Sống hẩm hiu, chiến đấu oai hùng

Trên nhật báo Tiền Tuyến số ngày 25-7-72, ký giả Lô Răng viết một bài tạp ghi về một người lính dù vô danhtại mặt trận Quảng Trị. Ông cho biết, người lính trong hình bị thương, mặc dù được tản thương nhưng  đòi ở lại  tiếp tục đánh cho tới  chợ :”Tụi bây về đi , tao ở lại đánh cho tới chợ“, đã làm ông quá xúc động và đăng trên trang nhất 3 cột,.Danh tánh người lính không ai biết, kể cả nhiếp ảnh gia. Sau khi báo phát hành có một mạnh thường quân ẩn danh gọi tới tòa soạn xin giúp 20 ngàn đồng, và xin phép được bảo trợ gia đình người lính dù này.

Tấm hình lấy từ microfilm nên rất mờ,  xấu về nghệ thuật, nhưng   xúc động dâng tràn trong tôi. Tôi có 7 năm làm lính, hoàn toàn lấy chiến trường làm nôi mẹ võng cha, đất mẹ. Tôi thấy bao nhiêu cảnh cảm động như vây. Nhưng tôi không phải là nhiếp ảnh gia. Tôi là nhà văn. Tôi lấy chất liệu từ bản thân cũng như đồng đội mình mà viết.
Và nhờ tấm hình nàyvà câu nói của người linh dù: Tụi bây về đi , tao ở lại đánh cho tới chợ, bắt tôi suy nghĩ. Tôi đã bị cột tròng vào tấm giấy: THT nên nghỉ ngơi đi, tôi sẽ lập lại lời người lính: Tụi bây nên nghỉ ngơi đi, tao sẽ tiếp tục dùng ngòi viết, viết cho tới cùng…
Tôi sẽ viết lại Mặc Niệm Chiến tranh – một truyện hầu như mất biến khỏi tầm tay và trí nhớ. Sách xb năm 1999,  bán hết. Tác giả không còn quyên nào.

Chính tấm hình truyền cho tôi một ngọn lửa để ngồi trước máy, vửa viết lại, vừa rưng rưng. Tôi thây lại tôi, Tôi thấy lại những bạn tôi – lính có, lao công đào binh có.
Và bạn đọc nào đó có lân hỏi sách.
Tôi chỉ cần một người là đủ rồi.

Dưới đây là một phần truyện kể về một toán Lao Công Đào Binh trong đêm địch tấn công hậu cứ của một trung đoàn:.

…Lúc này, đêm như một hội hoa đăng của tử thần. Mỗi lần pháo là nổ một loạt ba, bốn quả. Khi thì ngoài hàng rào, khi thì trong doanh trại. Những khối lửa tiếp tục bùng lên. Những miểng thép lại bay ào ào như thể một trận bão kim loại với những tia lửa xanh đỏ đan nhau giữa lòng đêm mực xạ. Khi ấy chúng tôi chỉ biết  chờ đợi.. Có khi đạn chụp gần, có khi đạn chụp xa. Sức công phá thật khủng khiếp. Cả thân thể như hất tung, ngực như bị ai thoi quả đấm ngàn cân. 

Khoảng năm giờ sáng, trận tập pháo mới châm dứt. Thiếu úy  Thanh thì thào:
– Chắc chúng sáp tấn công rồi. Tao nghe tiếng xe tăng. Hổ, mày có nghe không ?

Cách đó không  Hổ đáp lại:
-‘Tôi có nghe.
Nó nói lớn:
-Nhắc lại, là đợi xe tăng tới gần mới bắn M72, nghe không anh em.

Khi trời sáng bạch, chúng tôi mới thấy những cổ xe tăng dịch xuất hiện. Chúng vùa chạy  vừa khạc đạn.

Đằng sau những xe tăng là vô số bóng người ngụy trang lá rừng mập mờ trong sương buổi sớm. Họ tiến vào như chỗ không người. Họ không cần bám vào những chiếc tăng mở đường nữa. Họ thi nhau ào lên, vượt qua tăng, và vừa chạy vừa hét hò man rợ. Tôi hướng nòng súng chờ đợi. Tôi đã nhắm và biết chắc, là khi bóp cò. thế nào cả chục tên sẽ nằm gục tại chỗ. Rõ ràng, Bắc quân quá khinh mạn. Có lẽ họ nghĩ là chúng tôi không còn sức để chịu đựng dưới hàng trăm quả đạn rót xuống suốt cả hai tiếng đồng hồ như vậy được. Thì giữa lúc ấy những tiếng nổ ầm ầm đồng loạt nổi dậy. Của mìn chống chiến xa mà tiểu đoàn đã đặt xung quanh phòng tuyến và của những trận mưa 105 ly từ một căn cứ pháo binh trong thị xã. Rồi giữa bầu trời hiện lên hai chấm đen. Hai chiếc A37 xuất hiện, ầm ầm làm rung chuyển cả một thinh không. Chúng nhào xuống rồi bay vút lên không như hai tia chớp. Bom trút xuống thật chính xác . Vài chiếc xe tăng bốc khói. Địch đã bắt đầu rối loạn hàng ngũ. Cùng lúc cả trăm họng súng say sưa khai hỏa. Những người lính say men đến độ, vừa bắn, vừa ào ra cống, vừa hô xung phong. Họ nhào lên pháo tháp của tăng, và quăng vào lựu đạn. Có người quăng lựu đạn vào nòng súng tăng. Họ đánh cận chiến với lính Bắc quân – Các tăng khác hốt hoảng quay đầu tháo lui vào bìa rừng và về hướng phi trường, cách hậu cứ khoảng chừng hai trăm thước. Nhưng ở đây, Bắc quân cũng bị một đơn vị quân trinh sát phục sẵn chặn đánh tơi bời. Nhìn ra, tôi có thể thấy rõ những xác người nằm dày đặc trên bãi cỏ dại và con đường nhựa đen dần về phi trường. Lần đầu tiên trong đời tôi mới thấy quá nhiều các chết như thế.

Khoảng một giờ đồng hồ sau, không còn nghe tiếng súng của Bắc quân nữa. Vẽ im lặng đầy ma quái lại bao trùm lên một vùng đất chết.
Thằng Hổ đã tiên đoán đúng. Chúng tôi thay vì đi tạp dịch, bây giờ được lệnh phải thu góp lại những Bắc quân và Nam quân thành một đống. Chúng tôi bước giữa hàng trăm xác. Có những xác chết không còn  dạng con người, ruột lòng bày nhày, hay những gương mặt bị vỡ cày, mất nguyên cả bộ não. Có xác như nằm ngủ, hai chân hai tay trải ra, thanh thản bên cạnh xác nằm úp mặt, hai bàn tay còn bấu lấy khẩu súng, rất khókhăn mới giựt ra khỏi. Có những khúc chân, khúc tay rớt ở đâu đó.  Có khi đang kéo một xác, tự dưng, một tiếng ực nổi dậy, không hiểu người tử trận muốn trối trăn điều gì hay là do phản ứng sinh thể của hắn, rồi sau đó máu lại ộc ra miệng. Có xác, đôi mắt vẫn còn mở trừng, long lanh nước mắt, không chịu nhắm lại. Có lẽ vì họ bị trúng đạn quá  sức đột ngột, và nỗi kinh hoàng chưa kịp biến mất.

Nhìn những những bộ quân phục mới toanh chúng tôi biết này đơn vị nay là lính tân binh mới tham dự chiến trường.Đa số người chết còn rất trẻ, khoảng 17, 18.
Tôi cũng gặp một số người bị thương. Những khúc chân khúc tay ra máu đỏ lòm, hay những lỗ hổng khoét to bằng bề rộng bằng cả một cái ly. Họ nằm đấy, rên la, kêu gào. Nhưng chúng tôi thì vô phương. Chúng tôi không có thuốc men,,chúng tôi cũng không có trực thăng để tải họ về quân y viện. Phải làm gì đây. Thằng Hổ thì đề nghị hãy ban cho họ một phát đạn, để họ bớt khổ. Một người lính Bắc quân thật trẻ, cả hai ống quần tươm máu, chắc hai chân đã bị trúng mảnh đạn pháo binh, và một khúc tay sắp sửa lìa. Hắn khóc oà như con nít: Thầy mẹ ơi con đau quá thày mẹ ơi. Đôi mắt hắn cứ mở ra như nổ cả tròng trắng. Ông Thanh thì thào với tôi: “Nhìn nó tao nhớ lại thằng Tân ở Tân Cảnh, một người lính của tao bị thương nặng như thế, cũng rên xiết cầu cứu như thế. nhưng cuối cùng hắn bị VC đâm.Tao không thể hiểu tại sao con người lại độc ác như vậy. Mày thấy không, nó khóc như con nít. Không biết nó còn đủ sức chịu đựng suốt ngày hôm nay không?” Sau đó chúng tôi khiêng những tên bị thương vào trạm y tế dã chiến. Từ hướng phi trường, một toán lính trinh sát đang dẫn 3 tù binh về bản doanh trung đoàn. Họ cười nói huyên thuyên. Một người lính trinh sát hỏi lớn:

– Có cần thuốc lá Điện Biên không.
Chúng tôi vui mừng, nói có, có…

Người lính trinh sát quăng cho chúng tôi một gói. Anh ta lại nói tiếp:

– Hút cho ấm lòng chiến sĩ bộ đội… Quà của tiểu đoàn đặc công đấy, các bạn.

Người vui mừng nhất chắc chắn là ông trung đoàn trưởng. Người ta kể lại cả đêm, hết tổng thống, đến đại tướng, trung tướng, thiếu tướng thi nhau gọi, khích lệ chúc mừng, hứa hẹn. Đâu phải dễ gì được những Mặt Trời, Mặt Trăng từ trên chóp đỉnh chiếu cố tận tình đến như thế.

Ông Thanh đã được trung đoàn trưởng gọi trình diện. Hổ nói để em làm tà lọt cho ông thầy, hai thầy trò mình đi cùng. Không ai dám đụng ông thầy. Ông Thanh nói Cám ơn, họ không dám làm gì mình đâu. Trái lại họ phải cám ơn bọn mình mới phải. Rồi ông đi theo người sĩ quan tham mưu. Bốn chữ LCĐB viết bằng sơn đen in trên lưng áo xanh bạc màu, dính đầy bụi đỏ. Mái tóc dài phủ đến tận gáy rối bù khuất đàng sau trung tâm hành quân.

Một lát ông trở về, đem theo tỉn vui. Ông nói ông Trung đoàn trưởng cho biết quân tiếp viện đang trên đường đến giải cứu, và ngoài ra, tất cả quân nhân đều đươc Bộ Tổng Tham Mưu cho lên một cấp. Riêng “Lao công đào binh” được phục hồi cấp bậc cũ…

Thằng Tín lại khôi hài:
– Nhưng lon đâu mà mang, ông thầy
– Thì lấy lon sữa bò, lon thịt quân tiếp vụ, tha hồ mà mang.
Thằng Hổ trả lời.
Ông Thanh vừa xin ở đâu một gói quân tiếp vụ. Ông chia đều cho mỗi đứa. Dáng ông trầm tư.

oOo

Tôi không có tài họa sĩ hay chuyên viên về photoshop. Nhưng tôi cũng rán “retouch” tấm hình cho bắt mắt hơn. Những người Lao công đào binh tôi còn dùng ngòi viết, nhưng người lính dù này tôi bày tỏ sự kính phục qua những nhu liệu tôi quen thuộc:

Hình gốc lấy từ Microfilm:

Hình do THT “retouch”

 

 

%d