Niềm vui mọc búp

Hôm nay là ngày đầu của muxá xuân. Vẫn chưa thấy bông hoa hé nụ. Vẫn còn những ụ tuyết nổi lên cồn bãi bên đường. Nhưng cái nắng thấy tươi hơn, vàng hơn, và cái lạnh không còn tê cóng da thịt nữa.
Chiều qua, cậu con đến thăm mẹ. Y. năm trên giường nghe con hài tội: Mẹ nhớ mẹ nói gì không. Y. đưa đôi mắt sáng, vầng trán nhăn, như cố nhớ. Và câu con nhắc lại: Mẹ nói ba là thăng khôn nạn, mọi người là khốn nạn hết, mẹ … Tôi cười: Không phải mẹ con nói đâu, mà bệnh nói. Và Y. xin lỗi: Em xin lỗi mình. Mẹ xin lỗi con….
Hôm qua, cô Nurse aid cho biết Y. lên cân. Ít nhất là 5 pounds. Vui thì vui thật. Sao mà không vui, vì ít ra, tôi đã chiến thắng trong việc mang người bệnh từ 82 pound lên 97 pounds. Không phải là bàn tay mầu nhiệm cho người bệnh một phép lạ, nhưng là do trí óc và bàn tay của tôi. Hai năm qua, Y. đã không đụng d89ồ ăn Mỹ, và hai năm qua, tôi lảnh phần trám vào chỗ đó. Tôi vui và hãnh diện đã cứu Y. ra khỏi  tình trạng mất sức vì nhịn ăn, vì sụt cân đến mức báo động. Tôi là dân thám báo, quen quá với những kinh nghiệm mưu sinh thoát hiểm. Tôi hiểu, rất hiểu, dù cái món ăn  với cá filê để  bên cạnh cà rốt, khoai tây chiên, nhưng đó là dành cho người Mỹ, còn người Việt thì khác. Cá phải cần nước ma91m chanh đường. Kho thì phải cần tiêu ớt bột, nước mắm, đường… Tôi vui vì từ một tay không biết nấu cơm, chưa bao giờ vào bếp, vậy mà bây giờ đã làm một việc phi thường…
Nhưng mà “có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai”,  giờ thì Y. không còn sáng suốt nữa. Tỉnh đó, và lẩn đó. Tôi  không dấu để nói lên những điều này. Dấu làm gì. Rồi ai cũng sẽ có một ngày, và ngày ấy may hay rũii. Hãy đọc những giòng này. Và từ đó, ít ra những gì tôi viết ra  đầy – từ vũngf bùn lầy của cuộc dời chúng tôi- không phải là xấu đâu – mà là hữu ích cho những người cần biết.
Chiều qua, thật là một buổi chiều rất êm đềm. Mùa xuân đã về, và trong phòng, cha con tôi đang thay nhau chăm sóc Y. Câu con thì lo đi vào nhà ăn xin cho mẹ ly nước cam. Còn tôi thì lo cầm cái kéo sa94n sàng cắt những cọng mì dài khi Y. gắp, hoặc nhặt những thức ăn vải rơi trên chiếc yếm… Y. thỉnh thoàng nói: Mình em xin lỗi mình…

Nhân đây, tôi xin trích lại một đoạn tôi viết trong Thư Quán Bản Thảo số mới này, có liên quan đến tâm lý người bệnh trầm kha. Tôi gọi nó là Ý thức phản kháng:

Ý thức phản kháng…

 

Từ ngày Y. trở thành phế nhân tật nguyền, bản tính bỗng thay đổi rõ. Nỗi uẩn ức số phần được biểu lộ qua hành động phản kháng như không chịu cho tôi đút đồ ăn hay cầm chiếc nĩa đâm lia lịa túi bụi vào dĩa thức ăn pasta, hot dog, french fries – những thức ăn mà Y. chưa bao giờ đụng tới… Có lần tôi mua phần chả giò ở tiệm, năn nỉ Y. ăn nhưng Y. không chịu, giận quá tôi ném xuống nền phòng, thì Y. trên giường bệnh cũng hất tung cả cái khay đồ ăn…
Như bây giờ, nỗi uất ức được thể hiện qua những cú đập…
Đời Y. có bao giờ như vậy đâu. Rõ ràng cái căn bệnh ác nghiệt này đã tàn phá dần mòn một người hiền lành như Y.

Tôi đọc được sự chống đối này trong truyện của Yên Thảo mà chính tôi đánh máy và đăng lại trong TQBT số chủ đề Tình Thương này. Đó là sự trả thù định mệnh. Đó là cách để biểu lộ nỗi uẩn ức bị dồn nén của người bị bệnh trầm kha. Nhân vật chính là một thanh niên chẳng may thành phế nhân vì một tai nạn. Anh ta cảm thấy mình là kẻ bị gạt ra ngoài lề của xã hội, của tuổi trẻ, của tình yêu. Điều này khiến anh bất mãn, và ghen với cả một con mèo tam thể khi người yêu của anh ta ôm nó vào lòng. Anh điên cuồng hét:
– A, ra bây giờ anh tàn tật, bẩn thỉu không bằng con vật.

Vừa nói, tôi vừa với tay nắm lấy gáy con mèo. Cử động phản xạ khiến con vật giơ chân trước cào mạnh vào tay tôi làm rách một vệt dài, cho đến bây giờ, cơn giận của tôi không sao kìm hãm được nữa. Một sức mạnh kỳ lạ làm tôi vùng ngồi dậy, đùi bên phải đè chặt đầu con vật xuống thành giường, tay phải vung lên rồi chặt mạnh xuống. Rắc! Chân sau bên trái của con vật gẫy lìa. Nó gào lên thảm thiết và quay lại cắn mạnh vào đùi tôi; nhưng lúc đó tôi không biết đau đớn là gì nữa, tôi cầm chắc lấy chân trước bên trái con vật bẻ mạnh.

Rắc! Xương gẫy, con vật lại gào lên. Tôi quăng nó xuống đất. Thế là nó giống tôi! Nhìn con vật xoay tròn và cố lê từng bước, tôi thích chí quay lại phía Ngọc và mỉm cười. Nụ cười ngây ngô và đầy thú tính của tôi vụt tắt khi thấy Ngọc đang nhìn tôi trừng trừng, mặt nhợt nhạt vì sợ hãi, nhưng ánh mắt lại loé lên những tia sáng kỳ dị, nửa khinh bỉ, nửa thương hại. Tôi hét lên:

– Cô khinh tôi lắm phải không ? Được lắm. Đừng bao giờ chúng ta gặp nhau nữa là hơn. Cô về đi, về ngay đi!
(
Yên Thảo: Mây ngàn bay theo gió, Tình Thương số 8, tháng 8-64)

 

 

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading