Cuối cùng tôi đã tìm ra…

Trong tự truyện Cảm tạ văn chương, tôi viết:

“Có lẽ, từ khi quen biết Yến tôi đã nghĩ đến sự dừng chân lại. Nhất là từ khi đọc truyện dịch Người Lữ Hành Cô Đơn, của Georghiu, kể về cuộc chiến đấu của một nhà văn Lỗ Ma Ni. Không phải để được trở thành anh hùng, được lảnh tụ đề cao, được bộ máy nhà nước vinh danh mà  để được sống và viết. Trong trí nhớ lù mù của tôi, vì quá lâu, tôi chưa hề được đọc lại, tôi cứ nhớ lại cảnh nhân vật chánh ngồi trong toa tàu, mỗi ngày hàng trăm cây số, chạy qua những vùng vẫn còn âm ỉ khói lửa, những trại binh, và những đoàn quân ra tiền tuyến…
Tác giả đã thay mặt tôi chọn dùm.
Nhưng chiến đấu bằng cách gì, chiến  đấu như thế nào.  Chẳng lẽ lại đào ngũ thêm một lần nữa. Chẳng lẽ bắn vào ngón tay, bàn chân?  Không, tôi không thể như vậy được. Vậy thì cố gắng cam phận làm một người sĩ quan gương mẫu, trong khi đầu óc tôi muốn nổi loạn, trong khi tôi cần phải viết.
Chiến đấu. Nếu là một người lính, thì quá dễ. Cứ nhấm mắt tuân phục. Kêu đi là đi. Kêu dừng là dừng. Ngón tay lúc nào cũng hờm vào lảy cò. Và sẵn sàng bắn giết đâm chém, và chuẩn bị chết.”

Bây giờ tôi  đã tìm ra những giòng chữ  nói về sự chiến  đấu ấy rồi – sau gần nửa thế kỹ. Tìm ra trên cuốn Le passenger qui voyagea seul, xuất bản dưới hình thức Livre de poche mà tôi mua lại qua Ebay. Cám ơn Google. Cám ơn OCR. Cám ơn nhu liệu diệu kỳ của thời đại: một tích tắc mà những trang Pháp ngữ  in trên giấy biến thành chữ  mẹ  để tôi thấy lại những giọt chữ thánh cứu dộ xa xưa, để một kẻ dốt tiếng ngươ2i nay có thể  đọc và hiểu tiếng người !
Phải, người trẻ tuổi trong tác phẩm đã chiến đấu, cũng như tôi hôm qua và bây giò, Một chữ gõ thay vì một lần  nay thì cần hai ba lần. Trậ lên trât xướng. Vậy mà cứ gõ. Cứ sửa cứ xóa, Cứ san scan, cứ OCR, cứ translate tùng trang, Mât mờ thì zoom in 150 % sẽ thấy, Chân bước xiêu đổ, tay cầm dửa muổng như  không nghe cảm giác của hệ thần kinh xúc giác. Để nìn vui mọc cánh nở hoa, đ3 quên đi hoàn cảnh khắc nghiệt hiên tai của một klảo già lẽ loi giữa căn nhà 4 phòng, đi dứng phải chẫm rải, đề phòng ngả, Và cuối cùng để  tiếp  tục cùng văn chưởng cũng như có những giòng sau đây: 

Viên giám đốc Tiền sảnh ân cần vỗ vai anh. Ông thấy anh xanh xao, căng thẳng và kiệt sức.

“Ông hỏi về chiến thắng của tôi? Matisi hỏi. Đó là một chiến thắng tuyệt vời. Nhưng tôi đã đấu tranh như chạy Marathon. Để trở lại đây, tôi đã phải đi 60.000 km. Tôi đã làm 600 km một ngày trong một trăm ngày. Suốt một trăm đêm, tôi chưa một lần ngủ chung giường. Trong một trăm đêm tôi đã ngủ trên tàu. Nhưng tôi đã đến đích. Bây giờ tôi sẽ nghỉ ngơi ở Isvor. Tôi quay lại,  và tiếp tục hoạt động báo chí của mình. “

Trong khi viên giám đốc làm cà phê cho anh, Matisi nắm chặt chìa khóa Tiền sảnh trên tay phải, như một chiếc cúp.

“Ông nghĩ gì về chiến thắng của tôi? anh  lại hỏi.

– Tôi biết bạn sẽ thành công, viên giám đốc nói. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ thành công. Tôi chỉ sợ một điều, một điều. Bạn đã bao giờ nhìn thấy những chiếc xe Ford đời cũ ở các tỉnh lẻ? Hãy tưởng tượng rằng trong một cơ thể rỉ sét, bạn lắp một động cơ 26 CV và bạn lao với tốc độ tối đa  trong khi nhấn hết ga. Tất cả những thứ cơ phận trong cơ thể đều có nguy cơ tan rã và vỡ tan. Động cơ quá mạnh. Bạn chờ đợi, khó thở. Bạn muốn xem nó sẽ ra sao. Bạn nhắm mắt lại vì sợ hãi. Đây là cách tôi theo dõi cuộc đua của bạn. Một trăm đêm, một trăm ngày không ngủ, không nghỉ. Tôi nghĩ rằng cơ thể của bạn sẽ không chống đỡ nổi và vỡ ra như một cơ thể một người bị lắp động cơ đã gây quá nhiều căng thẳng cho cơ thể của bạn. Tôi sợ. ”
(trang 59, 60)

%d bloggers like this: