Ra mắt xong rồi đi…

Tập truyện Những Vì Sao Vĩnh Biệt là một chứng liệu nói lên hoàn cảnh của người cầm bút trẻ trong thời chiến. Một mặt họ phải bảo vệ từng tấc đất của miền Nam, một mặt họ cầm viết. Không ai bắt buộc họ phải làm vậy. Họ đã tự nguyện. Không than phiền. Không đòi hỏi một sự công bằng. Trong khi những ngờởi cầm bút ở thủ đô. viết dưới ánh đèn điện, lòng bình an, trí óc thanh thản, thì những người viết trẻ mang bộ đồng phục phải viết dưới hầm, trong địa đạo, giữa bao nhiêu những bấc trấc.

20 năm văn học miền Nam, với khoảng 8 năm an bình, còn lại là chiến tranh, và càng ngày càng dữ dội.  Và càng lúc người viết trẻ càng xuất hiện nhiều trên các tạp chí thời danh. Lý do dễ hiểu: Nếu họ không viết thì họ phải làm gì trong những tháng ngày heo hút ở tiền đồn, những đêm trắng mắt, những ngày ứng chiến căng thẳng… Trên trời, là muôn ngàn vì sao. Nhưng ở Saigon thì chúng là những viên ngọc, những đốm sáng như mắt người con gái, hay có khi khuất sau dãy lầu cao, không thấy. Còn ở mặt trận, trên Trường Sơn, hay trong  đầm lầy, sao là biểu tượng cho sự ly biệt. Sao nhắc đến người thân yêu. Hay sao là định mệnh, số phận của người. Một vì sao băng, hai vì sao băng…. ba vì sao băng… như những người lính tử trận đêm qua, có phải ?

 

Ông Trần Phong Giao đã viết một bản tin ngắn trên Văn về  buổi ra mắt sách Những Vì Sao Vĩnh Biệt. Có lẽ lúc ấy, ông thấy tôi vui vì có bạn bè, có tác phẩm mới, có người vợ mới cưới vài ngày bên cạnh… trông có vẽ lãng mạng như một bài thơ Màu tím hoa sim. Có điều trong Màu tím hoa sim chỉ có chàng lính trẻ “cưới nhau xong là đi” thì ở đây ngoài chuyện cưới nhau xong là đi còn thêm màn ” ra mắt sách xong rồi đi”, như thân phận của người viết trẻ trong thời chiến. Xin đi lại cái bản tin trên báo Văn cũ (số 181 phát hành 1-7-1971).

 

 

 

van-THT

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading