Đ𝐚̣̆𝐭 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐬𝐮𝐲 𝐧𝐠𝐡𝐢̃- 𝐓𝐮̛̣ 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐨̂ đ𝐨̛𝐧.

Trên đây là ý kiến của nhà văn Mai Thảo khi ông giới thiệu truyện ngắn “Bệnh Xá Cuối Năm” của tôi trên tạp chí Văn cach đây gần 50 năm.
Tôi đã tìm được ý này suốt những bài viết của ông, nhất là những bài viết về nhận định văn học. Cũng như những sáng tác của ông trên Văn, Vấn Đề, Sáng Tạo.
Tôi muốn dùng ý này để nó với em. Vì chính cái ý tưởng này đã giúp tôi trở thành một nhà văn khi tôi không bao giờ mơ tưởng.
Tôi là dân Toán. Kể ra để chứng minh, nhàvăn không phải là kẻ học ban C, tốt nghiệp Triết Học, hay giỏi về thi ca điển tích. Giữa ban Toán, và ban Văn Chương có sự khác nhau là một đàng sự suy nghĩ dựa vào thực nghiệm, và một đảng thì dựa vào mơ hồ, trừu tượng. Ví dụ như bài “Chiều” của Tố Hữu thời kháng Pháp mà tôi nhớ nằm lòng, rất thích trong thời sinh viên của mình:
“Lão ngồi bên cửa sổ
Trong nắng nhạt chiều thu
Còng lưng đan chiếc rổ
Mai bán lấy vài xu.
Bàn tay khô lẩy bẩy
Kéo mũi lạt tre vàng
Theo điệu buồn run rẩy
Trên làn môi khô khan”
Người có khiếu về văn chương sẽ phân tích bài thơ qua vần điệu, cấu trúc, qua ý thơ. Tác giả nghĩ gì. Tác giả nói lên điều gì. Có nghĩa là mượn chữ để mà đoán ý. Nói cách khác nhà nhận định là thầy bói không hơn không kém.
Riêng tôi, tôi mươn từ kinh nghiệm bản thân. Một chiếc rỗ được đan kết trong thời khốn khó thì phải đẹp, phải làm sao để dập vào mắt của người mua, phải trải qua một cuộc đánh giá của bao người. Có nghĩa là nó đòi hỏi người đan phải có một nghệt thuật, tay nghề. Tôi đã từng khâu những cuốn sách dày cả ngàn trang. Kim chích vào đầu ngón tay rỉ máu. Có khi kéo chỉ không căng nên những xấp giấy lỏng ra, khiến phải tháo ra làm lại. Còn lão già đan rỗ kia, nếu mà bàn tay khô lẩy bẩy thì làm sao mà có thể sản xuất ra một chiếc rỗ đẹp để mai bán lấy vài xu?
2.
Đ𝐚̣̆𝐭 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐬𝐮𝐲 𝐧𝐠𝐡𝐢̃- 𝐓𝐮̛̣ 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐨̂ đ𝐨̛𝐧
Tôi đã sống, và đã suy nghĩ. Suy nghĩ nhiều lắm. Chính vì thế mà tôi viết nhiều, rất nhiều. Hàng trăm truyện ngắn trước 1975. Không phải do từ sự thúc hối của chủ bút, hay đồng tiền. Đó không phải tự thành trong cô đơn. Còn chúng tôi không ai thúc hối. Viết là một sự tự nguyện. Viết là do tiếng gọi của văn chương. Viết là phiên âm cuộc sống của chính mình, dồng đội của mình.
Sống mà viết, chứ không phải viết để mà sống. Tố hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân của một thời tiền chiến, sự nghiêp họ huy hoàng vì họ sống và viết. Còn sau 1954, thì họ viết mà sống. Họđâu có bao giờ suy nghĩ. Bởi họ đã trở thành thợ thơ, thơ văn.
Có điều lại có biết bao kẻ ngây thơ tin vào thơ văn của họ.Thời “chống Mỹ cứu nước” và mãi đến bây giờ.
2.
Hôm qua tôi đã lấy bản thân tôi để làm ví dụ. Lấy cái tôi mình ra là một điều không tốt, ông bà mình vẫn thường hay dạy. Nhưng mà tại sao lại mang cái tôi của vua chúa lảnh tụ của mấy ca sĩ mấy tay triết gia ra mà học ? Cái tôi của tôi đây đâu có hại ai, trái lại hắn bị dìm tận bùn nhơ, hắn uống nước bùn, nằm trên gò huyệt, rên rĩ cha ơi con ơi em ơi đau quá, hắn lắc chuông đồng gọi âm hồn quỉ sứ…
Tôi bỗng nhớ đến thằng Hùng gốc nhảy dù. Hắn là lao công đào bình, mãn hạn bị đổi đến đơn vị thám kích của tôi. Và có lần hắn say, nhảy lên bàn thờ mà ngồi. Hắn nói tại sao lại thờ kẻ chết ?
Đấy, đặt sống là suy nghĩ đấy. Và Viết bắt đầu từ suy nghĩ đấy. Bởi vì tôi đã sống đã nghe được câu nói của người đồng đội của mình. Và từ đó câu nói ấy bắt tôi phải suy nghĩ. Rồi từ suy nghĩ này tôi mới viết. Có thể tôi suy nghĩ về một niềm tin tôn giáo đã mất. Và truyện tôi sẽ lấy tên là ” niềm tin thánh thần”. Có thể tôi suy nghĩ đến một người dám thách thức với thánh thần. Và truyện thứ hai lấy tên là “kẻ thách thức thánh thần”. Có thể tôi nghĩ đến một thế hệ chiến tranh già trước tuổi, và truyện sẽ lấy tên là “thế hệ trăm năm”. Có thể tôi sẽ suy nghĩ về những kẻ chưa biết triết lý nhân sinh J. Paul Sartre, Camus là ai, mà chính cái hành động ngồi trên bàn thờ ấy còn vượt xa cả trăm năm nhà triết gia vắt tay lên trán…. và truyện thứ năm của tôi sẽ mang tên là “Kẻ triết nhân không bằng cấp”….
Cám ơn ông Mai Thảo. Ông không dạy tôi viết văn, bởi vì tôi đâu có cần ai dạy tôi. Tôi học Toán mà. Tôi không có qua trường dạy viết văn Nguyễn Du. Nếu có học là học cụ Trần Tế Xương. Cụ chính là sư phụ tôi. Ông Mai Thảo đã nhận ra nguyên ủy mà tôi dấu kín, làm của riệng.Vì cuối cùng văn chương cũng phải bắt đầu từ đấy.
Từ: “Đặt sống thành suy nghĩ. Tự thành trong cô đơn”
Có phải vậy không?
%d bloggers like this: