Nguyệt san Văn Hóa Á Châu (40 số)

Người viết: Trần Hoài Thư

(Trích từ  bản thảo  của Tạp chí Thư Quán Bản Thảo số87  sắp phát hành vào tháng 12-2019)
 

Nguyệt san Văn Hóa Á Châu – cơ quan phổ biến tinh thần của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu. Số 1 phát hành tháng 4 năm 1958.. Chúng tôi không rõ báo bị đình bản năm nào. Số thứ tự của báo đước xếp theo năm. Ví dụ năm 1958 là tập I số 1, tập I số 2… Năm 1960 là tập III số 1, tập III số 2…


bia tap I-12
bia tap I-12
bia tap III-6
bia tap III-6
bia tap II-13
bia tap II-13
bia tap III-7
bia tap III-7
bia tap II-14
bia tap II-14
bia tap III-8
bia tap III-8
bia tap II-15
bia tap II-15
bia tap III-9
bia tap III-9
bia tap II-16
bia tap II-16
bia tap IV-3
bia tap IV-3
bia tap I-1
bia tap I-1
bia tap II-17
bia tap II-17
Bia tap I-2
Bia tap I-2
bia tap II-18
bia tap II-18
Bia tap I-3
Bia tap I-3
bia tap II-19
bia tap II-19
Bia tap I-4
Bia tap I-4
bia tap II-20
bia tap II-20
Bia tap I-5
Bia tap I-5
bia tap II-21
bia tap II-21
Bia tap I-6
Bia tap I-6
bia tap II-22
bia tap II-22
Bia tap I-7
Bia tap I-7
bia tap II-23
bia tap II-23
Bia tap I-8
Bia tap I-8
bia tap III-1
bia tap III-1
Bia tap I-9
Bia tap I-9
bia tap III-2
bia tap III-2
bia tap I-10
bia tap I-10
bia tap III-3
bia tap III-3
bia tap I-11
bia tap I-11
bia tap III-4
bia tap III-4

Tạp chí có một chủ nhiệm duy nhất là Nguyễn Đăng Thục. Chỉ có thư ký Tòa soạn là thay đổi. Trước tiên là Lê Xuân Khoa (kể từ số 15). Kể từ năm thứ tư, Lê Thành Trị thay Lê Xuân Khoa giữ phần hành Thư Ký tòa soạn.
Sau đây là một phần trong bảng tuyên ngôn, để giải thích tại sao VHAC lại có mặt:
“Dân tộc Việt Nam vốn thuộc về tinh thần văn hóa Hoa Ấn, mới được tiếp xúc với Âu Mỹ trong khoảng vài ba thế kỷ gần đây và nhất là trong ngót một thế kỷ dưới sự bảo hộ của nước Pháp. Trong khoảng thời gian này chúng ta thực đã trực tiếp với Âu Tây nhưng chúng ta lại  bị gián đoạn với tinh thần Á châu cố hữu của chúng ta vì một dân tộc đã mất chủ quyền chính trị thì đồng thời cũng mất tự do phát triển quốc túy quốc hồn..”
(VHAC số 1, Tuyên ngôn của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên lạc Văn hóa Á Châu)

Những điểm nổi bật của tạp chí, so với các tạp chí văn hóa khác:

– Là tờ báo biết lợi dụng  sức mạnh của tập thể.
Tập thể đây là hội viên. Họ là một nguồn tài trợ chính trong việc duy trì tờ báo. Họ cũng là chất xám để phổ biến những tài liệu văn hóa hiếm hoi, chưa hề được phổ biến. Thật hiếm để có những bản dịch như: “Lịch sử những mối tương quan giữa Đông Dương và Java trong  thời cổ”, “Văn kiện ngoại giao giữa Nhật – Bản và V.N”, “Bài văn bia tại Lăng Cha Cả”, “ Ngọc tinh liên Phú của           Mạc Đĩnh Chi”, “Các Ngữ-tộc trong tỉnh Kontum của D. Thomas” v.v…
Thú thật, qua công việc sưu tập sách báo cũ miền Nam, tôi có dịp đọc nhiều, nhưng chưa có tạp chí nào lại là một kho lưu trử những tài liệu về văn hóa Đông Tây rất quí giá như tạp chí VHAC.

– Là một tờ báo mà người viết thuộc thành phần trí thức, có kiến thức cao. Người đọc cũng vậy.
– Là tờ báo mà mục đọc sách chẳng những dành cho những tác phẩm Việt Nam mà còn ngoại quốc. Mục này chỉ mở ra vào năm thứ ba, những tác phẩm ngoại quốc là những tác phẩm rất thịnh hành như:
“Le manifeste démocratique” của Ferdinand
Peroutka,     “Le diner en ville” của Claude Mauriac, “Aux Indes avec Gandhi” của Edmond Privat, “Où va le Japon” của Henry van Strealen v.v… Các tác phẩm VN được điểm sách là những tác phẩm  quen thuộc ví dụ Đời Phi Công của Toàn Phong hay Xây Dựng nhân sinh quan của Nghiêm Xuân Hồng. Khen cũng có và chê cũng thẳng thừng. Riêng cuốn Xây Dựng nhân sinh quan của Nghiêm Xuân Hồng được điểm đến hai lần và lần nào cũng khá kỷ có nghĩa là chiếm nhiều trang. Cả hai lần đều “chê” hơn là khen. Trần Lâm thì vuốt sau khi “chê”:
Tác phẩm của ông Nghiêm Xuân Hồng mang lại cho người đọc sự thắc mắc và tiếc rẻ: Tôi có cảm tưởng ông chưa nói hết những đoạn đường ông tính đi trong cuộc hành trình tư tưởng của ông và của nhân loại.  Những điều chưa nói hết đó, và những đoạn đường chưa đi hết đó, lại là những thứ mà hiện nay chúng ta đang cần. Chúng ta mong chờ và trông cậy ở ông…(Trần Lâm, đọc Xây Dựng Nhân sinh quan của Nghiêm Xuân Hồng tập III số 3).

Còn bài đọc của Trần quí Thành thì nặng tay:

Để tổng kết một bài vô tình đã thành ra quá dài này, tôi chỉ xin nhắc lại với Nghiêm tiên sinh rằng triết học, tuy không phải là khoa học theo kiểu thực nghiệm, nhưng là một khoa học thực thụ. Không phải đố ai cũng tự học lấy được. Có lẽ cũng vì quá coi thường nó, nên tiên sinh đã vấp vào những lố bịch đáng phàn nàn như tôi lược lại trên kia.
Vậy xin tiên sinh tha cho tôi cái tính thực thà, đã dám nêu những khuyết điểm kia ra. Tôi đã chỉ làm vì chân lý. Dầu sao tác phẩm của tiên sinh cũng không thể để như vậy được. Nó vừa sai vừa có hại…

Kết luận

Với 38 số báo trong bốn năm phát hành đều đặn, VHAC đã đóng góp 18 bài viết về Triết Học, 22 bài về Tôn Giáo, 70 bài về Văn Hóa & Xã Hội, 6 bài về Nghệ Thuật, 32 bài về Văn Học, 62 bài về lịch sử địa lý, 26 bài về Điểm sách. (Hai số cuối cùng chưa kể trong bảng phân loại này) , rõ ràng nguyệt san Văn Hóa Việt Nam là một tạp chí có công rất lớn trong việc  phát huy văn hóa dân tộc, nghiên cứu tinh thần Á Châu và dung hợp tư tưởng Đông Tây.

 

 

 

 

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading