giây phút nào đó. Như lời thi sĩ Jean Cayrol: «Jle dis ce qui me passe par la tête ».

 

Thơ Tự do ngày nay không còn thuộc riêng một trường, một nhóm hay một thi sĩ nào, nhưng là một hình thức và quan niệm thi ca của hết thảy những người thơ nào trên thể giới đã mặc nhiên công nhận tất cả những đòi hỏi, những khám phá mà các thi sĩ tiền bối đã nêu ra. Hết thảy họ đều quan niệm rằng người thơ  có thể dùng hết mọi hình ảnh mà họ đã thâu nhận được  ở đi, từ ngày thơ ấu cho đến giai đoạn hiện tại, để phát biểu một cách thong dong những niềm tâm tư u-uẩn cũng như mãnh liệt nhất của họ. Ốc não bộ như một cái hộp chứa đựng hình ảnh, tình cảm và ý nghĩ, Chiếc hộp đó có muôn vàn lỗ hở khác nhau. Tuy giây phút, tùy tâm trạng cảm hứng, họ sẽ thả lỏng các hình ảnh, tình cảm và ý nghĩ đó trải dần trên giẩy trắng bằng những từ ngữ linh động, dồi dào âm thanh mầu sắc. Các từ ngữ và hình ảnh theo nhau ra bằng nhiều thể nhiều cách. Hoặc là bằng sự so sánh ; từ sự so sánh gần gũi thông thường nhất như thuở xưa cho đến sự so sánh xa xôi không ăn ý gì với nhau, nhưng lại gợi ra những hình ảnh mới lạ, kỳ diệu. Ta hãy nghe thi sĩ J. Cayrol kể lể :
Người ta ăn bánh, người ta ăn gió.

Người ta ăn bánh, phần của trẻ nhỏ.

Người ta ăn bánh của kẻ sắp lìa đời.

Người ta ăn bánh, người ta ăn danh giá của mình.

Khi không còn bánh,

Người ta ăn bóng mình,

Người ta ăn tro than,

Người ta ăn sự đói khát,

Người ta ăn không gì hết.

 

Tôi nói hoan lạc

Như kẻ khác nói tiền bạc.

Tôi nói bánh trắng

Như kẻ khác nói vàng lạnh.

Tôi nói những gì đến qua trong óc tôi…

(« Poème sauvage », trong tập « Les mots sont aussi des demeures », trang 14-15)
Có khi các từ ngữ đến theo sự liên tưởng, bằng trí tưởng tượng, như lới Paul Eduard nói : Trí tưởng tượng cho phép chúng ta nghĩ rằng mình có một giác quan thứ sáu :

 

Năm giác quan họp lại thành tưởng tượng

Khiển cảm, nhìn, sờ, nếm, lắng tai nghe

Khiến nối dài bản năng dẫn lối đi của khát vọng kiêu kỳ…

Tùy tính tình của mỗi thi sĩ, họ chỉ việc đề cho tâm hồn lắng đọng vào một tâm trạng nào đó, rồi say sưa dê cho trực giác giúp mình phát biểu tâm trạng đó ra bằng những từ ngữ linh diệu.
Đối với họ, các từ ngữ là như những viên gạch. Các thi sĩ là những phù thủy sẽ phất chiếc đũa thần làm nguồn phấn khích để tung ra những hình ảnh, cảm tình và ý nghĩ chứa đựng một sức mạnh truyền cảm vô biên. Aragon nói : « những từ ngữ đơn giản nhất cũng có đầy sức mạnh », Paul Eluard bảo : « Ái tình chỉ là những từ ngữ bao la mà nói lên một cách dịu dàng » (Immenses mots dits doucement). Jean Cayrol thì cho “Từ ngữ cũng là những đền đài để ở”,  tùy mỗi thi sĩ mang lại cho nó một nội dung, để gợi nên những tình cảm tư tưởng mãnh liệt khác nhau. Điều can hệ nhất là tâm trạng phải mãnh liệt sống. Thi sĩ Paul Eluard cho rằng khi ta đang sống mãnh liệt trạng thái tâm hồn nào, thì các từ ngữ ta phát biểu ra lúc đó dù là ý thức hay vô thức đều mang mầu sắc của tâm trạng đó, và gợi lên những hình ảnh, tình cảm, ý nghĩ về trạng thái vui, buồn hay căm thù, êm dịu tùy đó :

Những từ ngữ nào tôi đã không nói ra ấy là tối nghĩa đối với tôi.

Còn tiếng nào tôi đã nói ra được thì có chi bí ẩn đâu.

Những danh từ cụ thể.

Chúng bởi đâu đến với tôi

Trên lớp sóng trừu tượng đó

Bao giờ cũng thế.

 

 

Nó chìm đắm tâm hồn tôi

Các từ ngữ cũng giống như các tình cảm

Chẳng phải vô cớ mà ta thừa tự được

Bởi vòng hào quang các nạn nhân

Bởi những giấc ác mộng của niềm thất vọng

Bởi sự căm thù là nỗi xao xuyến

Bởi một quần chúng thất bại và mệt nhoài

Ngã gục trong buồi xuất trận đầu tiên…

Từ ngữ về mái nhà trong thành phố các kẻ nghèo nàn

thì cũng nghèo nàn như nhà của họ ở.

(Poésies ininterrompues).
Ý nói khi thi sĩ căm thù và phẫn nộ hộ các nạn nhân của gii nghèo khó thì tự nhiên các từ ngữ phát lộ ra cũng vương mầu căm thù, tuyệt vọng và xao xuyến như vậy.

Đó là đòi hỏi hồn nhiên trong việc phát biểu tâm trạng. Còn nói đến tâm trạng và tứ thơ của các thi sĩ ngày nay ta sẽ thấy có ba tâm trạng chính: Trước hết là một niềm căm phẫn đối với cảnh bất công, dã man và tuyệt vọng của thế giới hiện đại, hay theo kiểu nói của Auden, công phẫn đối với « cuộc đời đen tối và đầy khó khăn của thể hệ chúng ta ». Cái thế gii mà các nhà triết học hiện đại đã diễn tả, và nhóm thi sĩ cận đại Anh (Cécil Day Lewis, William Empson, John Lehmann, Louis Mac Neice, W. H. Audeo, Stephen Spender, Charles Madge, George Barker, Dylan Thomas và T.S. Eliot)  đã tố giác ; cái thế giới tràn đầy :

 

Cả một hệ thống đường rầy, tiền bạc, chữ là chứ. .

Những buổi cơm, bảo chi, mậu dịch, những buổi tranh luận,

Phim ảnh, vô tuyến điện ; tệ hại nhất là hôn phối.

Đêm ngủ chẳng ngon... » (Lê Thanh Châu, dịch của St. Spender).
Hầu hết các thi sĩ cận đại và hiện đại đều cảm nhiễm sâu xa cái tâm trạng đó và đều lên tiếng phẫn uất. Đó là những Henry Heine, những W. Borchert ở Đức, những Eluard, Aragon, Prévert ở Pháp và những thi sĩ kể trên ở Anh.
Tâm trạng thứ hai là tâm trạng chán mứa tuyệt vọng về thân phận bí nhiệm và đau khổ của kiếp người:

Tâm thân phi lý của tôi tù đầy,

Trong những đà sống rời rạc tan hoang…” (Eluard).

Là con vật tồi chả có gì để dẫn tới nơi xa kia.

Tôi không có quyền sử dụng thời gian,

Nắm bụi tàn trong tôi nào biết đường đi…” (P. Éluard).

Tâm trạng thứ ba là một tâm trạng phục hồi niềm hy vọng trong việc xây dựng lại phẩm giá con người trong tình huynh đệ cộng đồng, trong tập thể :

Bài ca mới, bài ca hay hơn,

Hỡi các bạn, tôi soạn ra đây :

Chúng ta muốn ngay trên mặt đất,

Dựng lên được thiên đường. 

Mọc đủ thức ăn ở dưới này,

Cho con cháu của loài người.

Hoa hồng, hoa sim, những vui, những đẹp,

Đậu bùi cho tất cả mọi người.

Ca của tôi, ca mừng lễ cưới,

Bài ca hay hơn, bài ca mới !

Trong tâm hồn tôi, mọc những sao,

Chứng kiến cuộc nhập môn tuyệt diệu… 

(Heinrich Heine, trong bài “Nước Đức, chuyện mùa đông”).

 

Trong tất cả những niềm tâm trạng lớn lao đó, xen vào các nỗi vui buồn, yêu, ghét nho nhỏ của cuộc đời, tạo nên những phút sống mãnh liệt hay dìu dịu. Các thi sĩ ngày nay đã đón nhận hết thảy để phát biểu ra bằng những từ ngữ riêng biệt theo chiếc đũa thần của họ, phổ thành những khúc ca mới có những âm điệu và tiết tấu riêng của chúng. Đó là Lịch sử và ý nghĩa của Thơ Tự Do. Nếu trong bọn họ, có khi nào trở nên tối tăm rắc rối, thì lỗi ấy không phải ở lỗi thơ TDo nhưng là lỗi ở những phút sống ngông cuồng lập dị, xa quần chúng của họ. Mỗi người sẽ tự tạo nguồn thơ và tự nhận lấy vinh dự riêng biệt.

(VHAC số 16)

 

 

III

MỘT TÂM TRẠNG CỦA THỜI ĐẠI

(VHAC số  18)

 

 

NHƯ ta đã thấy qua dòng lịch sử, thơ tự do cũng như phong trào Hội họa mới, ban đầu chỉ là một cố gắng giải thoát tầm tư muốn đi tìm kiếm những thi tứ và hình ảnh mới lạ để thay thế vào những tứ thơ mực thước, khuôn khổ đã bắt đầu nghèo nàn. Các thi nhân cũng như người họa-sĩ muốn dùng trí tưởng tượng để đi đến những hình ảnh mới lạ. Trong hội họa, Gauguin diễn tả những khóm lá cây vàng nổi bật trên nền trời đỏ máu. Trong thi ca Rimbaud cũng tạo nên những đêm xanh lá cây » và « những điện dài dưới đáy hồ ». Dần dần, từ những hình ảnh với màu sắc lạ lùng nhưng còn có thể gần sự thực đôi chút, hay ít nhất còn có thể gần trí tưởng tượng của con người bình dân (những hình ảnh trong thế giới thần tiên), các thi nhân đã muốn có những hình ảnh tân kỳ hơn nữa: họ phải đi vào thể giới ảo giác như Rimbaud, hoặc thế giới bí hiểm như Mallarmế. Nhưng ở đây cũng chỉ là một sự phóng bạt của trí tưởng tượng, không có nguyên tắc nào làm căn bản cho các hình ảnh ảo giác kia, Phải đợi đến sáng kiến của các nhà hội họa, những con người sống trong thế gii màu sắc và hình ảnh, mới có được những nguyên tắc và lý thuyết khá hợp lý cho con đường văn nghệ mi.  Như chúng ta đã thấy trong hội họa, các nhà nghệ sĩ cho rằng không những ta có thể vẽ những hình ảnh có thứ tự và mầu sắc theo đúng sự vật trong thực tại mà còn có thể chỉ vẽ những nét chính, những hình ảnh thiết yếu của thực tại, như những nét phác trong bức tranh thủy mạc. Hơn nữa sự lựa chọn cho nét chính thế nào là tùy ý họa sĩ, miễn là khiến cho người thưởng thức có thể dùng trí tưởng tượng hoặc trí hiểu mà đi tới được hình ảnh nhà nghệ si muốn diễn tả ra là được. Sau nữa nghệ sĩ cũng có thể diễn tả những cảm giác và ý nghĩ của mình trong tùy khoảnh khắc nào đó. Vậy bình ảnh và màu sắc không lệ thuộc sự vật khách quan, nhưng lệ thuộc tâm trạng của tác giả : miễn làm sao truyền thông được trạng thái đặc biệt đó trong tâm hồn người thưởng thức.

 

Vậy cái cốt yếu trong thơ tự do cũng như trong hội họa hiện đại chính là ở cái tâm trạng người nghệ sĩ. Chính cái tâm trng ấy tạo nên nội dung của nghệ phẩm. Ban đầu là cái tâm trạng muốn tình nguyện đi vào thẻ giới ảo giác, thế giới của tân kỳ, của cung cấm nhiệm mầu : đó chỉ là một tâm trạng chỉ có mầu sắc nghệ sĩ tính. Nhưng dần dần tâm trạng đó biến đổi do hoàn – cảnh của thời đại đưa đến một tâm trạng có tính cách triết học.
Cuộc Đại chiến thứ nhất là nguồn gốc của tâm trạng đó. Bức họa thời danh của Pablo Picasso, bức Guernica (Ckiến tranh) đã đem lại cho nghệ thuật hai báu vật; trước hết là một lối diễn tả tân kỳ. Chiến tranh cũng như cảnh con tầu đắm, đưa lại cho sự vật và con ngưi một hình ảnh tan tác, đau thương, bỗn loạn: bom đạn đã xé nát con người: đây một mảnh đầu, kia một con mắt, kia một miểng mông. Con người trong cảnh bom đạn đã trở thành một quái vật khủng khiếp của thời hoang đường. Nẵu Rimbaud còn sống chắc không cần đi đâu xa vào cõi ảo giác, chỉ cần nhìn thấy cảnh bom đạn xâu xé con người và thế giới cũng đủ có muôn ngàn ảo cảnh rồi. Nhưng cảnh chiên tranh còn đưa con người đến một quan niệm mới về cuộc đời: quan niệm bi đát về thân phận vũ trụ và con người, Chính trong trận đại chiển thứ nhất (1914 – 1918), các triết gia như Gabriel Marcel và Sartre đã tìm ra khía cạnh bi đát của thân phận con người và cái vô lý của vũ trụ, nếu nó không do một đẳng Hóa-Công hưng dẫn. Các nghệ sĩ cũng ảnh hưởng tâm trạng đó. Xưa kia,  Beaudelaire và Rimbaud cũng đã linh cảm thấy cái vô lý và nỗi xao xuyển ấy,  nên đã phát ra những lời công phẫn:

« Đắm mình vào đáy thẳm của vực sâu 

Thây mặc kệ! Đầu Thiên Đường Địa ngục »

Đến sau Đại chiến thứ nhất, thì nhiều văn nghệ sĩ mặc nhiên đi vào nỗi xao xuyển công phẫn ấy, để chỉ tin có mỗi một điều là cuộc đời đường như phi lý. Đã không còn tin tưởng ở sự gì hữu lý, cho nên hình ảnh cuộc đời đối với họ là huyền diệu, đổi thay, là nay còn mai mất, không còn có gì nhất trí hòa hợp. Cảm giác của họ cũng đổi mới theo nếp sống vật v, buông lỏng theo những ngày tháng trôi qua trong nếp sống vô nghĩa và vô định. Nhìn vào. cuộc sống, vào vũ trụ, vào sinh hoạt cuộc đời, họ chỉ nhìn thấy những khía cạnh tan nát, chán chường, rời rạc và vô nghĩa. Bởi thế trong nghệ thuật họ cũng chỉ biết diễn tả tâm trạng hỗn loạn như vậy, bằng những hình ảnh mà bản năng, cảm giác và tâm trí đã đem lại trong từng khoảnh khắc cuồng loạn đó. Văn thơ hay hội họa hết thảy đều diễn tả những hình ảnh rời rạc, tan tác của một cái gì vỡ nát : như những vật bị xô đẩy, vùi dập trong bão tố, như con tàu đắm trong vực thẳm của đại-dương.

Tóm lại, tất cả những hình ảnh trong văn nghệ phẩm của họ đều đến từ một tâm trạng xao xuyến lo âu trước một cuộc sống vô nghĩa, hỗn loạn, trong một thế giới mà Gabriel Marcel gọi là thế giới cô quạnh (Univers désertique ) và rạn vỡ (le monde cassé ), cái mà Sartre gọi là phi lý, thừa thãi và buồn nôn ; thế giới say sóng và đắm tầu. Sau Đại chiến thứ hai, tâm trạng đó càng ăn sâu vào trí óc nhiều người, cho nên thơ tự do lại càng được thanh niên ưa chuộng hơn nữa và hầu như gần hết thảy các thi sĩ thời danh trên thế giới bây giờ đều dùng ít nhiều lỗi thơ này.

 

 

Cái tâm trạng xao xuyến, thắc mắc, chán chường và tuyệt vọng về một thế giới vô nghĩa, rạn vỡ và cô quạnh kia tất nhiên không thể diễn tả bằng lối thơ mực thước khuôn khổ cho đạt hết mọi khía cạnh của nó được. Vậy thiết yếu tâm trạng đó đòi hỏi một lối trình diễn tự do hơn, với một nhịp điệu phù hợp hơn với tâm hồn thi nhân của thời đại. Như Baudelaire đã đòi hỏi trước kia về một lối thơ đủ đáp lại “ những biến động trữ tình của tâm hồn, đủ thích ứng với những đợt sóng chập chờn của mơ mộng, và thích ứng với những biến chứng đổi thay của ý thức” của con người xao xuyến ngày nay,
Tuy nhiên, không thể vì sự tự do mà lối thơ này có thể miễn trừ được hết những điều kiện tối thiểu của một bài thơ. Nghĩa là, thiết yếu nó phải khác hẳn với văn xuôi. Vậy lổi thơ Tự Do thực thụ và xứng đáng là THƠ sẽ vừa có những đặc sắc khác hẳn vi Thơ xưa, đồng thời cũng có những mầu sắc khác hẳn vi văn xuôi. Ta có thể phân biệt mầu sắc khác biệt của nó trong mấy điểm sau này:.

1.– Hồn thơ

2.– Nội dung và sự nhất trí trong nội dung.

3.– Nhịp điệu.

 

 

HỒN THƠ TỰ DO

 

Có những người bảo rằng thơ tự do chỉ là một thứ văn xuôi được viết xuống hàng, và chỉ còn có hình thức thơ ở chỗ nó xếp ra thành từng câu, ngắn dài khác nhau. Và nếu có xếp lại theo như văn xuôi thì bài đó, đoạn văn đó cũng không thay đổi gì. Thực sự, cũng có những bài thơ tự do chỉ có tính cách như vậy, nghĩa là nó chỉ là một thứ văn xuôi trá hình. Lại có cả những người lập dị, muốn xếp cả những câu thơ Lục bát thành một hình thức « tự do » ; theo họ, ta có thể biển truyện Kiều ra thơ tự do được :

Trăm năm trong cõi

người  ta

Chữ tài chữ mệnh 

       khéo là 

           ghét nhau…

Đó là một thứ lập dị thực thụ. Người làm như vậy đã không hiểu rằng thơ tự do là tự nó đòi hỏi một hình thức sắp đặt theo nhịp điệu của dòng tư tưởng, chứ không phải chỉ là một sự tự do xếp đặt câu thơ cho có một hình thức nào đó tùy ý độc đoán của từng thi nhân.

Vậy thế nào là một bài thơ, nghĩa là một bài khác với văn xuôi ? Nói cách khác, cái gì tạo nên mầu sắc thi tứ, cái gì tạo nên hồn thơ ? Không kể đến cái nhịp điệu riêng của thơ mà tôi sẽ phân tách dưới kia, thơ còn có một cái vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát của nó trong cách diễn tả. Một sự giải phóng khỏi những luật lệ thông thường của văn phạm, khiến cho câu thơ được nhẹ nhàng, gợi cảm, gợi ý, gợi tình nhiều hơn. Nói cách khác, thơ dành riêng cho trí tưởng tượng của người thưởng thức nhiều hơn. Văn xuôi phải nói đằng tả, khúc triết, mạch lạc, phải dùng nhiều chữ liên tự và giới tự v.v… Ta thử lấy những thí dụ đ% so sánh.

Thí dụ một bài tả cảnh văn xuôi nói :

“Chiều hôm đó, khi chúng tôi tới Đèo Ngang thì trời đã xế tà. Phong cảnh thật là tuyệt trần. Cỏ cây chen lẫn vào khe đá. Mầu hoa pha trộn với sắc núi. Dưới chân núi xa xa, một vài chi tiều phu đang lom khom kiếm củi. Và ở đằng xa xa nữa, là một cảnh chợ búa ven sông. Tôi đứng trên cao nhìn xuống và nghe tiếng thú vật kêu la. Những tiếng cuốc kêu như thương nhà thương nước. Lòng tôi man mác một mối tình…”  thì trong giọng nói của nhà thơ ta chỉ thấy những lời nhẹ nhàng gợi cảm hơn:

“ Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú.

Lác đác bên hông chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia,

Dừng chân đứng lại, trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”.

(Bà Huyện Thanh Quan)

Và đây là tình cảm của cô Kiều trong lối diễn tả của thi nhân :

« Vui là vui gượng kẻo là,

aii tri âm đó mặn mà với ai ?

Thờ ở gió trúc, mưa mai,

Ngẩn ngơ trăm nỗi, dùii mài một thân:

Nỗi lòng đòi đoạn xa gần, ...

Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau ? »

(Nguyễn Du)

Đoạn này, nếu văn xuôi thì sẽ phải dài dòng và ít gợi cảm hơn nhiều. Lại cả đến, những cảnh tượng dâm dật, hỗn loạn, ô nhục, người thơ cũng có thể dùng những cách nhẹ nhàng, thanh thoát, bóng bẩy đẽ đủ gợi ý mà thôi, thí dụ trong Nguyễn Du ; những câu :

. “ Biết bao bướm lả ong lơi..

Con ong đã tỏ đường đi lối về…

Dập dìu lá gió cành chim…”

Ngay cả đến việc nghị luận, thơ cũng có thể đem lại một hình thức thơ mộng, nhẹ nhàng, bớt nặng nề, khô khan được :

« Người ta khổ vì thương không phải cách, 

Yêu sái duyên và mến chẳng nhầm người.

Có kho vàng nhưng tặng chẳng tùy nơi,

Người ta khổ vì xin không phải chỗ , (X.D.)

Nếu nghị luận đằng tả, người ta sẽ nói :

« Phàm ở đời, nhiều khi người ta phải khổ vì tình yêu. Mà nỗi khổ đó thường ra lại đó sự dại khờ của mỗi người. Khổ vì không biết thương cho phải lẽ. Khổ vì yêu không đúng người hợp duyên với mình, Khổ vì mình có kho tàng yêu mến giầu có mà đem gửi vào những chỗ người ta không yêu mình, không đáp lại mối tình của mình. Sau hết còn khổ cả vì trót đi tìm tình yêu ở những người không yêu mình… »

Nói tóm lại, văn xuôi là thứ tiểng nói thường tình, như lời ông thày dậy nhà trưởng giả học làm sang, trong vở kịch của Molière. Văn xuôi là thứ tiếng chúng ta nói thường ngày. Phải có sự mạch lạc đằng tả, khúc triết, để người nghe có thể hiểu được dễ dàng. Còn thơ là tiếng nói nhẹ nhàng, bóng bẩy, gợi tình, gợi ý, gợi cảm nhiều hơn vì nó bắt buộc ngưi nghe, người đọc phải cộng lực vào bằng trí tưởng tượng về kiểu xa hơn điều thi nhân diễn tả. Cho nên thơ tự do cũng có và phải có sự bóng bẩy, ẩn ý, gợi tình gợi cảm, gợi tư tưởng như vậy :Thơ là một thứ tiếng nói kể lể nhẹ nhàng, thanh thoát.

 

NỘI DUNG VÀ SỰ NHẤT TRÍ TRONG THƠ TỰ DO

 

 

Bắt kỳ ở trong nhóm nào, thơ Tự Do cũng đòi hỏi sự phát biểu toàn vẹn con người, bằng đủ mọi cách thể, hình ảnh và từ ngữ. Con người toàn vẹn ở đây là con người của trí tuệ, của cảm tình, của trực giác, của bản năng ; con người sống trong mọi khoảnh khắc và trạng huống, trong mọi khía cạnh, từ khía cạnh sâu xa thâm thúy, lành mạnh, linh hoạt đến những khía cạnh hỗn loạn, sa đọa, bỉ ổi, độc ác, chán chường. Hình thức và hình ảnh thì rất bao la rộng rãi, tùy như sự gợi ý của tư tưởng, tình cảm, bản năng, trc giác lúc đó. Nhưng miễn là toàn thể phải đem lại một sự nhất trí. Nghĩa là toàn thể các hình ảnh và ý tưởng rời rạc phải quy về một hình ảnh hay tư tưởng cảm giác duy nhắt, lớn lao, toàn thế. Như tôi sẽ trình bầy ở dưới.

Bây giờ trước tiên ta hãy phân tích cái sắc thái đặc biệt thường chứa đựng trong các bài thơ tự do hiện nay trên thế giới. Đó là do hai tâm trạng chính tạo nên.

Một tâm trạng có quan niệm bi đát về cuộc đời như tôi đã kể trên kia. Những người có quan niệm này thường coi cuộc đời là phi lý, cuộc sống là vô nghĩa. Họ có một luận điệu công phẫn, riễu cợt đối với mọi sự trên đời. Và đây là thân phận con người, theo Paul Éluard:

« Trong giấc mộng này, thời gian sinh tồn chỉ còn là một lời giản dị 

sinh ra và chết đi

Các xương sống lưng tôi các gân cốt tôi xác thịt tôi

Run rẩy bập bẹ trong ngu dốt

Và tôi mất hết cốt cách bề ngoài

Tôi mường tượng tạo vật và các nguyên tố

giống như một kẻ ăn mày

Và thịt tôi nghèo nàn máu tôi sung mãn

Tấm thân tôi tù ngục phi lý.

Trong những thúc đẩy của đà sống hỗn độn

Và tôi ngã xuống và tôi chổi dậy

Vẫn trong một vực thẩm thiết yếu

Vẫn trong một cõi thiểu hình ảnh

Trên dưới chân lý đơn giản

Ngày tầm thường và đêm mọi khi

Vì một địa điểm cuộc sống 

Chẳngg tốt chẳng xấu

Một cuộc sống thâu hút sự chết

Không có vẻ gì đang kể.

(Blason dédoré de mes rêves

trang 53, tập Poésies ininterrompues II)

Và thân phận kiếp sống theo-J. Prévert.

« Tôi vẫn là thằng tôi

Lúc sinh ra làm vy

Những lúc tôi buồn cười

Thì tôi cười lên tiếag

Tôi yêu kẻ yêu tôi

Nào phải lỗi tại tôi

Nếu mỗi lần thay đổi

Chẳng yêu mãi một người

Tôi vẫn là thằng tôi

Lúc sinh ra là vậy,

(Je suis comme je suis, tập Paroles trang 96)

Trong cái thân phận vô nghĩa đó, họ chỉ thấy một vũ trrời rạc, vô vị:
“ Bầu trời và chìa khóa của nó 

Trái đất và chiec Máwg xước của nó

Tình yêu và phòng khách của nó

Kiêu nữ và khăn tay của cô

Chìa  khóa và ký ức của nó

Chiến tranh và thùng muổi thịt của nỏ

Sự sống và lời tạm biệt của nó

Sự chết và hy vọng của nó

Nước mắt và chỗ phơi khô của nó

Nụ cười và hàm răng của nó

Tên mật thám và vinh danh của nó

Sự túng cực và thị trường của mó

Mặt trời và điểm tối của nó

Mưa rơi và gương soii của nó

Đó là tất cả những cái tạo nên thế giới và bí quyết của nó” 

(J. Cayrol, trích Thi-tập « Les mots sont aussi des demeures », trang 20)

Và đây là cố gắng của con người dưới mắt J. Prevert:

Sức cố gắng nhân loại mang vải băng ung nhọt

và những vết thẹo chiến đấu

giữa phái thợ thuyền

với một thế giới phi lý và vô luật pháp

Sức cố gắng nhân loại không có nhà thực thụ

Sức cố gắng nhân loại chưa đến tuổi trưởng thành

Nó là thời đại của trại binh

thời đại của ngục tù và khám đường

thời đại của đại bác

nó nuôi những giấc mộng ghê sợ.

say sưa trong thứ rượu xấu của nhẫn nhục » 

(bài l’effort humain, trong Paroles, 93).

Và đây những cử chỉ vô nghĩa của con người:
Anh ta rót cà phê

vào trong ly

Anh la đổ sữa

Vào ly cà phê

Anh ta cho đường

Vào cà phê sữa

Với chiếc muỗng nhỏ

Anh ta quấy lên

Anh ta uống cà phê sữa

Rồi đặt ly xuống

Không nói với tôi một lời 

Anh ta châm

Một điếu thuốc lá

Anh ta nhả khói thành những đường tròn 

Anh ta gạt tàn thuốc vào đĩa đựng tàn

Không nói với tôi một lời

Không nhìn tôi

Anh ta đứng lên

Anh ta đội mũ vào đầu

Anh ta khoác vào người

Chiếc áo đi mưa

Bởi vì trời mưa

Rồi anh ra đi

Dưới trời mưa

Không một lời

Không nhìn tôi

Còn tôi, tôi

gục đầu vào bàn tay

Và tôi khóc,

(trích bài Déjeuner du matin, trg: 144)

Bài thơ diễn tả những cử chỉ đều đều gần như vô nghĩa của con nời thời nay : con người tự đắm mình vào cô đơn giữa thế giới rạn vỡ, và cô quạnh: “ Không nói một lời, không nhìn lên tôi”. Mặc dầu chung quanh ta vô số là con người. Sự cô đơn nhiều khi còn hòa thêm sự đói khát cùng cực, tuyệt vọng, khiến cho cảnh đời càng thêm chua chát chán chường :

“Bụng đói lạnh tê

Cô đơn kkông tiền

Cô gái mười sáu

Đứng im cô độc

Công trường Concorde

Trưa rằm tháng Tám

(J. Prévert, bài La belle saison, trg. 23).

Tình yêu, cũng không đem lại gì hơn cho con người. Tình yêu chỉ là một sự đổi thay, chán mứa :

Là con gái bằng thép tôi đã chẳng yêu ai trên đời

Tôi chẳng yêu ai trừ kẻ tôi đã từng yêu

Người tình nhân ở người tình nhân quyến rũ tôi hồii đó

Bây giờ mọi sự đều đổi khác phải chăng chính chàng không còn yêu tôi

Phải chăng tôi người tình nhân chẳng còn quyến rũ tôi ? 

(Fille d’acier, trg. 246)

Hay chỉ là một cơn cuồng loạn trong thế giới vô vị hỗn mang :

“ Người tình nhân và cô nhân tình vắt đùi lên cổ

Và đôi mắt trên mông đôi tay quờ khắp

Đôi chân dơ lên trời và đôi ngực lộn xộn

Tình yêu bị xử trảm, giải thoát và tươi tỉnh

Chiếc đầu bỏ lăn lóc trên thảm vải

Những ý tưởng bị bỏ rơi bị quên sót bị lạc đường bị đuổi ra ngoài, bởi niềm vui và khoái lạc – Những ý tưởng sát đất như lũ chuột khốn nạn của tử thần đang cảm thấy cuộc đắm chìm kinh hoàng của Tình Yêu..

(J. Prévert, bài Lanterne magique de Picasso, Paroles, trg. 239).

Trong cái thế giới cô quạnh, rạn vỡ và cuồng loạn đó, sự chào đời của

đứa nhỏ cũng hết mất những vui tươi hớn hở của một Victor Hugo xưa. Ở đây chỉ còn là những hình ảnh hơi chán chường :

« Những vệt trắng trong tủ

những vệt đỏ trên giường

Đứa trẻ trong bụng mẹ

Người mẹ trong cơn đau

Người cha trong hàng hiên

Hàng hiên trong mái nhà

Mái nhà trong thành phố

Thành phở trong đêm khuya

Tử thần trong tiếng kêu

Đứa trẻ vào cuộc đời » 

(bài Premier Jour, trg. 183).

 

Bài thơ khiến ta nghĩ đến quan niệm về con người của một Ôn Như Hầu :

“Thảo nào khi mới chôn nhau (rau) .

Đã mang tiếag khóc ban đầu mlà ra”

hoặc của một câu thơ cổ :.

Nhân sinh lạc địa thì

Vị tiến dĩ tiên tiên khốc

(Người ta lúc ra đời 

Chưa cười đã khóc trước.) 

Đó là tiểng khóc báo hiệu của một trực giác đứng trước tử thần. Trong một quan niệm như vậy về con người và cuộc đời, ta thấy có nhiều thi sĩ bây giờ thường buông những lời công phẫn, hoài nghi riễu cợt bất cần và thả mình theo những cảm giác hỗn loạn của những phút sống sa đọa.

Nhưng cũng có một khuynh hướng lạc quan khác. Trước sự bí nhiệm của cuộc đời, họ muốn tạo ra một niềm tin như P. Eduard, hoặc tựa vào một tín ngưỡng sẵn có như Charles Péguy, P. Claudel, để tự phấn khích mình và phấn khích cuộc đời.

Họ không còn là một phần tử lẻ loi đơn chiếc trong vũ trụ cô quạnh, thế giới rạn vỡ, nhưng là những anh em trong một đại gia đình. Họ khát vọng và phấn khích mọi người cùng nhau cộng tác để đi xây một thế giới tốt đẹp hơn, trong đó tình yêu nẩy nở với một màu sắc huy hoàng, một bầu khí ấm cúng :
Một Péguy nhận mình là ở  “quần chúng nhân dân, muốn lựa chọn những thực tại hèn mọn nhất của nhân dân, vạch rõ giá trị vĩnh cửu thực tại đó mà  nâng cao chúng lên, nâng cao nhân dân lên phẩm giá thực thụ của nó trước mặt Thượng Đế”. Ông muốn cầu xin cho toàn thể thế gii lên một cõi Địa Đường. Bởi thế dòng thơ của ông tràn đầy niềm tin yêu thắm thiết.

Tình yêu trong thơ Paul Eduard cũng nhuộm mầu hy vọng và phấn khởi của tập thể :

“Anh yêu em, anh tôn thờ em ..

Bên trên những con đường, mái nhà

Ở tận cùng những thung lũng phì nhiêu

Ở ngưỡng cửa những nụ cười và hải đảo

Nơi đó, không còn ai chết chìm chết cháy

Yêu ein trowg quần chúng tương lai

Để che chở cho khát vọng

Chân trời hiến cho trò chơi tuổi trẻ

Mọi sự dâng lên không gì lùi bước .

Người mù chiêm ngưỡng chúng ta

Người điếc ghe lời ta nói..” 

(Trong bài Les Chateaux des Pauvres, tập Poésies ininterrompues II).

Tình yêu ở đây không phải chỉ có hai người mà là ở giữa một thế giới tươi đẹp tràn trề hy vọng : bên trên các mái nhà, giữa những thung lũng phì nhiêu no ấm, những nụ cười và mọi người chung phần hạnh phúc, kẻ mù cũng vui nhìn, kẻ điếc cũng vui nghe.

Còn Nguyên Sa thì muốn cho người yêu vui chung cùng tập thể :

 

“Có gì đâu em: có một đoàn người

Cùng rủ nhau về góp mặt thành hai

Họ không dại khờ : góp trăng làm nến !

Chỉ những nụ cười góp lạ thành quen

Góp giọng hò làm trống ngũ liên,

Góp những bàn tay dụng thành đại hội

Cánh tay chắp cánh tay cho dài nửa với

Gạo quanh đồi góp lại bữa cơm chung

Họ cùng đi cùng góp tháng, góp năm…

Để sáng ngày mai làm sông làm biển. 

(Bài bát Cửu Long trong Thơ Nguyên Sa, trang 41).

 

Và Thanh Tâm Tuyền vì quá say mê một mối tình nhân loại, nên muốn góp nỗi nghẹn ngào cùng những người tình thành Budapest :

 

“ Hãy cho anh khóc bằng mắt em

Những cuộc tình duyên Budapest . . .

Anh một trái tim em một trái tim

Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác

Hãy cho anh giận bằng ngực em

Như chúng bắn lửa thép vào

Môi son họng súng

Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào,

Hãy cho anh la bằng cổ em

Trời mai bay rực rỡ

Chúng nó say giết người như gạch ngói

Như lòng chúng ta thèm khát tương lai.

Hãy cho anh run bằng má em

Khi chúng đóng mọi đường biên giới

Lùa những »gón tay vào nhau

Thân thể anh chờ đợi,

Hãy cho anh ngủ bằng trán em

Đau  dấu đạn

Đêm không bao giờ không bao giờ đêm

Chúng tấn công hoài những buổi sáng

Hãy cho anh chết bằng da em

Trong giây xích chiến xa tội nghiệp

Anh sẽ sống bằng hơi thở  em

Hỡi những người kế tập

Hãy cho anh khóc bằng mắt em

Hỡi những cuộc tình duyên Budapest”  

(Sáng Tạo số 4, trang 23)

Cả một niềm cảm thông nỗi đau hận của thành phố Budapest chiến đấu anh dũng: có lẽ chỉ có lối thơ tự do mới diễn tả được một cảm xúc chân thành và say sưa như vậy.
Ta thấy thơ tự do là cố gắng của con người thời đại muốn diễn tả mọi khía cạnh của cuộc sống con người: nhất là của con người đang lo âu xao xuyến về thân phận mình : hoặc diễn tả trong một luận điệu công phẫn, hờn dỗi, hoài nghi, diễu cợt, cuồng loạm; hoặc kêu gọi anh em đồng loại phấn khích trong công cuộc xây dựng đời sống huynh đệ thân yêu. Tất cả đều diễn tả bằng những hình ảnh mới lạ bột phát của tâm hồn say sưa ngây ngất, với một nhạc điệu thuận hợp cho từng tâm trạng của thi nhân.

 

 

 

 

 

SỰ NHẤT TRÍ TRONG THƠ TỰ DO

 

 

Thơ tự do có một sự nhất trí trong toàn thể của nó. Tuy nhiên sự nhất trí đó có khác vi sự nhất trí của thơ xưa.

Con ngưi ngày xưa sống trong những niềm tin và tình cảm nhất trí: họ sống từng giai đoạn trong những cảm nghĩ và phút sống nhất trí. Khi tin tưởng, họ để hết tâm hồn vào lòng sùng niệm. Lúc yêu đương họ đắm mình trong bầu khi ngây ngất của tình ái. Cho nên khi diễn tả các trạng thái của tâm hồn, họ thường đắm mình trong một bầu khí, một phút sống nhất trí, để rồi phát biểu trong một hình thức nhất trí. Người thưởng thức văn thơ của họ cũng dễ lây mình trong bầu khí vui buồn yêu ghét nhất trí đó. Sự vui buồn có pha trộn trong một tác phẩm thì cũng chỉ là tiếp theo nhau, hết vui đến buồn, hết mừng đến tủi, hết thương đến ghét, hết giận đến làm lành, chứ không lẫn lộn trong các trạng thái mâu thuẫn nhau trong cùng một phút sống. Hơn nữa khi định diễn tả tâm tình, họ cũng thận trọng lựa chọn từng ý nghĩ, tình cảm và cảm giác, vừa đủ và vừa xứng hợp với mục đích truyền bá và gợi cảm của tác giả. Mọi tâm tưởng đã nhất trí và lựa chọn cẩn thận như vậy cho nên tác phẩm có một nội dung và hình thức cân xứng nhất trí: điệu thơ thì nhịp nhàng đều đặn, khiến cho lúc độc giả đi vào bài thơ là đi vào cái bầu khí mà tác giả định diễn đạt, là đắm mình trong cái vui buồn mà thi sĩ đã tạo ra.

 

Tâm trạng của con người thời nay và nhất là của một số văn nghệ sĩ bây giờ, như tôi đã nói trên kia, thì khác hẳn. Cuộc sống náo nhiệt, xô bồ ; sự mất tin tưởng ở những giá trị vĩnh cửu đã tạo nên trong tâm tư họ những trạng thái thao thức, băn khoăn, chắp nồi, đổi thay: những cảm xúc bên ngoài đến xô bồ từng đợt, tạo nên những tình cảm và ý nghĩ bất nhất, trong từng khoảnh khắc.

Vả lại ngay trong từng đợt cảm nghĩ nhỏ nhặt của họ, cũng có pha trộn những xao xuyến thắc mắc bất định, thành ra sống chết, vui buồn, yêu ghét pha trộn. Không một ý nghĩ, cảm tình, và cảm giác nào thuần nhất, tinh tế, sáng sủa riêng biệt. Đang yêu đương tha thiết họ đã nghĩ đến chia cách, ly phôi, phản bội, lạnh nhạt. Đang sống trong hạnh phúc, họ đã lo sợ đến những tương lai hoạn nạn sầu khổ. Đang vui sống họ đã tưởng nghĩ đến cái chết đứng rinh. Đang ở trong ánh sáng rực rỡ, vui tươi, họ đã nghĩ tới những màu sắc rầu rỉ, đen tối. Không bao giờ sống những tình cảm thuần khiết, mà luôn luôn sông trong khắc khoải băn khoăn, luôn luôn tiếp nhận mọi thứ cảm giác xô bồ của ngoại giới, tâm hồn người thời nay như một chiếc máy thâu thanh được vặn lộn xộn qua muôn ngàn sóng điện đổi thay, phát ra những âm thanh hỗn loạn. Trí óc họ như tẩm gương quay cuồng đón nhận đủ thứ hình ảnh mẫu sắc cuồng loạn. Đã thế, các văn nghệ sĩ thời nay nhiều người lại muốn có tình đón nhận các cảm giác lộn xộn đó, rồi lại để mặc cho đả lòng tự ý giàn trải và diễn xuất ra trong nghệ thuật bằng những âm thanh, mầu sắc hay từ ngữ bột phát hoặc chợt đến trong tâm trí họ. Tuy chỉ có một ít người tuyên ngôn chủ trương lý thuyết “impulsionisme” (tự theo đà tình cảm thúc đẩy) nhưng thực ra hầu hết các nhà thơ tự do đều thực hành lý thuyết này. Tdễ cho tâm hồn phơi trải.

 

Cho nên trong thơ của họ, ta thảy những từ ngữ, hình ảnh so sánh, những màu sắc đột ngột lạ lùng và nhiều khi như rời rạc không ăn ý với nhau theo một thứ tự thông thường. Đang nói đến hình ảnh ý tưởng này lại nói đễn cảm giác xa vời khác. Tưởng như bài thơ không có gì ăn ý nhau.

Thực sự, thơ tự do vẫn có sự nhất trí trong toàn thể. Nghĩa là các hình ảnh và tư tưởng vẫn quy về một ý niệm, một tư tưởng về một cái gì duy nhắt. Thí dụ bài thơ về vũ trụ của J. Cayrol trên kia, tuy chỉ bằng những hình ảnh rời rạc, nhưng tất cả đều đưa đến hình ảnh về một vũ trụ vô nghĩa, và những nét sống vô vị của con người trong vũ trụ đó: trời đất, tình yêu, nhan sắc, chiến tranh, sống chết, nụ cười nước mắt, sự túng cực, những ngày sáng tri những buổi mưa rơi… Tất cả là những hình ảnh điển hình, những nét vẽ thủy mạc về một thế giới đều đều vô vị.

Bài đứa trẻ chào đời của J. Prévert cũng thế. Vài nét linh động, rời rạc để đưa đẻn một ý niệm ngày đứa nhỏ sơ sinh.

Và như bài « Làm thế nào được » dưới đây của Nguyên Sa :

Làm thế nào được chúng tôi ở giữa đường Catinat và khám lớn

Làm thế nào được gió lạnh về đêm

Làm thế nào được tối lửa tắt đèn

Làm thế nào được ngã ba lính gác

Làm thế nào được mắt nhìn ngơ ngác

Làm thế nào được đôi tay lạnh tê

Làm thế nào được khi đi ở thuê

Làm thế nào được thì không có củi

Làm thế nào được đôi chân bị trói

Làm thế nào được chúng tôi yêu nhau !… 

(Thơ Nguyên Sa trg. 46).

 

Bài thơ nói lên những khó khăn, đau khổ của con người nghèo đói, bơ vơ và mất tự do của mình mà chỉ cần dùng tới một ít hình ảnh ri rạc.

Sự nhất trí trong thơ Tự do ở đây như tôi đã so sánh là sự nhất trí của một con tầu đắm: các mảnh trôi giạt tuy tan nát, sứt mẻ, rời nhau, nhưng tất cả đều đem lại cho người đứng trên bờ biển nhận ra hình ảnh con tầu trước khi đắm. Tất nhiên phải cần nhiều đến trí tuệ và tưởng tượng, nhưng đó chính là mục đích của thi ca vậy.

Ngoài sự kể về những hình ảnh ri rạc như vậy, còn có một cách diễn tả hình ảnh theo tri liên tưởng (associations d’ idées): hình ảnh này đến, ta liền có thêm hình ảnh khác, nhờ sự liên tưởng và so sánh. Do đó, ta cũng đến được một thứ nhất trí linh động. Thí dụ bài Paris của Nguyên Sa :

 

Mai tôi đi dù hôm nay đang vào thu

Giòng sông Seine đang mặc áo sương mù...

Rồi cả người

cả Pari nhìn tôi qua một nụ cười nhắn nhủ

nụ cười mềm như ánh nắng của một cuộc chia ly

của một sáng mai khi những người phụ đổ rác bắt đầu đi

những thùng rác bắt đầu cọ vào nhau

với những tiếng kêu của một loài sắt lạnh

như những tiếng kêu của những chiếc đinh khô những mình búa rắn

của những đôi mắt nhìn theo

và tôi cũng nhìn theo

không biết người ta vừa khâm liệm mình hay khâm liệm một người yêu

Dù người yêu không phải là người con gái có mớ tóc vàng

nhưng cũng sợ phải viết những lá thư xank về xứ Đua Son

Dù đêm nay

…Mỗi chuyến metro qua vồi vội

giòng Seine cười ngoảnh mặt quay đi 

Dù đêm nay tháp Eiffel

Vẫn kiểng mình trong sương khuya

nhìn bốn phía chân trời… 

(Thơ Nguyên Sa, trg. 11).

 

Ta thấy những hình ảnh dị kỳ: người thơ nghe đưc cả “những tiếng kêu của những đôi mắt nhìn theo”.

Rồi các hình ảnh xô đến liên tiếp một cách đột ngột, từ cái nhìn qua nụ cười nhắn nhủ của Paris đến hình ảnh những người phu đổ rác, đến những chiếc thùng sắt, từ thùng sắt đến tiếng sắt cọ nhau, đến tiếng của đôi mắt nhìn theo, rồi cái nhìn của tác giả, đến ý nghĩ chia phải chết chóc, đến hình ảnh người yêu, đến những bức thư… Tất cả đến một cách xô bồ, nhưng đều liên lạc đến Paris vì là kết quả của sự liên tưởng đến những hình ảnh thân yêu nằm trong tiềm thức: tất cả tạo nên hình ảnh một Paris linh động với :

những chuyến Metro qua với vội giòng Seine cười ngoảnh mặt quay đi 

Tháp Eiffel kiễng chân chia bốn phía…

Thực ra phải là một người thiết tha với Paris nhiều lắm mới nhận ra những đặc sắc của nó.
óm lại sự nhất trí của thơ tự do không có tính cách trật tự, liên tục như những hình ảnh trong thực tế. Sự nhất trí ở đây đến nhờ trí tuệ và óc tưởng tượng hay liên tưởng. Hơi có vẻ trừu tượng, như trong một bức họa lập thể.

Trong bức họa cổ điển, khi tả một người con gái chơi đàn dương cầm, họa sĩ sẽ vẽ cảnh bài trí trong phòng khách: với những bình hoa, những chiếc ghế, những cuốn sách, và hình cô bé ngồi cạnh đàn ngay ngắn chỉnh tề, như chụp lại đúng thực tại. Trong tranh lập thể thì không nhất thiết phải như thế. Họa sĩ có thể diễn tả qua bức tranh cái bầu khí đã gợi nên qua tiếng nhạc của bản đàn. Chẳng hạn có thể diễn tả những hình ảnh diễn ra trong bài nhạc mà cô bé đang đờn, cảnh tượng của bài “Les flots du Danube» chẳng hạn, với những làn sóng khi mạnh khi nhẹ, những con tàu bập bềnh, những kinh thành nghiêng ngửa ven sông, những nàng con gái giặt áo bên bờ, những cảnh tưng bừng ngày hội khi trai gái khiêu vũ theo những điệu nhạc Tyrol… nói tóm, lại trên bức tranh có thể thâuu gồm hết thảy những hình ảnh đã hiện ra trong trí óc của người đờn hoặc người nghe như vậy. Các hình ảnh đó ngoài thực tại không nằm cạnh nhau, nhưng trong trí óc của con người nó ở bên nhau, một cách hợp lý. Sự hợp lý ở đây tùy theo trí liên tưởng của nghệ sĩ. Thơ tự do cũng có cái hợp lý và nhất trí đúng như vậy đó.

 

 

NHỊP ĐIỆU TRONG THƠ TỰ DO

 

 

Trong thơ cổ điển của bất cứ dân tộc nào đều có một thứ nhịp điệu ăn nhịp với khổ phách của từng lối thơ: Lục bát có nhịp của lục bát, thất ngôn có nhịp của thất ngôn, và ngày nay lối thơ tám chữ cũng có nhịp riêng của nó, Nhưng cái nhịp đó đã có khuôn khổ sẵn sàng. Cứ theo đúng luật của nó thì tự nhiên có nhịp điệu.  Một loại nhịp điệu sẵn sàng như vậy có điều tiện mà cũng có điều bất tiện: nó đưa người ta vào một bầu khí nhất định, nhất trí theo sự duy nhất của hồn thơ. Nhưng có sự bất tiện là nhiều khi sự nhịp nhàng đưa người ta vào bầu khí du dương của nhịp điệu mà khiến cho người ngâm không còn để ý nhiều đến tư tưởng diễn tả. Thí dụ đọc một bài thơ lục bát, đôi khi ta sẽ bị cái và nhịp nhàng êm êm của thơ dịu đi mà không còn chú ý nhiều đến lời thơ diễn tả ý tưởng nào đặc biệt. Sự khuyết điểm càng tăng, nếu như bài thơ diễn tả nhiều ý thơ khác nhau, chỗ này mạnh mẽ cảm khái, chỗ kia êm đềm dìu dịu, chỗ này buồn thương hối tiếc, chỗ kia hoan hỉ say sưa, chỗ này tối tăm sầu thảm, chỗ kia sáng sủa tưng bừng… Nếu ta bị dìu vào thế giới đều đều của thơ lục bát, ta sẽ giảm bớt sức giao ngộ tùy theo các cảm tình khác nhau kể trên, Vậy đáng lẽ, mỗi thứ tình cảm khác nhau như vậy đều phải có một khí thế riêng biệt, bởi đấy cần một thi mạch, một nhịp điệu khác nhau :

« Tiếng khoan như gió thoảng ngoài 

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa… »

 

Vậy nhịp thơ tự do sẽ tùy theo thi mạch và khí thế của ý tưởng tình cảm mà diễn tả, người ngâm sẽ phải chú ý nhiều đến ý tưởng của từng chữ từng đoạn, Sự sắp đặt câu đoạn sẽ tùy theo nhịp điệu và ý tưởng nào mạnh nhẹ, cần nhấn mạnh hay không. Sự bỏ chấm phẩy trong câu nhiều khi cũng  là cốt bắt người đọc phải thận trong suy tưởng tìm ra ý nào hợp với chữ nào và không còn thả mình theo đà thơ nữa. Thơ tự do đòi cả con người : trí hiểu, trí tưởng tượng và cảm giác phải luôn luôn đi sát với lời và ý trong thơ.

Nhưng nhịp thơ như vậy sẽ lệ thuộc vào ý tưởng tình cảm chứ không phải chỉ là tùy sự tự do độc đoán hoặc bừa bãi của thi sĩ. Vậy cái tài của thi  sĩ là sẽ đặt nhịp điệu làm sao cho người đọc thông cảm được thi mạch và nhịp điệu đúng với nhịp tình cảm tư tưng, đừng bắt người đọc phải chập chững hổn hển, như người vừa chạy đua xong. Như vậy là lập dị và tất nhiên là mất cảm tình của độc giả.

 

KẾT LUẬN .

 

 

Như tôi đã trình bầy, thơ tự do qua dòng lịch sử của nó, là một cố gắng của người thơ muốn tìm hết cách bộc lộ mọi khía cạnh của con người bằng hết mọi cơ năng : trí tuệ, tưởng tượng, tình cảm, cảm giác, trực giác, bản năng vv… nhờ hết mọi hình ảnh, âm thanh từ ngữ và sự vật của ngoại giới đã cống hiến cho con người. Thơ trở nên linh động, phong phú và sẽ giúp con người khám phá được những địa giới mới mẻ, u-ần nhất của cuộc đời.

 

Nhưng muốn đạt được ý nghĩa phong phú đó, người thơ phải nắm vững được khí thơ, phải bảo toàn được sắc thái thiết yếu của nó : sự nhất trí trong ý tưởng diễn đạt, cũng như nhịp điệu và sự nhẹ nhàng thanh thoát đặc biệt của thi ca, là những cái làm cho nó vượt ra ngoài địa gii của văn xuôi. Nếu không, nó sẽ không còn là thơ nữa mà chỉ là một thứ quái thai nửa thơ, nửa văn, khiến cho ngưi đọc không còn cảm thông được nữa.

 

Sau cùng tôi thiết nghĩ, dù người thơ của trường tự do hiện đại có đạt tới phương pháp diễn tả tài tình linh động và phong phú đến đâu đi nữa thì cũng vẫn phải công nhận một điều đơn giản này : là thơ tự do vẫn chỉ là một phương tiện xứng hợp cho một số tâm tưởng có giới hạn : Có những người có thể chấp thuận và quan niệm được “ những đêm xanh lá cây” (Rimbaud), những “giấc nặng nề tia nhọn sáng” (Thanh Tâm Tuyền), còn số đông người khác lại chỉ lĩnh hội được những đêm bình thường tối đen như mực, hoặc sáng sủa dưới ánh trăng… Đó là vấn đề thị hiếu (le gout). Người thơ không thể nào chứng minh và bắt ép được quần chúng phải nhận rằng có những đêm  mầu xanh lá cây. Bởi cái lẽ rằng chỉ có thi sĩ mới tưởng  được những đêm như thế. Và tâm hồn thi sĩ là những tâm hồn ngoại lệ. Và bởi cái lẽ rằng không phải ai cũng có cảm quan như thi sĩ. Có điều thi sĩ không không nên tự đặt ra một thế giới ngoại lệ quá xa quần chúng, và nhất là đừng quá khinh quần chúng. Thi sĩ đừng bảo rằng trình độ của thời đại còn quá thấp kém vì mình là những kẻ đi trước thời đại, đến nỗi muốn dạy cho quần chúng hiểu. Không! Quần chúng có thể hiểu các người lắm. Nhưng quần chúng không ưa. Thế thôi. Hiểu và không ưa là hai điều khác nhau và có thể đi đôi trong tâm hồn quần chúng. Vậy các người thơ không nên có thái độ của một ít thi sĩ non kia, chỉ biết a-dua theo người, mà không hiểu ý nghĩa chính đáng của thơ Tự Do.

Họ chế to ra những thứ thơ văn quá lập dị, quá khó hiểu, quá ngông cuồng ngạo mạn và khinh thường quần chúng. Đến khi bị quần chúng chê chối, phản ứng, họ lại la ầm lên rằng : “ Ấu trĩ, ấu trĩ, lạc hậu, lạc hậu, chưa hiểu được ta, chưa hiểu đưc ta”. Tôi không hiểu trong tâm trí các người này họ nghĩ đến loại quần chúng nào và đến trình độ thế nào của quần chúng. (1)

Tôi vẫn tin rằng Lịch sử vốn công bằng và sáng suốt. Chúng ta chỉ có thể lừa dối nó trong một thời gian ngắn ngủi. Nhưng nó, nó sống lâu dài và sẽ đào thải lần cho thật hết những cái gì là trẻ con vô vị. Và trong cái thị trường hỗn độn của Thơ Tự do ngày nay, nó cũng sẽ biết lựa chọn những gì là giá trị, những gì không.

Tin như vậy, cho nên tôi mới trân trọng giới thiệu cùng các bạn mấy giòng này về lịch sử và ý nghĩa chính đáng của Thơ Tự Do. Còn sự phán đoán giá trị của mỗi bài thơ là do tùy thị hiếu của mỗi người. Và sphán đoán tối hậu sẽ thuộc quyền của Lịch sử.

NGUYỄN-NAM-CHÂU

 

_____

(1) Để chế riểu lối thơ lập dị của một ít thi sĩ Việt-Nam, ông Hà-Thượng Nhân trong báo TDo ngày 13 tháng 9 năm 1958, đã làm một bài thơ dưới đây. Tôi xin trích dẫn để đánh dấu một phản ứng của dư luận.

CHIÊU-NIỆM QUÁI-THI

Nhớ gì hơn nhớ những bài thơ tự do quái đản

  1. T. N.

Hãy về đây

Những bài thơ

Một chữ

Hai chữ

mười lăm chữ

Chúng mày chửa khai sinh

Đã vội gì khai tử

Cha chúng này đọc sách Tây

Khoái dữ 

Một ý dắt ngang tai

Một ý cài giữa khố

Là thơ

Tự Do

của thời đại Cộng Hòa

Vượt lên chữ nghĩa thông thường

mẹo vần lạc hậu

Vượt lên tất cả

Trơ còn rỗng không 

Hãy về đây

những bài thơ 

con hoang thời đại

Cha chúng mày trót dạt 

Đẻ chúng mày thiếu tháng thiếu năm

Dù bên tơ dệt lụa chúng mày nằm

dù mặc áo trăm màu sặc sỡ

dị-kỳ quái gở 

Đời nhìn phút chốc quên ngay

Bấm đốt ngón tay.

thương chúng mày trẻ dại 

Muốn hú vía dựng chúng mày sống lại

đọc bài thơ chiêu niệm chúng mày nghe

Bảo là vè

Hay ký sự 

. . . gì cũng tốt miễn chúng mày biết chữ,

Biết lòng ta thươn nhớ chúng mày .

Như thương nhớ những bàn tay ăn mày ngoài phố

Mưa rơi trên ngõ 

Lầy

HÀ THƯỢNG NHÂN