(Tản mạn )
Thời xưa, làm lính chuyên môn đi đầu, và chết đầu, tôi ngang tàng lắm lắm. Lính tôi cũng ngang ngược lắm lắm. Dám leo lên bàn thờ mà ngồi. Người sống không thờ lại đi thờ người chết... Câu nói bất hủ từ hạ sĩ Hùng, đi lính lâu năm, nhưng chỉ mang chức hạ sĩ quèn. Hùng thay đơn vị như thay áo, cuối cùng Hùng đến đơn vị tôi. Tôi bắt hắn đứng nghiêm, chào trình diện. Hắn nhìn tôi thách thức. Đêm đó, tôi bảo hắn theo tôi đi làm ăn. Một toán 5 người, tiểu đội trưởng Y Đao. Chúng tôi lội nước, băng đồng. Tôi biết Hùng sợ. Thì ra, hắn chỉ đóng cái vỏ du đảng, nhưng trong ruột thì nhát. Đó là cách lảnh đạo chỉ huy một trung đội dữ dằn là trung đội thám kích. Tôi phải làm gương trước.
Tôi không cần giữ hắn, nhưng hắn thì cần tôi. Cần những đồng đội. Hắn hiểu và thương tôi hơn bao giờ. Bởi tôi cũng khốn nạn như hắn. Cặp mắt cận thị nặng, thân hình ốm tong teo, bằng cấp đại học , giáo sư dạy Đệ nhị cấp….Hắn có lần nhờ tôi viết thơ gởi vợ ở tận trong Nam… Có khi hắn gọi tôi là ông thầy, có khi thì sư phụ.Hắn không phải là ô đô của tôi nhưng là cận vệ của tôi mỗi khi chúng tôi về Qui Nhơn phá phách các bar hay động giang hồ…
Và hắn giải thich thêm: Chỉ có ruồi là hưởng mà thôi…
Cái lý luận này cũng có thể không trách được vì ở đơn vị tác chiến, con người thường mất niềm tin vào tôn giáo… Nhưng chuyện leo bàn thờ mà ngồi thì tôi nghĩ chỉ có mỗi một mình Hùng mới dám làm.
Giờ đây, câu nói của hắn đã được nghe và áp dụng. Tôi đã thấy điều này trong nursing home hay trong những bệnh viện. Người sống là những ông cụ, bà cụ hay những người bị tan phế, hai tay bất khiển dụng… Nhất là đối với những người không có thân nhân đến chăm sóc hằng ngày. Họ nằm trên giường, ngủ nhiều hơn thức. Đừng cầu cho họ được ra đi trong an lạc, bởi cứ nhìn họ ngủ mới thấy họ an lạc làm sao… Ngủ mê ngủ mệt. Có bà cụ ngủ đến độ con vào thọc lét dưới bàn chân vẫn không chịu dạy… Rôi đến giờ ăn, người nurse aid mang khay đồ ăn đến, điều chỉnh cái đầu giường lên cao, rồi điều chỉnh cái bàn ăn trước bà lão, đặt khay đồ ăn trên bàn, kêu vài tiếng wake up wake up, sau đó bỏ ra khỏi phòng… Cái khay đồ ăn như cái mâm để trên bàn thờ, và bà cụ thì nhắm mắt. Như vậy không phải “cúng người còn sống” hay sao… Rồi không chóng thì chày, một hay hai tuần sau, bà cụ cũng chết… Chết vì nhịn ăn. Để ra di trong an lạc.
Ngủ là giaui đoạn cuối cùng của một hành trinh làm người. Lúc này trí tuệ không còn, ý thức đã mất. Vì vậy, chúng ta nghe nói tuôi già là tưởi lẩn, hay nặng hơn là Alzeimer.
Họ bắt đầu quên đời là bể khổ. Chăng còn Hỉ nộ ái ố. Và giấc ngủ ngàn thu của họ thật đẹp làm sao. Chỉ cần một tám drap trăng phủ trên người. Và y tá, trợ tá đi khắp hành lang đóng hết các cửa phòng lại, sợ người ở bên trong nhìn thấy mà giao động,.
Không có gì
Trong những căn phòng hiu quạnh ấy
Có người đã đến và ra đi
Có người gào mãi khan ra máu
Có người im hoài đến thiên thu
Mỗi căn phòng, có hai chiếc giường
Không có gì, ngoài bốn vách tường
Có có gì, không có gì hết
Không có gì thật sự không có gì
Không có gì dù những người y tá vào phòng mỗi ngày
Dù những mâm khay đồ ăn vẫn được mang vô
Để cúng những người sống mắt nhắm nghiền
Nửa giờ sau khay mâm được mang đi, không ai đụng tới
Không có gì, vâng không có gì
Cuối cùng thì ai cũng không có gì
Trên xe lăn, ở bàn ăn những cụ ông cụ bà đầu gục xuống
Trên hành lang vài người Alzeimer qua lại, đứng, nhìn
Trên giường có người cứ lấy ngón tay viết trong hư không
bài thơ thứ 1825 ( 5 năm nhân 365 ngày)
Không có gì…