Lần đầu tiên, toàn bộ nguyệt san Văn hữu được sưu tập và đưa lên online dưới hình thức Flipbook

Văn hữu là một nguyệt san do Bộ Thông Tin Văn Hóa thời đệ nhất Cọng Hòa xuất bản.  Số 1 phát hành 6-1959. Số cuối (số 26) tháng 9-1963. Tổng cọng 26 số.
Chủ nhiệm: Nguyễn Duy Miễn, Chủ bút thay đổi liên tục. Hai số đầu là nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Các số sau đó không thấy đề chủ bút mà là phụ tá Hoàng Trọng Miên, rồi  sau đó là Ban Biên tâp, đến số 17 là  nhà văn Võ Phiến làm chủ bút (số 17, 18), những số cuối cùng Nguyễn Duy Miễn đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhà văn Sĩ Trung làm thư ký tòa soạn..

Cần nhắc lại là, trong một cuộc phỏng vấn nhà văn Túy Hồng (trên Damau.org), bà cho biết bà khởi nghiệp với truyện ngắn “Bát Nước đầy” đăng trên Văn Hữu số 11 tháng 7-1962. Riêng Mai Thảo, truyện “Người đàn bà trong vòng đai trắng” (VH số 6) chỉ tìm thấy trên Văn Hữu. Những truyện xuất hiên trên Văn Hữu của Thanh Nam, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Võ Hồng … thường là những truyện được tác giả tuyên chọn và xuất bản sau này. Đặc biệt, nhà thơ Sao Trên Rừng (Nguyễn Đức Sơn) có những bài thơ chưa hề được phổ biến trên Mạng. Chăng hạn bài “Lời Vọng” với những câu  rất NDS như sau:

Chiều thu xưa tôi hiện xuống trên đời
xanh mắt biếc và áo quần sách vở
Đang ướp mộng cả một trời tuổi nhỏ
Thơm như mùi tóc dịu xỏa trên vai…

….
chiều thu xa chiều thu xa chiều thu xa
chiều thu xa chiều thu xa chiều thu xa

 

Số 1 tháng 6-1959: Số đậc biệt về hội họa VN

Số 2 tháng 10-1959 : Số đặc biệt về sân khấu

 Sô 3: Tháng 1-1960 : Số đặc biệt về âm nhạc VN

số 4 : Tháng 3-1960: Nghệ thuật và đạo lý

Số 5: Phát triển văn hóa dân tộc

Số 6: Thanh niên cao bồi

Số 7: Mê tín dị đoan

Số 8: Đặc biệt về điện ảnh

Số 9: Đặc biệt về người Cọng Sản

Số 10: Đặc biệt về văn học miền Nam

Số 11: Đặc biệt về người Phụ Nữ

Số 12: Đặc biệt về chủ nghĩa Hiện sinh

Số 13: Đặc biệt về văn nghệ miền Bắc năm 1961

Số 14: Đàn ông đàn bà trong thân phận lứa đôi

Số 15:  Đặc biệt  về đường lối kinh tế cho các nươc chậm tiến

Số 16: Thắng CS bằng cách nào ?

Số 17: vấn đề văn hóa và chủ nghĩa CS

Số 18: Hiện tượng “Đợt sống mới” trong văn nghệ

Số 19: Văn chương nước Mỹ

Số 20: đồng bào Thượng và cuộc di cư tị nạn CS

Số 21: Tình hình văn nghệ năm Nhâm Dần

Số 22: Quốc sách Ấp chiến lược 

Số 23: Thanh niên trong mọi sinh hoạt xã hội

Số 24: Báo chí VN và thế giới

Số 25: Đặc biệt về Dân Vệ Đoàn

Số 26: Nền văn học Nhật Bản

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading