Trong Tháng Ba Gãy súng của Cao Xuân Huy, chúng ta được đọc rất nhiều những mẫu đối thọai đầy tiếng chửi thề hay những chữ mà phái nữ khi đọc phải đỏ mặt.
Có tất cả 50 tiếng “đụ mẹ” trong suốt cả tác phẩm. Và hàm số Y biến thiên bằng đường biểu diễn Parabol theo biến số x “chưởi thề”.
Từ những trang đầu, tiếng chửi thề chỉ lồng trong những mẫu đối thoại ngắn ngủi có tính cách như thói quen, sau đó, hàm số y càng lúc càng tăng dần theo tình trạng hổn lọan của một hàng quân bị bỏ rơi, với những thảm kịch kinh hoàng, giết nhau để sống, những thảm kịch mà chắc chắn nếu cụ Nguyễn Trải có sống lại để mà làm hịch hài tội, thì cũng phải đau đớn mà khóc ròng…
Trong lịch sử chiến tranh VN, đây là một trong những trang đen tối và xấu hổ nhất của một quân lực: Một lữ đòan thiện chiến TQLC phải chịu tthảm bại trước một đại đội du kích VC !
Nhưng trong lịch sử chiến tranh VN, không có những trang nào hào hùng khí phách cho bằng cảnh những người lính bị buộc thua trận ấy lại chọn cho họ cái chết hào hùng ngạo nghễ như vậy !
làm sao mà không hào hùng lẩm liệt cho được khi:
“Chúng tôi vẫn cứ chạy, những người tự tử tập thể vẫn cứ tụm thành những vòng tròn, quân đội Nhật năm 45 khi đầu hàng cũng không thể nào hào hùng hơn thế này được. Lịch sử Việt Nam chưa thấy viết một dòng nào về những cái chết hiên ngang của những thằng tốt đen như vậy, nhưng họ có đó, vẫn oai hùng khí phách chấp nhận những cái chết vô danh như vậy.”
Và cùng với nỗi uất nghẹn tột đỉnh thì biến số x Đụ mẹ càng gia tăng bằng x bình phương. Để rồi cuối cùng, ở trang cuối, đường biểu diển xuống dốc như một người hấp hối.
Một điểm rất ngạc nhiên là vị trí và ảnh hưởng của hai chữ Đ.M rất lớn ở trang đầu và trang cuối.
Thật vậy, ở vài trang đầu của TBGS, tác giả kể về đọan đường mà một chàng sĩ quan trẻ tìm về đơn vị của mình sau một thời gian dài trễ phép trong lúc cao nguyên bị thất thủ. Chàng ta không đeo lon trung úy, không có ai hộ tống một mình giữa chốn hiu quạnh đầy bất trắc:
“Tôi vận dụng tất cả mọi khả năng, dồn hết sức sống của tôi vào đôi tai để chờ đợi, nhưng ngoài tiếng côn trùng và tiếng gió, tôi không nghe được một tiếng nói nào của mấy người trên sườn đồi kia. Tuy nhiên, tôi bình tĩnh thật lạ lùng, cái bình tĩnh của thằng lính khi ra trận đã biết rõ mục tiêu, biết rõ từng vị trí của địch, đã nghe tiếng súng nổ, không còn sự hồi hộp lo sợ của sự chờ đợi những viên đạn đầu tiên của địch thay cho lệnh khai hỏa ghim vào thân thể mình trước khi kịp nghe tiếng súng, không còn là chuyện may rủi trời kêu ai nấy dạ của những viên đạn bắn sẻ nữa, mà là cái bình tĩnh của một sự việc đã được tính toán, đúng thì sống mà sai thì… húp cháo rùa. ”
Vậy mà giữa lúc đó một tiếng nói cất lên::
….
“Ðù má, lâu dzậy mảy?”
Tiếng nói đột ngột, không đủ lớn nhưng đủ lọt vào tai tôi. Xong rồi! Tiếng chửi thề nghe sao dễ thương lạ. Tiếng chửi thề đã chấm dứt sự nguy hiểm bao quanh tôi. Bọn này hẳn phải là lính đại đội tôi, đang gài mìn tại tiền đồn cấp tiểu đội.
Tại sao. Vỉ chí có phe ta mới có tiếng chửi thề như vậy. Nó khiến người trở lại cảm thấy mình đang có mặt ở đất bạn chứ không phải đất thù:
“Ðụ mẹ, đi đâu về trễ vậy cha nội?”
Và cuối cùng là trang cuối, lại thêm một lần tiếng nói lại được nhắc cùng với hai tiếng D.M sau khi đơn vị tan hàng, mạnh ai nấy chạy.:
.Trong suốt thời gian chạy tôi nghe đủ thứ tiếng, tiếng chân, tiếng thở, tiếng sóng, tiếng súng, tiếng lựu đạn nhưng không nghe tiếng nói. Bây giờ mới bắt đầu ồn ào tiếng người.
“Ðụ mẹ, sao không chạy tiếp?”
oOo
Vâng, họ chửi thề thật. Họ ăn tục nói phét thật. Họ xữ dụng những tiếng cấm kỵ thật. Họ làm mấy nhà đạo đức luân lý, mấy cô gái tiểu thư nhăn mặt, lợm miệng thật.
Có điều là không ai như họ. Khi họ như thế này: