Những bức tranh của chị Y.

Em:
Cách đây năm năm, vào đầu thángg năm này,  chị Y.  rời nhà để  vào  làm cư dân nursing home. Lần stroke thứ ba này ác liệt, đánh vào  bên phải và ảnh hưởng đến giọng nói của chị,    Như vậy, anh sẽ bị thất nghiệp. Mất chị nhưng anh được  rảnh rỗi, tự do.
Nhưng có thật vậy không. Chị Y. ở một nơi hiu hắt,  anh ở một nơi hắt hiu.  Không cách ly mà như thể cách ly ngàn trùng. Em vẫn biết, tuổi già là tuổi hưởng nhàn,  vui cùng con cùng cháu. Cái tuổi ấy như ánh nắng chiều rực rở, để rồi lát nữa để chìm khuất vào màn đêm.
Nhưng đối với anh chị, nó là một khởi đầu cho một định mệnh khắc nghiệt. Chị Y. được  bỏ vào cái cõi buồn nhất của trần gian, và anh cũng được bỏ vào một cõi buồn không kém.

Nỗi buồn ấy là cái nhà này đầy những di vật của  chị Y.  bỏ lại.  Áo dài. Áo ngăn. Đồ trang điểm. Bông hoa tai. Vòng chuyền trang sức. Hay bình nước hoa. Hộp kem. Hay những đôi giày, đôi dép…. Chúng nằm yên lặng,  trong ngăn, trong tủ, và có lẽ chúng cũng rưng rưng như anh đã rưng rưng.  Giữ thì khổ, mà bỏ thì không đành. Chỉ có cách là đóng cửa ngăn, cửa tủ, cửa phòng để không còn nhìn chúng nữa.

Nhưng có những thứ bắt anh phải thấy chúng mỗi ngày. Dó là những bức tranh treo trên tường.

 

Có thể nói, ít có ai yêu tranh như chị Y. Cả căn nhà, từ phòng ngủ phòng khách, ngay cả nhà bếp, cũng treo đầy tranh. Cí những bức tranh chiếm gần nửa vách. Có những bức tranh rộng cở hai hay ba tấc. Có những bức mua ở Mỹ, nhưng cũng có những bức mang qua từ VN.  Tình yêu tranh  say đám đến độ, cứ mỗi lần đi Mall là mỗi lần chị cứ tìm đến các chỗ bầy tranh để nhìn ngắm.  Làm sao mà có thể mua được với giá có khi cả ngàn đô la ?  . Và mỗi lần chị Y.  nhìn tranh là mỗi lần anh nhắc khéo. “Nhà mình hết chỗ treo rồi nghe  cô nương”. Có khi chị Y. bắt anh đứng cạnh để giảng về cái  đẹp của tranh. Ông thấy nụ cười của Mona Lisa không. Không thấy răng, không thấy  mắt sáng, chỉ thấy cái nhích ở miệng, mà là cả một sự kỳ diệu !   Lúc ấy, anh như đứa học trò. “Bà học trường nào mà sao có cái nhìn hay thế?”
Vâng. Anh chịu thua. Rõ ràng, dù không bao giờ học về hội họa, hay về cái đẹp của nghệ thuật  nhưng chị Y. đã chứng tỏ chị đã có cái nhìn rất sâu sắc về cái đẹp. Dĩ nhiên cái đẹp của mỗi người mỗi khác. Nhưng cái đẹp với chị Y. là cái đẹp của kẻ có trình độ.
Đó là lý do tại sao chị Y. lại nhờ người mang những bức tranh mà chị bỏ lại  ở quê nhà. Đối với chị những bức tranh ấy còn quí giá hơn cả vàng bạc châu bấu.

Càng ngày,  vách tường nhà càng bị tràn ngập tranh. Cho dù chị Y. nhiều lần hứa sẽ không mua thêm, nhưng thỉnh thoàng chị lại mang về một bức. Lúc ấy anh lại thêm một lần bị chị chỉ huy sai khiến, chẳng khác một bà tướng. Này, anh phải treo chỗ này, phải cho nó lên cao một chút. Hay nhích sang phải, sang trái… Báo hại hai tay anh muốn rụng vì cái khung quá nặng, bức hình quá lớn.   Vừa ra lệnh, vừa giải thích về cái đẹp của bức tranh như để chứng tỏ số tiền mấy trăm đô la bỏ ra thật xứng đáng. “Ông biết không,  ông bán hàng bảo bức tranh này chỉ còn một bức, phải mua gấp nếu không sẽ không còn dịp…” “Trời ơi, bà lại đi tin lời mấy tay bán hàng nữa sao ?”

Bây giờ thì chủ của chúng đã bỏ chúng mà đi. Để lại chúng cho anh. Mà anh đâu có cần. Làm sao mà cần khi  cõi lòng tan nát khi nhìn chúng. Những hộp trang sức, những  quần áo, những dày những dép, anhi đã đóng kín  niêm phong cửa để khỏi thấy, nhưng với những bức tranh này, vẫn ngày ngày nhìn anh,  bắt anh phải nhớ đến chủ của chúng.

Sau khi chị Y. rời nhà được một năm, thì một hôm, anh nghe một tiếng động rất lớn, như thể một tiếng nổ của lựu đạn . Anh hoãng hồn,  cứ nghĩ chắc bình gaz ở dưới hầm nhà bị nổ.  Anh chạy xuống dưới basement. Không thấy gì. Đâu cà ? Anh rão khắp nhà. Bình gaz không sao thì cái gì gây nên tiếng nổ dữ dội như vậy ?  Lên lầu cũng không. Nhà bếp cũng không. Bỗng nhiên anh thấy  gần vách tường phòng khách, chỗ có cửa sổ, là một khung tranh bị rờt xuống nền nhà, toàn khung bị xiêu vẹo. Đây là tấm tranh mà chị Y. rất thích, và mua với giá rất cao.
Bề dài khoảng 1. 30 mét, bề rộng khoảng 1 mét. Khung gỗ đặc nên rất  nặng. Một người khó có thể khiêng một mình.
Anh không hiểu, cả  bốn năm,  bức tranh  treo không bị hề hấn gì, vẫn nằm an ổn trên vách, thì bây giờ lại đổ nhào xuống một cách kỳ lạ, khiến toàn khung bị hư hại nặng.

 

 

Hôm ấy, chị Y. bắt đầu lên cơn điên loạn. Khi anh mới ló mặt vào phòng, thì chị đã nghiến răng kèn kẹt, tay chụp cái cốc nước rồi ném, lại bỏ khăn giấy vào miệng mà nhai. Đôi mắt chị long lên sòng sọc. Chị la gào:
“Cái thằng  T. bạn ông là cái thằng khốn nạn. Nó vào nhà tôi, nó ăn cắp những bức tranh của tôi mang về nhà nó.  Mày không phải là chồng tao. Cái thằng T. bạn mày là thằng đểu giả….”

Anh choáng váng trước một chuyển biến của bộ não của chị. Rõ ràng, chị bị điên loạn rồi, em ơi. Anh không biết làm sao để cứu chị, Không thể giải thích là chẳng có ai vào nhà để ăn cắp hết. Không thể trói chân trói tay bịt miệng chị lại để chị khỏi la hét. Chỉ còn cách là kéo cái màn cửa sổ lên cao, chỉ tay về mấy ngọn cây lá xum xuê, rồ la lớn:
– Bà có thấy là Phật Bà Quan Âm đang ở trên cây không. Bà có thấy là Bà đang giận vì bà nổi điên nói bậy không.  Bà có biết là Phật Bà buồn  lắm không…
Sở dĩ anh  phải vịn vào Phật Bà vì chị Y. là một người rất ngoan đạo. Chị ăn chay, tụng kinh, có thời gian cạo đầu cả một tháng.

Nhưng chị Y, vẫn tiếp tục la hét,  bắt anh phải đòi lại những bức tranh của chị.
Khiến anh chỉ còn  cách  là vịn vào  cái Iphone:

“Tôi sẽ chụp tất cả những tranh của bà treo trong nhà, chiều nay tôi sẽ mang đến để bà thấy là chẳng ai vào nhà mà ăn cắp… “

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading