Chủ trương của chúng tôi về việc trích đăng hay đăng lại những bài vở do chúng tôi vắt trí não và công khó ra để hoàn thành, là chúng tôi trân trọng và hoan nghênh với điều kiện ghi rõ nguồn xuất xứ. Ai đăng cũng được. Càng đăng nhiều càng tốt. Việc này, giúp bài vở chúng tôi được phổ biến sâu rộng hơn, chứ với số lượng hạn chế báo giấy, và với cái blog vô danh này, ít ai quan tâm.
Tuy nhiên vậy mà không phải vậy. Có blog, hay báo đăng lại nhưng chẳng hề ghi nguồn hay xuất xứ. Nhiều lắm. Có khi nội dung bị sửa đổi, thêm bớt. Thật đau lòng. Khi ấy chỉ biết chửi thề đù má cho hả giận.
Tuy nhiên, cũng có tờ báo đăng với hàng chữ trích từ, rút từ, hay nguồn đàng hoàng. Tôi rất trân trọng.
Ví dụ tạp chí Văn Nghệ, cơ quan của Hội Nhà Văn ở Hà Nội khi họ chọn đăng một truyện ngắn ” Đêm Mơ ” của tôi cho số đặc biệt dành cho những nhà văn hải ngoại. Dưới cùng có ghi : Truyện ngắn Đêm Mơ của nhà văn rút từ www. thuanquan.com
Vậy mà tên tôi lại được ghi vào cái danh sách bảng phong thần để Tiền Vệ dạy bài học quốc văn giáo khoa thư, với tiêu đề là Mong nhà văn Trần Hoài Thư lên tiếng. Tôi không lên tiếng., và cũng chẳng cần lên tiếng. Hai chữ “đù má” là đủ làm tôi không còn hỉ nộ ái ố., để mà bận tâm. Chửi xong rồi thề không đọc Tiền Vệ, coi TV là đồ bỏ..
Vậy mà tự nhiên cái tên tôi một lần nữa lại đưộc ghi vào trong một bài viết của Nguyễn Tôn Hiệt : Phim “Đường kiến” đoạt giải Cánh Diều Bạc là một món hàng ăn cắp”. Đây là đọan ưu ái này:
“Hôm nay chúng tôi có nhận được từ nhà văn Trần Hoài Thư một bản chụp chính xác từng trang tạp chí VĂN số 125. Đây là trang 25 của số báo ấy, tức là trang đầu tiên của truyện “Đường kiến” của nhà văn Kinh Dương Vương.
Đọc xong, lại thêm một lần “Đù má”. Ông bạn Kinh Dương Vương tôi ơi, tôi nễ ông, vì ông xem tôi là bạn hiền, nên việc ông nhờ tôi tìm, tôi phải làm. Phải chi tôi biết thế này là đù má, ông đéo lái xe đi Cornell, 8 tiếng đi đi về về cho cực thân cực xác. Đù má sao mày ngu vậy. Hở THT ?