CÁCH ĐÂY KHOẢNG MỘT THÁNG, nhà nhận định văn học Nguyễn Vy Khanh gởi tặng tôi một cột báo Tiền Tuyến có bài Tạp ghi tôi viết nhan đề Phước Long, khi quân phe Bắc đã tiến vào thị trấn này và 26 ngàn dân bị kẹt trong vùng giao tranh. Trang báo này do anh Võ Phi Hùng gởi tặng anh Nguyễn Vy Khanh và NVK tặng lại tôi. Đọc và ứa nước mắt. Từ đó tôi tìm trên Net, ở trang “Kho chứa sách xưa” nơi anh VPH tặng những bộ nhật báo của miền Nam qua những trang chụp từ microfilm mượn từ thư viện Đại học Cornell gồm nhật báo Tiền Tuyến (950 số từ tháng 1-1972 đến giữa tháng 3-1975), Sóng Thần, Chính Luận, Hòa Bình, v.v… Thật là một công việc đáng ngưỡng phục.
Tôi vô cùng ngạc nhiên khi tìm thấy rất nhiều bài tôi đóng góp trên TT từ tháng 5-1972 đến số cuối cùng. Với số lượng gần 30 bài, mà tôi không hề nhớ. Từ đó, ngày đêm tôi miệt mài tìm trang tạp ghi để đọc.
Thật là một hòn đảo vàng. Vâng. Thử tưởng tượng những trang báo dày đặc những tin chiến sự, những mẩu cáo phó, đen ngòm, lem luốc, như máu của miền Nam bị chảy tràn ra ngoài, và lâu ngày trở nên đen sệt trên những trang báo ngày, để trái tim mình phải đau nhói, thì cột Tạp Ghi là một tấm biểu trưng cho văn học miền Nam: Rằng giữa cõi hấp hối, văn chương miền Nam vẫn trỗi dậy lên tiếng. Nó là bảng phiên âm của một miền đất có quá nhiều thảm kịch. Nó là sản phẩm trí tuệ của riêng tờ Tiền Tuyến. Không báo nào có mục này, chẳng những vài ngày, vài tháng, nhưng là 365 ngày một năm và trong mấy năm liên tiếp, không dang dở. Nó mọc lên từ một biển đen, biển chết, biển máu, biển lửa.
Và tôi quyết định số Thư Quán Bản Thảo tháng 12 này sẽ là số có chủ đề Tạp Ghi Tiền Tuyến: Hòn đảo vàng văn học miền Nam…
TQBT sẽ là tờ báo duy nhất dành rất nhiều trang cho một cuộc săn tìm rất ngoạn mục về hòn đảo này.
𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐡𝐚𝐢 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐌𝐮̣𝐜 𝐓𝐚̣𝐩 𝐆𝐡𝐢
Nói đến Tạp Ghi, người ta nghĩ ngay đến chuyện cà kê, lấy chất liệu từ cuộc sống, hay từ xã hội mà tác giả có mặt. 𝑁𝑜́ 𝑙𝑎̀ 𝑝ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑎̂𝑚 𝑡𝑟𝑜̛̉ 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑝ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑏𝑎̉𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡𝑟𝑖́ 𝑡𝑢𝑒̣̂
Hằng hà sa số chuyện đời, dưới cái nhìn của nhà báo, nói chung là bản tin, nhưng đối với tạp ghi thì khác. Người viết phà vào những tin tức cứng nhắc ấy hơi thở. Và dĩ nhiên là qua văn chương.
Năm 1965, nhật báo Tiền Tuyến ra đời, do Tổng cục Chiến tranh Chính trị QLVNCH bỏ tiền, chọn người. Nó là tờ báo của quân đội, làm sao mà cạnh tranh với các nhật báo khác được điều khiển bởi hàng ngũ ký giả lão luyện, biết cách moi tiền của người đọc mỗi ngày, bằng những tin tức giật gân, những truyện đầy sex, hay truyện chưởng Kim Dung.
Giữa rừng nhật báo ấy, phải tạo cái gì thật đặc biệt, để thu hút người đọc. Và Tạp ghi là cái chiêu mà Tiền Tuyến tung chưởng ấy.
Người khai sinh ấy, tung chưởng ấy, đặt ra kế hoạch chương trình ấy là Phan Lạc Phúc, chủ bút báo Tiền Tuyến.
𝐊𝐲́ 𝐠𝐢𝐚̉ 𝐋𝐨̂ 𝐑𝐚̆𝐧𝐠, 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐚𝐢?
Xin thưa là Trung tá Phan Lạc Phúc. Chính ông đặt ra quy luật. Mục Tạp ghi phải là mục hàng ngày. Các bài viết ở mục này đều được trả tiền.
Nhà thơ Viên Linh – người đã từng làm việc tại tòa soạn Tiền Tuyến – nhận định về ông như sau:
“Ký giả Lô Răng. Đó là tên ký dưới mục Tạp Ghi của tờ Tiền Tuyến, một trong mấy bút hiệu của cố Trung tá Phan Lạc Phúc.
Mục Tạp Ghi xuất hiện lần đầu trong làng báo là trên tờ Tiền Tuyến, nơi trang 2, chạy hai cột báo (column) sắp chữ nghiêng (Italic) từ trên xuống dưới. Nó xuất hiện mỗi ngày, người khai sinh ra nó là chủ bút Phan Lạc Phúc. Thời gian ở Việt Nam ông không bao giờ nhận mình là nhà văn, chỉ tự gọi mình là ký-mục-gia (columnist), chữ này phát sinh ra từ cột báo mà ông phụ trách. Tạp Ghi Lô Răng chỉ Lô Răng viết được. Nó ăn khách đến nỗi nhiều độc giả gọi điện thoại vào sau mỗi ngày báo ra. Người ta bàn tán với nhau sau mỗi bài, và người ta chờ đọc mục ấy ngày hôm sau. Ngồi bên cạnh bàn ông, tôi thấy rõ ông viết như thế nào. Ông viết trước hết như một nhà văn, một mục chỉ hai cột báo, ông viết từ khoảng gần trưa, viết qua bữa ăn trưa, thường là khi sang cũng chỉ có cái croissant, ly cà phê sữa, hay trà sữa, những thức ăn gọn nhẹ, cầm lên tay được. Những cái croissant này có lẽ được mua từ nhà hàng La Pagode mang vào. Thường gọi là Quán Cái Chùa. Đó là tiệm cà phê giới nhà văn ngồi mỗi sáng, gọi là cà phê nhưng món trà sữa ở tiệm này lại rất đắt khách. Đây là sữa tươi, không phải thứ sữa đặc có đường của cà phê sữa. Thời đó ở Sài Gòn, sữa tươi là của hiếm. Lô Răng không ngồi ngay ngắn sau bàn mà ngồi ngả lưng trong chiếc ghế có lưng dựa, vừa viết vừa thỉnh thoảng lơ đãng ngó ra khoảng sân nắng, tay nhấc chiếc kính gọng vàng ra, khi lau khi không, đeo vào, rồi lại viết. Anh ít khi viết viết xóa xóa, mà khi đặt bút, là viết cả câu văn. Tôi thường nghe anh đọc thơ xuôi, đọc rất hay, có cung bậc nhất định từ đầu đến cuối bài, tôi nghĩ câu văn anh viết, anh đã đọc nhẩm trong miệng, trong đầu, câu văn tạp ghi có một thứ âm điệu mềm mại, đọc không trúc trắc bao giờ. Có lẽ anh đã đọc thử xong rồi mới viết nó xuống. Trong một âm điệu kiến trúc riêng.
Một bài Tạp Ghi Lô Răng thường có bốn hay năm đoạn, giữa hai đoạn phải bỏ trắng khoảng hai hàng chữ. Mỗi đoạn như thế là chuyển ý, ở trước chữ đầu tiên của mỗi đoạn phải có một chấm vuông lớn, nếu tôi nhớ không lầm. Tiền Tuyến mỗi ngày ra tám trang, anh Huy Vân trình bày bốn trang 1-8, 4 và 1 trang quảng cáo, tôi trình bày bốn trang, 2-3, 5 và trang kia quảng cáo. Trang 2 có mục Tạp Ghi và một bài tham luận chính, trang 5 là tiểu thuyết, truyện dài từng kỳ. Nhuận bút một bài Tạp Ghi Lô Răng là 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa. Mục này ăn khách như đã nói, Khởi Hành cũng có Tạp Ghi của Lô Răng, riêng nhuận bút tại Khởi Hành lại trả gấp ba lần Tiền Tuyến, thành 1.500 đồng một kỳ.
(Viên Linh: Mục Tạp Ghi và ký giả Lô Răng – nguoi-viet.com)”
(Hết trích)
Để biết số tiền nhuận bút có hậu hĩnh hay không, tôi lấy lương tháng của một thiếu úy năm 1972 chỉ số 250 là 2400 đồng. Đó là sĩ quan cấp úy, còn binh sĩ quân dịch thì dưới 1000 đồng mỗi tháng.
Việc trả tiền hậu hĩnh này chứng tỏ là mục tạp ghi là mục ăn khách nhất.
Linh Trang – người kế thừa Ký Giả Lô Răng trông coi mục Tạp ghi sau khi Ký giả Lô Răng thuyên chuyển sang đơn vị khác (tháng 7-1973) – đã có những nhận định nghiêng về văn phong và bút pháp, để cắt nghĩa tại sao chúng lại được đón nhận nồng nhiệt như vậy:
“𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑜̂𝑛𝑔, 𝑡𝑎̉ ℎ𝑢̛̃𝑢 𝑥𝑢𝑛𝑔 đ𝑜̣̂𝑡, đ𝑎́𝑛ℎ 𝑁𝑎𝑚, 𝑑𝑒̣𝑝 𝐵𝑎̆́𝑐, 𝑠𝑜́𝑛𝑔 𝑙𝑢̛𝑜̛́𝑡 𝑜𝑎𝑖 ℎ𝑢̀𝑛𝑔 𝑣𝑎̀ 𝑡𝑢𝑦𝑒̣̂𝑡 𝑑𝑖𝑒̣̂𝑢. Đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑔𝑢̛𝑜̛𝑚 𝑐𝑢̉𝑎 𝐿𝑜̂ 𝑘𝑖𝑒̂́𝑚 𝑠𝑖̃ 𝑥𝑜̂𝑛𝑔 𝑣𝑎̀𝑜 đ𝑎̂́𝑢 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑇𝑎̣𝑝 𝐺ℎ𝑖 đ𝑎̂̀𝑦 𝑐𝑎𝑚 𝑔𝑜 𝑛𝑎̀𝑦 𝑐𝑎̀𝑛𝑔 𝑙𝑎̀𝑚 𝑐ℎ𝑜 𝑎́𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑒́𝑝 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑠𝑎́𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜́𝑖, 𝑜̂𝑛𝑔 𝑙𝑎𝑜 𝑣𝑎̀𝑜 𝑚𝑜̣𝑖 đ𝑖̣𝑎 ℎ𝑎̣𝑡 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑐𝑎́𝑐ℎ 𝑡𝑖𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑜̂𝑛𝑔, 𝑛ℎ𝑒̣ 𝑛ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑏𝑎𝑦 𝑏𝑢̛𝑜̛́𝑚. 𝐶ℎ𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑠𝑢̛̣, 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑖̣, 𝑞𝑢𝑎̂𝑛 𝑠𝑢̛̣, 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡𝑒̂́, 𝑣𝑎̆𝑛 ℎ𝑜́𝑎, 𝑥𝑖-𝑛𝑒̂, 𝑎̂𝑚 𝑛ℎ𝑎̣𝑐, 𝑡ℎ𝑎̂̉𝑚 𝑚𝑦̃, 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑡ℎ𝑎𝑜, 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑖𝑒̂́𝑡, 𝑎̆𝑛 𝑚𝑎̣̆𝑐, 𝑣.𝑣…, 𝑏𝑜̂́𝑖 𝑐𝑎̉𝑛ℎ 𝑛𝑎̀𝑜, 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑣𝑎̣̂𝑡 𝑛𝑎̀𝑜 𝑑𝑢̛𝑜̛́𝑖 𝑛𝑔𝑜̀𝑖 𝑏𝑢́𝑡 𝑐𝑢̉𝑎 𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜̛̉ 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑎̀𝑜 𝑙𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑑𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑑𝑎́𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑛ℎ đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑠𝑎̂𝑢 𝑠𝑎̆́𝑐, đ𝑜̂𝑖 𝑘ℎ𝑖 𝑔𝑎𝑦 𝑔𝑎̆́𝑡 𝑐ℎ𝑢𝑎 𝑐𝑎𝑦, đ𝑜̂𝑖 𝑘ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑜̛ 𝑚𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑜̣𝑡 𝑛𝑔𝑎̀𝑜. 𝑇𝑎̂́𝑡 𝑐𝑎̉ 𝑐𝑎́𝑐 𝑡ℎ𝑢̛́ đ𝑜́ đ𝑎̃ 𝑏𝑖𝑒̂́𝑛 𝑚𝑢̣𝑐 𝑇𝑎̣𝑝 𝐺ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑚𝑢̣𝑐 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑐ℎ𝑢́ 𝑦́ ℎ𝑎̂́𝑝 𝑑𝑎̂̃𝑛 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑡𝑜̛̀ 𝑇𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑇𝑢𝑦𝑒̂́𝑛.
(𝐿𝑖𝑛ℎ 𝑇𝑟𝑎𝑛𝑔: 𝑁ℎ𝑎̂𝑛 𝑣𝑖𝑒̂́𝑡 𝑡𝑎̣𝑝 𝑔ℎ𝑖 𝑛𝑔ℎ𝑖̃ 𝑣𝑒̂̀ 𝑘𝑦́ 𝑔𝑖𝑎̉ 𝐿𝑜̂ 𝑅𝑎̆𝑛𝑔, 𝑇𝑇 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 16-8-1973)
Nhưng chính cái ngôi vị Olympic này của Ký giả Lô Răng đã làm những kẻ kế thừa, đảm trách tạm thời hay vĩnh viễn phải la làng, tiêu biểu là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền và Linh Trang.
𝗞𝗵𝗶 𝗡𝗵𝗮̀ 𝘁𝗵𝗼̛ 𝗧𝗵𝗮𝗻𝗵 𝗧𝗮̂𝗺 𝗧𝘂𝘆𝗲̂̀𝗻 𝗹𝗮 𝗹𝗮̀𝗻𝗴
Người oán trách Ký giả Lô Răng nhiều nhất là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền. Ông coi về phần Văn học của báo Tiền Tuyến. Ông được giao phó nhiệm vụ phụ trách mục Tạp Ghi sau khi Ký giả Lô Răng vắng mặt. Chỉ có vài ngày mà ông la hoảng. Dưới bút hiệu Ký giả Ba-Tê, ông “hài tội” Ký Giả Lô Răng:
𝐶𝑎́𝑖 𝑚𝑢̣𝑐 “𝑙𝑎̆𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑎̆𝑛𝑔” 𝑛𝑎̀𝑦 𝑙𝑎̀ 𝑑𝑜 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝐾𝑦́ 𝑔𝑖𝑎̉ 𝐿𝑜̂ 𝑅𝑎̆𝑛𝑔 𝑏𝑎̀𝑦 đ𝑎̣̆𝑡 𝑟𝑎. 𝐵𝑎 𝑏𝑜̂́𝑛 𝑏𝑢̛̃𝑎 𝑟𝑎̀𝑦 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑘𝑦́ 𝑔𝑖𝑎̉ 𝑛𝑎̀𝑦 𝑣𝑎̆́𝑛𝑔 𝑏𝑜́𝑛𝑔 𝑡𝑎̣𝑖 𝑡𝑜̀𝑎 𝑠𝑜𝑎̣𝑛, 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 “𝑏𝑎𝑦 𝑏𝑢̛𝑜̛́𝑚” 𝑛𝑜̛𝑖 𝑐ℎ𝑜̂́𝑛 𝑛𝑎̀𝑜, 𝑡𝑎 𝑏𝑒̀𝑛 𝑏𝑖̣ 𝐻𝑎̀ 𝐶ℎ𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑀𝑜̂𝑛 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑃ℎ𝑎𝑛 𝑙𝑎̃𝑜 𝐴𝑛ℎ 𝐻𝑢̀𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑐ℎ𝑜 𝑡𝑎̣𝑚 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̉𝑚 𝑡𝑟𝑎́𝑐ℎ. 𝑇𝑎 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑠𝑢̛̣ ℎ𝑒̂́𝑡 𝑠𝑢̛́𝑐 𝑏𝑢̛̣𝑐 𝑚𝑖̀𝑛ℎ. 𝑆𝑢𝑜̂́𝑡 𝑚𝑎̂́𝑦 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 đ𝑎̃ 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑙𝑎̀𝑚 𝑐𝑎́𝑖 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑎́𝑐 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑢̛𝑎 𝑡𝑖́ 𝑛𝑎̀𝑜 𝑙𝑎̣𝑖 𝑐𝑢̛́ 𝑛𝑔ℎ𝑒 𝑞𝑢𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑎𝑖 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐𝑎̂𝑢 ℎ𝑜̉𝑖 𝑝ℎ𝑎́𝑡 𝑠𝑜̂́𝑡 𝑟𝑢𝑜̣̂𝑡: 𝐾𝑦́ 𝑔𝑖𝑎̉ 𝐿𝑜̂ 𝑅𝑎̆𝑛𝑔 đ𝑎̂𝑢 𝑟𝑜̂̀𝑖? Đ𝑜̂̉𝑖 𝑡𝑒̂𝑛 𝑐ℎ𝑎̆𝑛𝑔? 𝐻𝑎𝑦 𝑐𝑜́ 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑚 𝑣𝑖̣ 𝑡𝑎̣𝑖 𝑡𝑜̀𝑎 𝑠𝑜𝑎̣𝑛? 𝐾𝑦́ 𝑔𝑖𝑎̉ 𝐵𝑎-𝑇𝑒̂, 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑎𝑖 đ𝑎̂́𝑦?
Ông nói là Ký Giả Lô Răng biết “bạn mình” muốn sống trong im lặng.. Nhưng lại tìm cách đẩy ông vào chỗ mở miệng:
𝑇𝑎 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖, 𝑡𝑎 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑙𝑎̣̆𝑛𝑔 𝑖𝑚, 𝑡𝑎 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑡ℎ𝑜̂́𝑖 𝑡ℎ𝑎́𝑐. 𝑉𝑎̀ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛𝑖 đ𝑎̃ “𝑐ℎ𝑜̛𝑖” 𝑡𝑎. 𝐶ℎ𝑎̆́𝑐 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛𝑖 đ𝑎𝑛𝑔 “𝑝ℎ𝑎̂̃𝑛” 𝑠𝑢̛̣ đ𝑜̛̀𝑖 𝑣𝑎̀ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛𝑖 𝑡𝑖̀𝑚 𝑐𝑎́𝑐ℎ “ℎ𝑎̀𝑛ℎ” 𝑏𝑎̣𝑛 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑐ℎ𝑜 đ𝑜̛̃ 𝑏𝑢𝑜̂̀𝑛. 𝑁ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑐𝑢̛́ 𝑡ℎ𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑙𝑒̃ 𝑡𝑢̛̣ 𝑛ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑚𝑎̀ 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔. “𝐵𝑎̣𝑛 𝑚𝑖̀𝑛ℎ” 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑚𝑖̀𝑛ℎ “𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖” 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑚𝑖̀𝑛ℎ “𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖” 𝑣𝑎̣̂𝑦. “𝐵𝑎̣𝑛 𝑚𝑖̀𝑛ℎ” 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑛𝑜́𝑖 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑛𝑜́𝑖 𝑣𝑎̣̂𝑦. 𝐶ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑐𝑢̛𝑜̛̃𝑛𝑔 𝑙𝑎̣𝑖 𝑙𝑎̀𝑚 𝑐ℎ𝑖. 𝑇𝑎 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑎 𝑛𝑜́𝑖 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑙𝑎́ 𝑐𝑎̂𝑦 𝑘ℎ𝑢𝑎 đ𝑜̣̂𝑛𝑔, 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑔𝑖𝑜́ 𝑡ℎ𝑜̂̉𝑖 đ𝑢̀𝑎, 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑐ℎ𝑎̉𝑦 𝑡𝑢𝑜̂𝑛 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖̃𝑎 𝑙𝑦́ 𝑐ℎ𝑖. 𝑇𝑎 𝑝ℎ𝑎́ 𝑙𝑢𝑜̂𝑛 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑐𝑎́𝑖 “𝑡𝑎” 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑜́𝑖. 𝑉𝑎̀ 𝑡𝑎 𝑟𝑜̂́𝑡 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑎𝑖 𝑐𝑎̉. 𝑉𝑎̀ 𝑡𝑎 đ𝑎̃ 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑚𝑜̣̂𝑡 ℎ𝑜̀𝑛 𝑠𝑜̉𝑖, 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑐𝑜̛𝑛 𝑚𝑢̛𝑎 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑎𝑖 𝑡ℎ𝑒̀𝑚 đ𝑒̂́𝑚 𝑥𝑖̉𝑎, 𝑐ℎ𝑜 đ𝑒̂́𝑛 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑣𝑒̂̀ 𝑚𝑎̀ “𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖” 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑙𝑜̂́𝑖 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̃ 𝑏𝑎̀𝑦 đ𝑎̣̆𝑡.
Đó chỉ là vài ngày Ký giả Lô Răng vắng mặt mà Ký giả Ba-Tê than như bộng, huống hồ khi Ký giả Lô Răng xa rời tòa soạn TT vĩnh viễn, thì không khí tòa soạn lại càng khủng khiếp.
𝗟𝗶𝗻𝗵 𝗧𝗿𝗮𝗻𝗴
Không khí ấy được Linh Trang – người kế thừa ký giả Lô Răng ghi lại như sau
“Mỗi sáng sớm vào tòa báo đã gặp ngay chú sắp chữ thân ái đòi bài. Vài phút sau lại chạm phải mặt anh chàng phụ trách Tạp ghi hối hả, bối rối như người đang chạy gạo vặn hỏi. Ngày thường dung nhan anh này cũng không đến đỗi tệ lắm. Nhưng từ khi ông Lô Răng bận đi học (nghe nói thời gian học 6 tháng), anh ta phải thay ông LR cai quản phần đất Tạp Ghi, nhan sắc anh ta bỗng sa sút thê thảm, hốc hác thấy rõ, đã vậy mặt mũi lúc nào cũng nhăn nhó khó thương.
Vào tòa soạn việc đầu tiên là anh trực chỉ cú nhìn lên bảng đen có bài độc giả nào ghim sẵn ở đó không? Sau đó anh ta nhìn qua thật nhanh các “nạn nhân” gà nhà trong tòa soạn để mở chiến dịch tấn công đòi nợ chữ. Cuộc đòi nợ diễn ra quá gắt gao hơn cả các chủ nợ cho vay tiền xanh xít đít đuôi. Các bạn ở đây, kể cả tôi nữa là con nợ thường trực được anh ta chú ý kỹ lắm. Đau khổ là như thế đó. Bởi vậy ngày thường rất quý nhau, nhưng từ ngày ông Lô Răng đi vắng, anh này thay thế và cứ réo bọn này để đòi nợ chữ nghĩa, là tôi cay và oán lắm. Nhưng dù cay, dù oán bọn này vẫn phải còng lưng cam chịu cảnh đoạn trường.”
(Linh Trang: Nhân viết tạp ghi nghĩ về ký giả Lô Răng – TT ngày 16-8-73)
oOo
Tiền Tuyến là tờ báo quân đội. Mà quân đội thì lệnh phải thi hành. Lệnh ở đây là phải giữ mục Tạp Ghi thường xuyên. Mỗi ngày phải hiện diện. Bởi vì nó là niềm hãnh diện của quân đội. Độc giả nô nức tìm đọc TT cũng nhờ sức hút của Tạp Ghi.
Vậy thì làm cách gì để giữ mục Tạp Ghi? Chỉ còn cách là cầu cứu những người viết ngoài Tổng hành dinh TT tiếp tay. Từ đó mới có Nhóm Tạp Ghi.
𝗡𝗵𝗼́𝗺 𝗧𝗮̣𝗽 𝗚𝗵𝗶
bài viết của Lê văn Phúc
Kể từ ngày Ký giả Lô Răng gác bút, khu vườn Tạp Ghi giao lại cho Linh Trang và Linh Cô Nương (tuy hai mà một) coi sóc, công việc kể có hơi nhiều. Thành thử Linh Trang phải huy động thêm thợ vườn để tiếp tay xới đất, nhổ cỏ, trồng bông, tưới nước, săn sóc cho khu vườn được hoa lá cành trăng lên lều vải… Các thợ vườn được tuyển dụng với tính cách phù động tạm thời cũng có gần tiểu đội rồi.
• Ông Lý Đình Dù chữ nho đầy bụng, lâu lâu lại xuất hiện với tràng giang đại hải tiếng Tàu, bè chữ nọ, ghép chữ kia, đảo trên, lộn dưới, biến hóa kỳ tình diễm ảo, nói chơi cho đỡ buồn, đỡ tức. Kể ra, có ông Lý Đình Dù mà vắng bóng ông Xã Xệ cũng là một sự thiếu sót đấy, Cô Linh Trang ạ. Xin đề nghị bớt lương các thợ vườn khác để tuyển dụng thêm một Xã Xệ cho có đôi.
• Ông Nguyễn Kim Phượng chắc là còn trẻ. Trẻ tuổi chắc phải là tài cao. Ông này cũng có vài thúng tiếng Tây tiếng Mỹ và thái độ bất cần đời. Ông có thể vung vít xỉ xỏ, nói bóng nói gió cho thiên hạ gật gù tán đồng tư tưởng, vì những tư tưởng lớn thường gặp nhau đôm đốp.
• Ông Trần Hoài Thư hẳn cũng vưỡn còn trẻ. Nghe tên có vẻ thư sinh, vóc dáng nho nhã. Lâu lâu lại thấy ông tạp ghi các vấn-đề nghe rất thời trang ưu tư bận rộn.
• Ông Chung Diễm Chấn là tay “thợ vườn” có lẽ lên hàng công nhật rồi chứ không còn hưởng lương hưởng quy chế phù động nữa. Ông là tay nặng ký của khu vườn, chả nói ai cũng biết. Nghe qua tên ông, đầu óc lệch lạc cứ liên tưởng đến… Chung Vô Diệm. Mô Phật, xin ông đại xá nhé?
• Ông Zadick, có lần đọc lại là Ông Già Dịch, phải tự cải chính mấy lần vì do lầm, nhất định phải là một ông Tây cả cộ hoặc một ông Mỹ lô-can, made in Vietnam 100%. Ông viết rất ngộ, y như người ngoại chủng nhìn người An-Nam ta từ A-pô-lô bằng viễn vọng kính vậy, mới nghe tưởng ông nói thiệt, nghe xong mới biết ông hổng nói đùa.
• Gần đây, ông Lạc Hà nhiều lúc thường trực canh vườn, mần đủ mọi chuyện, cũng tả xung hữu đột nhoài người. Cái tên ông cũng lại làm cho người đọc quáng gà, đôi khi đọc là Lạc… đà. Mô Phật.
• Linh Cô Nương và Linh Trang coi sóc vườn Tạp Ghi, thỉnh thoảng thấy thợ vườn vắng mặt hơi lâu, có vẻ như họ muốn tìm đường phú lỉnh thì lại ơi ới chiêu hồi, de dọa cúp tình giao hảo đề huề sẵn có.
• Thỉnh thoảng, Linh Cô Nương lại phóng một vài bài về xã hội phụ nữ thời nay rất ư mạnh dạn. Liền bà mà viết về phụ nữ thì nhất rồi, mà viết về thẩm mỹ thì số dzách, can không nổi.
Còn một số “thợ vườn” nữa quên tên, xin quý thợ miễn chấp. Lý do nông cạn là kẻ hèn này mới chân ướt chân ráo vào vườn. Trước đây, kẻ hèn này là “thợ rừng” nay về mần “thợ vườn” có hơi loạng quạng.
Đấy, khu vườn Tạp Ghi khá nhiều thợ đủ hạng như thế. Kỳ hương dị thảo lại vô hạn, vô cùng. Nếu như các anh thợ vườn này chia nhau ra coi, mỗi người phụ trách một vài loại hoa, một vài loại cây, một vài loại lá thì khu vườn sẽ khởi sắc và hấp dẫn cái một.
Chẳng biết các ông ở đâu, mần ăn thế nào, mặt mũi ra sao, giá mà có được cơ hội thuận tiện, xa gần tụ tập lại mí nhau đấu hót tưng bừng, nhậu nhẹt lai rai, thành lập một “nhóm thợ vườn” nói văn huê là nhóm Tạp Ghi thì âu cũng là một cái thú ở đời vậy. Linh Cô Nương nghĩ sao?
LÊ VĂN PHÚC