Dạ kích. trong văn chương

Tản mạn của THT

Dạ kích có nghĩa là đánh đêm.  Phục kích, dột kích hậu cân, mật khu lấy đêm làm chính. Chíiến thuật dạ kích trái ngược với chiến thuật trận địa chiến, lấy ngày và  sức mạnh của hỏa lực làm 2 yếu tố cơ bản. Và dĩ nhiên, cần bom, cân đạn, phi cơ, trọng pháo. Một khi nguồn yêm trợ ấy giảm hay bị cắt, thì đã muộn !

Trên  nguyệt san Tiền Phong – tạp chí của sĩ quan QLVNCH- số 39 ngày 15-1-1968, nhà văn Thế Hoài kể  lại chiến thuật đánh đêm của tiểu đoàn 1 Nhảy Dù, qua ký sự “Gio Linh Khói Lửa” như sau:

“…Những cuộc phục kích đêm đã đem lại nhiều chiến tích cho đơn vị. Lần lượt nhiều đơn vị Cọng Sản bị đánh ngã hàng loạt trong đêm tối khi rơi vào các cuộc phục kích của các đại đội 14 và 15. Chúng tôi đã dành phân hoạt động về đêm thay cộng quân. Vùng đất chúng tự cho là an toàn, thì nay, ngày bị càn quét săn đuổi, đêm bị phục kích hay đột kích bất ngờ.
Trong suốt thời gian hơn một tháng, chúng tôi có mặt ở căn cứ Gio Linh, địch chưa một lần dám liều mạng đến gân các cứ điểm chứ chưa nói là dám tấn công bằng các  các đơn vị chủ lực…”

(Thế Hoài: Gio linh Khói Lửa, TP số 39 tháng 3-68)

Trên “ở một nơi trên Trường Sơn”, (Thư Án quan xb năm 2008), chiến thuật đánh đêm  cũng được  đề cập qua lời  nhân vật Phương, một trung đội trưởng thám kích:


……..

Phương lại tiếp tục:

– Nếu địch là ma…

Tôi chọc nó:

– Thì ta là quỉ…Mày gắng vài chục năm nữa lên làm tướng thì tha hồ…

Tôi đã nghe cái điệp khúc : Nếu địch là ma ta là quỉ của hắn biết bao nhiêu lần.

Tội nghiệp cho hắn. Tại sao hắn cứ mãi phẫn nộ, bất mãn ở những điều ngoài tầm tay với. Tại sao hắn không chịu yên phận với cái lon thiếu úy tép riu. Hắn là bạn cùng quê với tôi. Tôi biết hắn có bà mẹ già mòn mỏi, có người yêu xa cách, nhưng thay vì những tình cảm dành cho người thân, hắn cứ dành cho đất nước, cho quân đội. Hắn muốn làm một cuộc cách mạng, và cứ ước mơ có quyền hành.

Địch là ma, thì ta là quỉ“. Rõ ràng, hắn đã mang cái kinh nghiệm của đơn vị chúng tôi để chứng tỏ muốn thắng kẻ thù thì phải áp dụng lối đánh của kẻ thù. Địch đánh ban đêm, thì mình đánh ban đêm. Cứ vũ khí nhẹ, cứ lội bộ băng đồng, cứ ngậm thẻ lao vào cõi tối… Bắt kẻ thù sợ hãi, lo âu thường trực. Đó là lối đánh nhà nghèo. Ngày cho lính về nhà tiếp giúp gia đình vợ con, đêm thì bung ra làm ma là quỉ…

Phương ơi, làm sao tuổi trẻ chúng ta có tiếng nói. Tiếng nói đã bị kẻ khác nhân danh nói hộ rồi.

(THT- Ở một nơi trên Trường Sơn, Thư Ấn Quan xb 2008)

Nhờ lối đánh dạ kích này mà chúng tôi  chu toàn trách nhiệm mà thượng cấp giao phó. Như Tiểu doàn 1 ND trong việc phòng thủ Gio Linh, và như đại đội 405 thám kích trong viếc bảo vệ giữ gìn Bộ Tư Lệnh SD8 22 BB tại Bà Gi suốt 4 năm không hề cho phép 1 quả pháo nào lọt vào!

%d bloggers like this: