Tiếng kêu trầm thống của người y tá năm 1928

Bài này được sưu tập từ Đông Pháp thời báo, Số 801, 4 Tháng Mười Hai 1928,  nay đánh máy lại để tặng những người đang trực diện với COVID-19.   Chúng tôi đánh máy đúng theo bài báo dù cách hành văn năm 1928  khác xa với cách hành văn hiện nay.

 


Lời cầu khẩn của ty  điều dưởng Nam Kỳ

 Chúng tôi vì gia-tư hiếm hút, bởi đồng tiền lương không đủ xây dựng trong gia-đình, nên có đôi lời cầu xin Chảnh-Phủ xét lại lấy lẻ công bình mà bạn ơn cho chúng tôi nhờ.

Đây chúng tôi xin kể những công trình khổ-nảo từ ngày mới đặng vào trường cho đến khi lảnh cấp bằng ra hành sự. Trước khi  vô học Ecole Pratique des Infirmiers, phải xin làm phụ nơi nhà thương các tỉnh cho đến 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm chẳng hạn, Dầu rằng có bằng cấp sơ học cũng phải chịu khảo thí ( Concours d’admission ); theo lệ nhà trường học đến 2 năm, trong giờ học cũng phải làm việc như mấy thầy có bằng-cấp vậy mà lại có phần cực nhọc hơn nhiều  vì phải dưới quyền sai khiến- của mấy thầy; công việc làm phải gần gủi chung chạ với những người bị bịnh thuối- tha dơ bẩn, thiệt lấy làm nguy hiểm cho sự vệ-sanh quá sức. Khi học đặng một năm còn phải thi lên năm thứ hai (Concours de dassage ) đúng hai năm thi lấy bằng-cấp (diplôme d’Infirmiers); kế bổ tùng sự nơi nhà thương các tỉnh, còn những ai thi rớt phải xin lưu học lại một năm, ấy lả tánh hạnh tốt và siêng-năng bằng không thì phải bị đuỗi ngay. Mới ra làm việc mỗi năm là 360p; chia ra mỗi tháng 30p.00 trừ tiền hưu trí 1p.50 chỉ tồn lại 28p.50 mà thôi, Nếu như làm ở Saigon Chợ lởn và Giađịnh có vợ lảnh thêm đặng 5p. tiền phụ cấp mỗi tháng (Indemmitẻ de cherté-de vie) mỗi  đứa con trước một đồng, nay cho thêm một đồng là hai đồng bằng chưa vợ thì không có tiền phụ cấp chi tròi-trọi có ba đồng lương. Còn như đặng lịnh bỏ đi lục-tỉnh lại  còn có phần thiệt thòi hơn nhiều, vì đã không có tiền phụ cấp mà cũng phải chịu hao tổn trong việc đi đường thế mà cũng phải áo quần giày nón, phố xá và ăn uống  như ai, nên xét cho kỷ ra thì ba đồng lương không đủ vào đâu, tài nào lại khỏi mang nợ nần, nghèo nàn, khổ cực.
Làm lụng như vậy cho đến hai năm rưởi, ba năm hoặc bốn năm năm mới đặng tăng lên một cấp nhiều nhứt là bảy đồng. Còn lên đến bực ngoại hạng mỗi năm đặng 1.440p mà ít ra củng ba chục năm chưa chắc là đến bực ấy,vì ngạch của chúng tôi chia ra tới mười cấp, tính phỏng củng hết ba chục năm.
Khi còn học ở trường thì đã đành,  đến lúc ra hành sự lại còn phải ngày làm đêm gác, hễ có việc chi sai siễn trong phận sự thì phải bị phạt ngay. Cải bổn phận của chúng tôi lúc nào cũng không khác tên học trò ; nghỉ vì trong một năm trường đăng đẳng sao khỏi lỗi lầm chút ít, mà bị vậy rồi cho là làm việc không tròn bổn-phận, biếng nhác, nên thường phải chịu trể nải trong lúc tăng lương. Đả vậy mà khi lên đến cấp thiệt thọ hạng  nhứt(titulaire de première) phải thi đậu mới đăng lên thượng cấp hạng ba (principal de 3e) như rủi ro mà thi rớt thì phải đứng chựng ở bực đó hoài  cho đến ngày hưu trí, thì ra thật khổ não trăm bề.
Cái bổn phận đặc-biệt cho chúng tôi là phụ sự trong việc mổ – xẻ săn – sóc kế cận những bịnh ghẻ-chốc thuối tha lầy lụa thì sao khỏi hộ-hấp cái trược khí của kẻ bịnh ấy. Đến khi có bịnh lây “maladie
contagieuse “, như choléra peste vân – vân… thì bổn phận chúng tôi phải gần – gủi đụng chạm kẻ bịnh luôn lúc nào cũng xần-bần trong chốn dơ uế ấy hoài, năm này qua năm khác, thì dầu cho cẩn thận thế nào cũng không tránh bịnh truyền nhiệm đặng. Ngoại trừ lại còn mổ xẻ những thây ma bất đắc kỳ tử để quan thày khám nghiệm, nên chi phần đông chúng tôi bị chết yểu vì bị bịnh lây trong khi làm việc bổn phận luôn luôn. Lại mỗi năm đi trồng trái và chích  thuốc ngừa bịnh thiên thời, trước trồng tại nhà việc mỗi làng mà thôi, nên dẫu đường sá cách trở thể nào  cũng chịu đựng, nay lại phải đi tới tử nhà này sang nhà khác, ở trong vườn, đường đi bất tiện, thêm nỗi cầu kỳ gập-ghình, phần nhà thì ở một nơi một cái, nên phải  lội càng trong ruộng trong vườn, dang nắng dầm mưa tối lại ngủ đùm ngủ đậu,  hoặc nhà việc, hoặc nhà hương chức trong làng, mà mỗi ngày chỉ lảnh 0p.35 hoặc  Op.40 tiền xúp, nghĩ cũng thiệt thòi khổ hại lắm. Cái sự nhọc-nhằn thống khổ của chúng tôi là thế, mà cải sở-đấc thì dẫu sánh với quân đội mả-tà cũng còn có phần kém hơn nhiều, vì rằng chúng tôi không có hạnh phúc thọ hưởng những áo quần, giày nón và nhà cữa của nhà nước ban. Còn nói chi bì với các ty các sở khác thì lại còn kém sút bội phần, cũng thì làm việc tại Saigon, Cholon và Gia định, các sở khác người có vợ lại đặng lảnh mỗi tháng 20$ và mỗi đứa con 5$ tiền phụ cấp(Indemmitede cherté  de vie). Thế thì ai cũng là người, cũng ăn cũng mặc như ai, thì món tiền phụ cấp cần phải đồng-đẳng mới là công bình cho.  Ví như nghỉ buổi chiều thứ bảy ( semaine anglaise) chẳng có thể đã đành, còn ngày chúa-nhựt cùng các ngày lễ khác chúng tôi chỉ đặng nghỉ có buổi chiều mà thôi, nên lấy lẽ ngay ra bất cứ là phương – diện nào chúng tôi đều chịu thiệt thòi kém sút cả, nên thường chịu nghèo khó, khổ nhọc, phần  đông đều thiếu nợ, ít ra cũng mười người hết chín. Bởi vậy có người bỏ sở hoặc xin thôi để đi làm cho các sở cao-su và các nhà buôn khác cho có đồng lương trội hơn để nuôi vợ con. Nghỉ vì thời đợi này, mỗi vật mỗi cao giá, nên chúng tôi xin quan Thống đốc Nam-kỷ và quan năm cai- quản sở y-tể lấy cận công bình mả ban – bổ theo mấy đều chúng tôi cầu xin dưới đây:  1: Thêm tiền lương và tiền phụ cấp đồng đẳng với các sở khác.  2.Tiền nhà cho điều dưỡng tùng sự tại Saigon Colon và Giađịnh….3.Tiền indemmité de garde và hủy bỏ những điều lệ phạt gác. 4.Nghỉ buổi chiều thứ bảy (semaine anglaise) và trọn ngày chúa nhật và ngày lễ. 4. Tước hàm cho những điều – dưởng ngoại hạng và hưu trí. 4. Tiền xúp khi đi trồng trải và chích thuốc ngừa bịnh thiên thời mỗi ngày ít nữa là 1$ 50 bất kỳ là điềudưởng hạng nào. 5.Xin tòan cả điều-dưởng Namkỳ đều bận một thứ  blouse dài cho đúng theo cách vệ sanh.

Chúng tôi phần đông cũng có học thức như mấy thầy sở điện tín, canh nông sở địa hạt, sở họa đồ và nhiều sở khác mà chỉ đặng đứng theo hạng lính mả tà và lon ton(cadre subalterne)lương bổng quá ít; không đủ nuôi vợ con,thì thiệt là tội nghiệp quá sức. Nên cúi xin lượng trên soi xét đến.

Một bọn điều-dưởng đồng đứng xin.

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading