Ba Tê

Tôi có thói quen là thức dậy vào giữa khuya, và ngồi lại trước bàn viết. Người ta nói tuổi già ít ngủ, nhưng trong những ngày nằmở  bệnh viện tuần qua, người nằm cùng phòng là ông lão 98 tuổi. Ông bị bệnh gì tôi không biết, nhưng tôi biết chắc là ông ngủ nhiều, ngủ say sưa, há hốc mồm và ngáy. Rồi một kinh nghiêm thục tế khác là nhà tôi. Bộ não đã  bị xóa phần chất trăng, không nhớ, không nói, vô thức, vậy mà lại ngủ quá dễ. Ngủ bất cứ lúc nào. Như cõi an bình đã được dọn sắn cho người bị quá nhiều khổ nạn trâm luân.
Từ  đó, tôi chẳng cần khiếu nại, hay bận tâm về những đêm thiếu ngủ. Chẳng ai thiếu ngủ mà chết…
Đêm nay tôi có một nhiệm vụ mới. Lệnh buộc tôi phải đi tìm ra tông tích ông Ba Tê, một bút hiệu của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền. Ngày ở đơn vị thám báo, tôi phải nghiên cứu tọa độ, trang bị bản dồ, địa bàn, máy nhắm hông ngoại tuye61tn, và dĩ nhiên là lương  khô đôi khi máy ảnh đê mang về trưng bằng chứng là không nói phét. Nhất là khi bắt cóc một nhân vật lớn của phe bên kia, thì cần người hồi chánh, cần mang bình xịt hơi ngạt, bôi mắt bôi mày hay giả trang binh lính địch…. Bây giờ thì không có, Không có gì hết ngoài trừ những hồi ức của những người quen biết TTT: được tìm thấy trên NET:
Theo nhà văn Thảo Trường, bút hiệu Ba Tê xuất hiên Sau khi Ký giả Lô Răng đi học khóa tham mưu gì dó:

…Sau này tôi có dịp gặp Thanh Tâm Tuyền thường xuyên ở nhật báo Tiền Tuyến. Hồi đó tôi chuyển về Sài Gòn, có viết chuyện dài “Bà Phi” và thỉnh thoảng “đi” một bài tạp ghi cho Ký giả Lô Răng. Thanh Tâm Tuyền cũng từ một đơn vị bộ binh chuyển về làm trong ban biên tập. Có một lúc Phan Lạc Phúc phải đi học tham mưu gì đó (1), Thanh Tâm Tuyền phải lãnh thêm cái mục tạp ghi và mỗi ngày ông phải “cày” thêm một bài báo nữa, và tôi cũng lai rai mỗi tuần “đi” đỡ ông một quả. Ký giả Ba Tê [TTT] thay cho ký giả Lô Răng. Dưới bài tôi viết, ông Ba Tê nói đùa, sao không ghi là “Hai Tê” [TT]
(Thảo Trường Tưởng nhớ nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, NguoiVietonline 25-2-2020)

_____
(1) Khóa họcchỉ huy tham mưu cao cáp ở Long Binh 1973. Năm này Ký giả Lô Răng từ giã vĩnh viễn nhật báo Tiền Tuyến.

______

Hà Thượng Nhân, Phan Lạc Phúc, Huy Vân, Viên Linh, Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Thanh Tâm Tuyền, Hoài Điệp Tử, Nguyễn Khắc Nhân, Hải Bằng, Nhất Giang,…nhiều người đã ra người thiên cổ: gần nhất là Phan Lạc Phúc, chủ bút, Hà Thượng Nhân, chủ nhiệm, Thanh Tâm Tuyền, phụ trách trang Văn học, Hoài Điệp Tử, phụ tá TKTS, Thảo Trường,  (2)
(Viên Linh – Mục Tạp Ghi và Ký Giả Lô Răng – Nguoivietonline)

___

(2) VL không kể nhà văn Lê Tất Điều
____

Qua hồi ức của Viên Linh và Thảo Trường. hai người cùng làm việc chung với TTT trong toàn soạn Tiền Tuyến, chúng ta được biết TTT phụ trách trang Văn Học, và viết Tạp ghi dưới bút hiệu Ba Tê.

Sau đây là cảnh sau khi Ký Giả Lô Răng rời báo Tiền Tuyến đi tu nghiệp, khiến “Tổ hợp tạp ghi” của TT phải choáng váng:


Chú ý là người viết (Linh Trang) không nhắc gì đến Ba Tê.

Vậy thì Ba Tê ở đâu?

Tôi mở trừng mắt từng tờ từng tớ tù ngày 1-1-1972 đến 20-3-1975, dùng kính, zoom đén 300 % để tìm những bút danh  quan thuộc, Chỉ thấy Viên Linh 1 bài. Vẫn không thây Ba Tê.
Hay là người viết quên.
Không. Bởi vì bài này xuất hiên trên báo Tiền Tuyến ngày 16-8-1973

Bạn không tin thì lên trên mạng, google search “Kho Chua Sach Xua” tìm mục Tien Tuyen (gân 800 tờ được anh Võ Phi Hùng chụp lại từ Microfim mượn từ thư viện Cornell).

Máu thám báo lại trào dâng. Tôi sẽ tim ra nguyen ủy của BA TÊ trên Tiền Tuyên. Thế nao Ba Tê cũng xuất hiện trong những năm đầ từ 1965-1969.
Cuộc săn tìm lại tiếp tục. Ngày xưa săn tin để báo cáo về Bộ Chỉ Huy.
Bây giờ không có Bộ chỉ Huy thì cho Sự Thât cho lương tâm vậy và nhất là cho tờ Thư Quán Bản Thảo của tôi..
Cuộc săn tin thì quá dễ. Cái khó là làm sao  biết được sự chính xác của tin tức. Nếu chỉ dưa vào những hồi ức, hồi ký hay sách vở thì hỏng. Người đi săn tin không phải đến để đêm ngày núp rình, mà phải biết dựa vào những dữ liêu khả tín cung cấp.
Và tôi đã thêm một lần  điền form  Microfilm request với Cornell.  Vì chỉ có Cornell mới là  chổ tôi xâm nhập an toàn dúng chỗ.

Với người, Ba Tê hay Bôn Tê thì cũng vây. Bận tâm làm gì cho mệt óc.
Nhưng đối với tôi, đó là cuộc săn tìm vàng. Một trò chơi trong tuôi già, chăng biết làm gì trong thời đại dịch và trong lúc kệ thuốc càng lúc càng đầy.. .

Có phải vậy không. ?

,

%d bloggers like this: