Căn bệnh văn chương thời chiến (2)

Những người viết trẻ viết ngoài vòng đai SG, không ai lại không giữ mãi hình ảnh đẹp và thân tình của mái nhà tạp chí Văn trong khoảng thời gian 1964 đến cuối năm 1971.
Nó không phải tự nhiên mà có. Nó là từ sáng kiến của nhà văn Trần Phong Giao thơ ký tòa soạn Văn.

Dưới ba chữ  TIN VĂN VẮN, ông đã dành đa số bản tin viết về những người viết trẻ. Ví dụ Văn số 181 ngày 1-7-1971 chủ đề Khi mùa mưa tới, mục này có 3 trang nhưng hẩu hết viết hay đề cập đến những cây bút ngoài vòng đai SG:

 

 

Hay trên Văn số 138:

 

 

Vậy mà ông bị đập tơi bời hoa lá.

Bởi vì ông đụng chạm đến những gốc đại thụ.

Ví dụ đụng vào Duyên Anh, khi Mõ Làng Văn chê DA khen tài dịch văn của Vân Mồng.
Ví dụ đụng vào Nguyên Sa qua những sơ xuất của ông,

Ai lại không sơ xuất ?

Nó chứng minh về thực trang của văn chương SG, căn bệntự tôn tự đại thấm nhuần vào tim óc chủa những cây đa xem mình là cổ thụ.
Nó làm ông phải từ chúc sau hơn 10 năm cống hiến sức lực, khai phá những tài năng, giúp VĂN đâm cành nhánh xum xuê.

Nhưng ông phải qui hàng bở những đòn thù hiểm độc sau đây ::

Đòn thù  thứ nhất do nhà văn Duyên Anh  lảnh đạo. Nên nhớ rằng DA còn là chủ nhiệm CON ONG, tuần báo chuyên chưởi. Lý do là ông ta bị  Mõ Làng Văn mang ra “quét” khi ông ca tụng dịch giả Vân Mồng. Cho đến giờ phút này không ai biết người quét là ai, Nguyên Minh Hoàng, TPG hay Trần Thiện Đạo, nhưng DA một mực cho là TPG, còn đặt điều lôi những người vô tội vạ vào làm chứng nhân để cuối cùng Mõ Làng Văn phải đóng cửa !

Đòn thù thứ hai là từ hai nhà văn nữ: Nhã Ca và Túy Hông:
Hai nhà văn nữ này “tố  khổ” ông Trần Phong Giao vì ông đã dám nói: “Gái Huế, ái tình lăng nhăng thì được, còn cái mục xây dựng thì đừng, ấy là dựa theo kinh nghiệm bản thân cũng là đúc kết của một vài anh em có vợ Huế khác…khiến ông phải ra công phân trần giải thích qua hai lần thư ngỏ.

(Chúng tôi đi lại thư của hai nhà văn nữ Túy Hồng và Nhã Ca cùng với thư trả lời của nhà văn TPG ở phần sau).

Trong lá thư ngỏ thứ hai, ngay sau lá thư ngỏ thứ nhất được đăng ở số trước, ông đã giải thích tại sao lại dùng chữ “p” không viết hoa cho từ “phượng” trong cụm từ “phượng trong thành nội”  một chủ đề của Văn số 132 ngày 15-8-1968:

Chị Nguyễn thị Hoàng, một nhà văn xứ Huế khác, đã ân cần căn dặn tôi đừng có viết hoa chữ “phượng” kẻo rồi lại bị hiểu lầm là tôi muốn nhắc đến “một cô nào đó, tên đó, trong thành nội”.

Một điều nhỏ nhặt nhất, không ngờ nhất, có thể là cái cớ để gây ra ngộ nhận. Đời sống chúng ta, ngay trong địa hạt văn nghệ, – nơi mà những đố kỵ, nhỏ nhen không thể được chấp nhận, – cũng ngột ngạt những chấp nhất, ngờ vực, tị hiềm. Người làm văn nghệ, bây giờ đây, cần có tới hai lần thận trọng mỗi khi mở miệng nói hoặc đặt bút viết. Đó là một kinh nghiệm, thực tiễn và cao giá. (1)

______

(1) Văn số 132 tháng 6-1968

_______

Rồi đến đòn thù thứ ba là từ nhà thơ Nguyên Sa. Nguyên Sa không phải là là con mèo như Mai Thảo tưởng mà :

“áo lụa Hà Đông là hình một con mèo nằm lim dim, bất động. Hiền từ, như ngủ. Nhưng coi chừng, bị va chạm là móng vuốt tức khắc” (1 bis) .
___
(1bis) Mai Thảo. “Mầu áo lụa Hà Đông trong thơ Nguyên Sa”, tr. 136 (Chân Dung 15 Nhà Văn Nhà Thơ Việt Nam. Westminster, CA: Văn Khoa, 1985 )
_________

Dĩ nhiên móng vuốt thì dùng để cào da thịt, nhưng ở NS, còn hơn thế nữa. Làm  địch thủ phải “hộc máu”.  Ông đẻ ra chữ “sa đích” để Knockout . Chẳng những ông chưởi qua báo mà in sách “một mình một ngựa” để phang tiếp!

Đây là lý do tại sao ông chọn “Một mình một ngựa” làm đề tựa tác phẩm::

“… Văn nghệ là phải bay bướm. Không bay bướm không thành văn nghệ. Viết cái gì cũng phải cho đẹp. Cái chất văn nghệ là làm gì cũng lấy đẹp làm phương châm. Đặt tít một bài văn là phải đặt cho bay bướm, cho đẹp. Như “Một mình một ngựa”. Nghe có cái vẻ đẹp kiếm hiệp, hơi cải lương, hơi Tam Quốc Chí. Hay “Khi con thú hốt hoảng” nghe có vẻ tình cảm. Đó là những cái tít tồi nhất cũng đã có tí bay bướm. Tuyệt đối không nói đến các chữ bẩn như cứt đái. Nghe ghê thấy mồ. Nó lộ ra cái tư cách không thơm. Tuy nhiên, với sa-đích chọn cái tít đó, tôi xin các bạn đừng trách, đừng khinh, mà nên thương hại. Bởi vì nó đã hoảng hốt đến cùng cực. Sa đích chuyên môn chê thiên hạ, nay bị chạm nọc sẽ tức hộc máu.

Cái ông này tài thật lần nào ông ấy hốt hoảng cất tiếng cũng làm mình được một bữa cười no, lần nào cũng làm cho khoái chí tử.  Kỳ thấy mồ.” (2)

_______

(2) Nguyên Sa – Một mình một ngựa – Chương “Khi con thú hốt hoảng”. Nguyệt san Nhân Văn số 3, 1971 trang 100
_________________

 

Để rồi cuối cùng TPG  thật sự rời bỏ báo Văn vào 15-10-1971 trước dự dịnh 1 tháng rưỡi  –  cùng lúc với cuốn “Một mình một ngựa” của Nguyên Sa phát hành vào tháng 10-1971. Sau đây là một phần lá thư của ông Nguyễn Đình Vượng:

.... “Anh Trần Phong-Giao cho biết sức khỏe của anh sa sút cho nên bổn phận của tôi là phải nghĩ tới anh và tôi quyết định để anh nghỉ dưỡng- sức ngay từ bây giờ.”

Ông bỏ VĂN, và mái nhà mà chúng tôi xem là nơi chôn “Come back Sorrnto” không còn nữa. Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng hay Mai thảo đã dẹp mục này, ít đi những tin  sinh hoat văn học nghệ thuật của những cây bút trẻ. Có nghĩa là sống chết mặc bây, gởi bài  nếu hay thì đăng không hay thì vất thùng rác.

TPG là người thư ký tòa soạn duy nhất đến với chúng tôi bằng tất cả tấm lòng. Không có một tạp chí nào làm việc đó, nếu có là vài trang tưởng niệm khi một người viết qua đời. Khi họ bị thương ông khẩn khoản yêu cầu  thẩm quyền cưu xét  cho họ về chỗ không tác chiến. Ông xuất bản tác phẩm đầu tay của họ. (Lê văn Thiện, Hoàng ngọc Hiển)
Nhưng hoài công vô ích.
Riêng chúng tôi, chẳng mong đợi mình trúng số. Chỉ cám ơn ông đã tạo dựng mái nhà để chúng tôi có chỗ giao tình, chia sẻ nhau trong cõi trời khói lửa.
Ông bị Văn đuổi vì bị nhiều đòn thù, nhưng ông vẫn sống mãi trong lòng chúng tôi.

 

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading