Không ngờ tôi lại làm thơ đường luật. Không ngờ tôi lại xâm mình để trắc bằng, câu đối câu, chữ đối chữ, ý đối ý, Bởi vậy kham phục ông bà mình ghê góm. Mới hiểu tại sai các cụ đồ nho lại rung đùi, đọc lớn đứa con của mình vào buổi sang bên tách trà nóng bốc hơi. Nhờ vậy, tôi mới hiểu tại sao có sự giải phóng thi ca của Sáng Tạo. .
2. Nhưng không phải Sáng Tạo là giải phóng. ST chỉ giai phóng tù ngục giam hảm, phá tung xiềng xích, để thở không khì tự do. Và công việc này thất bại – thất bại thảm thê. Nó không trường cũu, Nguyệt san Văn từ năm 1964 trở đi, rất hiêm hoi thấy bài thơ tư do mà ST cổ vũ: Dài lê thê, ý tưởng khó hiểu, đầy triết lý,mà đầy ngập những vần thơ trẻ tuôn trao máu lệ của chiến tranh.
3. Không tuyên ngôn, nhưng thơ trẻ thời chiến có một mẫu sô chung, rõ ràng: Đó là cái tuổi mà:
Chua ba mươi mà già quá đổi
Nửa đời người hay một trăm năm
(THT, cô hàng cho xin ly cà phê nhỏ, Bình Định 1968)
4. Tôi dùng thơ tôi để chứng minh. Tại sao không ?
5. Sang nay, khi thúc dậy, vớ bộ Tiểu thuyết thứ năm, năm 1966. Bìa Thẩm Thúy Hăng. Đẹp chao ơi là đẹp.
Lật tiếp. Một bài thơ của một người linh. Đọc đến nghẹn ngào. Tuổi trẻ chúng tôi như thế, Gió không mang lời ca mà thành tiếng kèn xung phong, tiếng gào sát sát. Ngày không xanh khôngg tím không hồng mà tối đen mờ mịt
Đêm tối hôm nay không ánh sáng
Ban ngày hôm nay bỗng tối đen
Tất cả quay cuồng đều vô hạn
Gió thổi hôm nay thành tiếng kèn
(Nguyên Hà, nguồn TTTN 102 ngày 4-2-1966)

