Hôm nay bạn bè thân hữu nhìn mặt và đưa tiễn Phùng Nguyễn lần cuối cùng…

Phùng Nguyễn ơi,
Hôm nay bạn bè tứ phương về Maryland tiễn đưa Phùng một lần cuối cùng
Xin lỗi Phùng, anh không thể về được
Không thể về cầm tay tất cả những người có mặt.
Từ thân nhân đến bạn bè
Ai ai cũng mang theo nỗi buồn dù lớn dù nhỏ
Ai ai cũng mang theo những kỹ niệm, những vui buồn với Phùng

Hôm nay thư Ngô Thế Vinh hỏi anh có biết gì về quảng thời gian em làm lính
Anh trả lời không biết chỉ biết qua tiểu sử đăng trên NET
Phùng vào lính năm 18 tuổi. Lính VNCH

Anh thử tìm trên NET cố tìm em có viết một bài nào về quảng đời này không ?
Tìm hoài tìm mãi mà không có.
Như vậy, màu áo đồng phục kia chẳng mang gì dấu vết ghi đậm trong tâm trí Phùng sao ?
Mà sao Phùng không bao giờ nhắc.
Chỉ nhắc đến tuổi thơ
đến Tháp Ký Ức
đến một đứa bé học giỏi đậu vào đệ thất trường công Trần Quí Cáp vào năm 1960
Chỉ nhắc đến những thảm kịch của chiến tranh xãy ra tại quê nhà mình
Chỉ nhắc đến cô Tố Quyên
Chỉ nhắc đến phe này phe kia và người dân giữa hai lằn đạn
Chỉ nhắc đến trận hồng thủy năm 1964
cuốn phăng mái nhà thân yêu
Để người mẹ và bầy con phải bỏ quê nhà mà xuôi vào Nam tha phương cầu thực
với những lát sắn khô để sống sót…

Ôi, đứa học trò học rất giỏi, đậu vào đệ thất trường công
Không ngờ lại bỏ trường mà đi sau ba năm đầu trung học…

Anh chỉ biết bao nhiêu. Và lòng anh quặn đau khi đọc những giòng chữ này:

Thằng Phú quay lưng hướng về phía bến đò. Bỗng dưng tai nó ù đi. Âm vang những bước chân của chính nó dội lên như tiếng trống làng, phóng lớn mãi ra thành tiếng sấm gầm ghì. Nỗi kinh hoàng mênh mông như bầu trời xám trên cao úp chụp lên đầu thằng bé mười bốn tuổi, sinh ra trong căn hầm tránh bom ở vùng tản cư thời Kháng chiến, lớn lên cùng với bom rơi đạn réo, cùng với hoang tàn của chiến chinh và điêu linh của lòng người. Nó ngã khuỵu xuống trên đám cỏ xác xơ cạnh bờ sông, miệng kêu nhỏ, ” Mẹ ơi!”
Bờ sông vắng tanh, rặng tre đen thẫm phía sau đứng im lìm, và ở phía chân trời, dải mây thành đen kịt vẫn sừng sững vắt ngang dãy Trường Sơn như đã ngàn năm.” (trích từ truyện ngắn Tuổi thơ trong tập truyện Tháp Ký Ức”)

 

Mười bốn tuổi. Đứa bé học đệ ngữ trung học trường công, chỉ còn một năm nữa là đệ từ, và bốn năm nữa là tú tài 2.

 

Phùng ơi, cô Tố Quyên có bao giờ phạt em đâu cô chỉ khóc
Nhưng mà những giọt nuớc mắt kia giúp Phùng trở thành nhà thơ nhà văn sau này đấy.

“…Sau này, trong cuộc đời ba chìm bảy nổi của mình, tôi cũng đã có dịp chứng kiến đàn bà khóc, có khi vì tôi, có khi vì tình địch của tôi, có khi vì một lý do nào khác, cũng có khi không vì một lý do nào hết. Nói chung đàn bà trông đẹp và dễ thương hơn khi họ khóc, nhưng tôi chưa thấy ai khóc… đẹp bằng cô Tố Quyên. Lúc đó bao nhiêu hùng tâm tráng chí của lũ chúng tôi xẹp xuống như bánh xe đạp cán đinh, nếu cô có bảo hy vọng nằm ở… hướng Tây chúng tôi cũng chịu nữa. Nhưng đã trễ. Cô khóc, rồi bỏ đi. Bỗng dưng tôi trở thành tên tội phạm hàng đầu. Đám học trò con gái nhìn tôi với những cặp mắt giận dữ. Thằng Thước từ mãi dưới cuối lớp chạy lên đòi ăn thua đủ với tôi, ngay những đứa mới cách đây mấy phút đã mạnh mẽ ủng hộ lập luận ‘hy vọng hai chiều’ cũng quay ra đả kích tôi dữ dội. Phần thì băn khoăn không biết rồi cô Tố Quyên có còn trở lại dạy chúng tôi nữa hay không, phần thì lo lắng vì bỗng dưng trở thành chính danh hung thủ, tôi buồn bã ngồi tẩn mẩn cột tóc của hai chị lớn ngồi bàn trên lại với nhau.” (Tháp Ký Ức)

 

 

**

Anh Ngô Thế Vinh ơi:
Đấy, cuộc truy lục kiếm tìm của tôi về cuộc đời của Phùng trong những tháng năm chiến tranh lọan lạc chỉ có bấy nhiêu.

Cái album cuộc dời của Phùng để ở đâu
Cho anh nhìn với

Đây rồi. Một người lính rất trẻ 18 tuổi đã sống lại đây rồi.
Người lính trẻ của ngày xưa không bao giờ chết, đây rồi.
Người lính trẻ ấy làm quan tòa làm luật sư làm nhà văn biện hộ dùm cho sự thật, bây giờ, đây rồi.

Tiếng nói của hắn vang lên, giữa lúc đàn anh của hắn muốn quên, hay  trở thành kẻ mù. kẻ điếc, đây rồi.

“…Không thể nói là tôi đã không cảm thấy xúc phạm ở cương vị một người lính của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, một tập thể nay đã thuộc về lịch sử, và trên hết, như là một người Việt Nam khi đọc những đoạn trích dẫn nói trên. Cái huyền thoại “lính nguỵ ăn thịt người,” đối với tôi, là chuyện láo khoét, bắt đầu với những tuyên truyền dối trá vào những thời điểm rất sớm trong chiến tranh, và trong khi vô cùng bẩn thỉu khi xét trên các phương diện văn hoá và đạo đức, đã được áp dụng triệt để với mưu đồ gán ghép cái đầu ác thú lên thân thể của kẻ thù. Những tuyên truyền láo khoét và vô đạo đức này, bất kể xuất phát từ bất cứ từ phe nào, nếu có ai đó cho rằng cần thiết trong giai đoạn chiến tranh, lẽ ra phải được chấm dứt và mầm độc của nó phải được hoá giải ngay lập tức vào ngày hôm sau của ngày tàn cuộc chiến. Điều này đã không hề xảy ra, và càng tệ hơn nữa, điều trá nguỵ được tiếp tục củng cố, nuôi dưỡng không chỉ bởi những đầu óc ngu muội mà còn bởi những người mà dựa vào chức năng của họ, trí tuệ và khả năng tư duy phải vượt trội hơn những tầng lớp khác trong xã hội. ,,”

(Phùng Nguyễn  Khi nhà văn không chỉ là kẻ đồng loã , nguồn: talawas) ngày 1-4-2008)

 

….

 

….Tôi đã nói về đề tài “lính ngụy ăn thịt người” một vài lần, nhưng chưa hề thấy đủ. Bởi vì chưa hề đủ! Đã có không ít người, vì những lý do mà họ nghĩ rằng cao cả, chỉ muốn quay lưng lại, tảng lờ, chối bỏ sự hiện diện của những nọc độc văn hóa đang luân lưu trong huyết quản dân tộc với luận điệu quen thuộc “Hãy chôn chặt chương sách sử xấu xa này và cùng hướng về tương lai.” Ừ thì chôn. Nhưng chôn ở đâu? Trong những cuốn sách của những cây bút thế giá đang tiếp tục bày bán đầy dẫy ở các hàng sách hoặc nằm nghiêm trang trong các thư viện trên cả nước, hoặc trong chồng sách giáo khoa được mang ra giảng dạy ở các cấp trung và tiểu học hàng ngày? Hoặc trên hệ thống Internet, nơi những nọc độc văn hóa được ngụy trang như là dữ kiện lịch sử sẽ xuất hiện trên màn hình máy vi tính của người đọc chỉ sau vài cú nhấn trên bàn phím?

(PN: Từ ‘Giấc Ngủ Mười Năm’ đến Ác mộng Trăm năm, nguồn Internet)

 

Cám ơn Phùng đã nói hộ dùm anh.
Cho màu áo  người lính thám báo mà anh đã mang
và tự hào.

A di đà Phật cứu nạn cứu khổ.
Chúng con là kẻ có tội Amen..

 

%d bloggers like this: