Trong cuốn hồi ký 52 năm theo thầy học đạo và phụng sự – Hồi ký của Sư cô Chân Không, có đoạn nhắc đến tinh thần dấn thân phục vụ xã hội của nữ dịch giả, và triết gia Phùng Thăng:
“Chuyến đầu tiên không có thầy (Nhất Hạnh – tòa soạn chú thích), tôi rủ được Công Tằng Tôn Nữ Phùng Thăng. Phùng Thăng có gương mặt rất thanh tú, dáng người thanh lịch, nhìn em mặc chiếc áo năm thân mầu nâu cùng đi cứu trợ với tôi ở những vùng xa xôi bom đạn như vầy tôi rất cảm động và thầm khâm phục cô công chúa bé dễ thương chịu khó này. Em nói với tôi là em rất ưa tên Phượng, nên sau này lấy chồng sinh con, Phùng Thăng đã đặt tên cháu là Tiểu Phượng.”
(nguồn: Langmai.org)
Và Phùng Thăng đã toại nguyện. Chị kết hôn với Trần Xuân Kiêm – nguyên chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Huế-, cho ra đời cháu bé gái xinh đẹp như thiên thần, đăt tên cho con là Trần Nguyễn Thường Nga và được đặt thêm bút danh là Tiểu Phượng.
Chúng tôi sưu tập được 3 bài thơ. Bài thơ thứ nhất của Nguyễn Đức Sơn: “Đêm thăm bạn sắp đẻ ở Di Linh.” . Một sô người bảo người bạn đó là Phùng Thăng. Một số nói không phải. Đối với tôi, người đó là một mẫu hình Phùng Thăng.
Bởi vì một bài thơ hay là một bài thơ vượt thời gian, không gian , gần gũii với số đông.
Nó không còn giới hạn ở vị trí cá nhân mà bung ra cho tập thể..
Hơn nữa cuộc đời của Phùng Thăng có nhiều điểm rất giống như bài thơ của NĐS. Chị ở Di Linh. Chị đẻ con cũng ở Di Linh. Vộ chồng chị là bạn thiết của NĐS.
Với tôi, tôi vẫn cho bài thơ này là NDS làm cho PT.
Cũng như Linh Phương, Nguyễn Tất Nhiên, Vũ Hữu Định, Luân Hoán, Cao Thoại Châu … Họ đã làm cho tôi, cho tuổi trẻ của tôi.
Nào ai cấm ?
Đêm thăm bạn sắp đẻ ở Di Linh
Sắp đẻ ở Di Linh cây cối chào chị
Sắp đẻ ở hư không rừng và chị ôm nhau hát
Tôi giấu mặt đi ven hồ lạnh giá
Căn nhà gỗ phần mộ thanh xuân
Những ván thông dày đặc gỗ quan tài
Của tóc của chị của tình nhân
Của dương cầm bỏ phế đúng một năm
Sắp đẻ ở Di Linh cô đơn hùng dũng
Chị thu mình như một con mèo mun
Chị thu mình như một vũ nữ Ba Lan
Chị thu mình như một dĩa hát cũ
Oh, my tormented heart
Buổi chiều chết trên cây thánh giá
Hãy quên tôi như một mũi tên
Hãy quên tôi như một loài chim đêm
Anh đưa chị về đây để tự vận
Chị thổ huyết ba lần tôi chứng kiến
Khi rừng già thấp xuống thấp xuống
Buổi sáng chị tắm sương mù
Buổi chiều chị đốt cỏ để hong đời chị
Hiu hắt như đời tôi chị đứng lên
Hai mươi bảy năm tuột mất thanh xuân
Ôi nắng vàng dòng thác Gougah
Rừng và chị ôm nhau hát
Sẽ đẻ ra một đứa con
Rừng và chị ôm nhau chết ./.
Bài thơ thứ hai: Bài ru Tiểu Phượng. Bài thơ đươc sang tác sau khi TP chào đời.
BÀI RU TIỂU PHƯỢNG (1)
Ru con giọt lệ âm thầm
Hãy ngoan giấc ngủ thiên thần trong nôi
Ru con mộng dạt bên trời
Lênh đênh tiếng hát nẻo đời tử sinh
Ru con ngủ giấc thanh bình
Một con phượng nhỏ trên cành chiêm bao
Ngủ đi con, giấc ngọt ngào
Môi xinh hãy hé nụ chào phương đông
Ngủ đi con, ngủ giấc hồng
Gió mây viễn mộng mở lòng bao la
Ngủ đi con, giấc ngọc ngà
Lá xanh sương đã sớm sa giọt buồn
(1) Thư cho tiểu phượng – Tuyển tập nhiều người viết: Linh Thoại, Phùng Thăng, Nhất Kiếm, Thiên Tứ
Bài thơ thứ ba của Nguyễn Dức Sơn : “Tặng bé Thường Nga hai tuổi”, Thường Nga là tên thật của Tiểu Phượng ( Tân Văn số 11 tháng 3-1969)
(hình chụp hai mẹ con Phùng Thăng – Tiểu Phương năm 1972 khi PT dạy tại Bảo lộc. Lúc bé Tiểu Phương 6 tuổi)
Năm 1973, Phùng thăng dịch tác phẩm của Simone Well mang tựa Kẻ lạ ở thiên đàng, bởi vì chị đã từ chối thiên đàng. Chị muốn sông vơi địa ngục. Điều đó xã ra năm 1975. Chị Phùng Thăng khỏi cần chọn địa ngục thật như Simone Weil đã chọn. Polpot đã chọn dùm. Và cháu Thường Nga cũng vì không muốn lấy chồng, nghe theo lời dặn của nhà thơ tiền bối NĐS nên cũng chết chung lấp chung một huyệt. Cà hai mẹ con đã dọn sẵn cho mình một nỗi hành hình đau đớn nhất, thảm khốc nhất. …
Đúng như lời tiên tri của Nguyễn Đức Sơn trong bài thơ thứ nhất: Hai mẹ con Phùng Thăng bị chôn sống cùng ôm nhau chết tại một khu rừng dừa ở Cao Mier6n:
Rừng và chị ôm nhau chết