Theo em (7)

Jan 20.

Bỏ vào thùng rác bài Theo em (5). Xin đừng hỏi tại sao.

Jan 18

Trở về từ bệnh viện. Hôm nay bà social worker muốn gặp. Có lẽ Y. sẽ xuất viện. Medicare  không thể trả mỗi ngày cả ngàn đo la. Họ phải tìm cách, ví dụ home care (săn sóc tại gia) – để ít chi phí hơn.

Xem chừng câu nói của bạn trẻ có lý.

Bởi vậy,  sửa sang gấp phòng ốc để đón nàng về dinh.

Sáng nay,  Y. ăn cháo ngon miệng. Tay chân vẫn không thể nhúc nhích. Có nghĩa là chẳng tiến triển. Bác sĩ thì mỗi  ngày luôn luôn bảo tôi.  “she is improved” nhưng bảo co tay co chân thì lại nói “hope some day”. ” Nhưng hình như Y. không quan tâm đến chuyện này. Y. tin một ngày Y. sẽ được hồi phục. Mình luôn luôn kể với Y., dù sao em cũng được may mắn hơn một số người bệnh khác. Em thấy bà nằm bên cạnh không. PHần bên phải bị liệt, nói ngọng, da bọc xương…  Ít thấy thân nhân đến thăm. Vậy mà bà ta  vẫn vui. Không bao giờ thấy bà than thân trách phận.

TRong những câu chuyện của một cặp vợ chồng già đề tài chánh thường là hai đứa cháu nội. Kể, nói, và cười, hay lo.  Mỗi ngày 3 lần, thằng con từ  tiểu bang xa gọi mẹ hỏi thăm, và tường trình cùng mẹ về  tật xấu mới của cháu, hôm nay  bị nhốt vào phòng vì đánh lộn nhau… Y lại năn nỉ : “Nó còn nhỏ mà”… hay” tội nghiệp, nó muốn Lego lắm. Nói với nó là bà nội lành, bà nội sẽ mua cho…”

Rồi đến màn tôi năn nỉ. Bà gắng ăn đi, Tôi lột trái cam để bà ăn nha… hay bà thèm gì để tôi mua cho bà…

Đôi khi lòng mình đứt đọan. Còn hai tuần nữa là Tết. Còn hai tuần nữa là  mùa chúc tụng. Cả một cuộc đời không biết nhận bao nhiêu lần chúc và gởi/nói bao nhiêu lần chúc, nhưng cuối cùng cuộc đời vẫn sinh lão bệnh tử. Biết vậy mà vẫn chúc.  Rồi nay mai thùng thơ trần gian và thùng thư internet của tôi và Y. đầy ấp lời chúc Tết, chuc Xuân, chúc năm mới, chúc cho niềm mơ ước được tọai nguyện. ..

Cám ơn bạn về những lời chúc lành. Riêng phần niềm mơ ước được toại nguyện, thì tôi đã được toại nguyện rồi, khỏi cần chúc. Cái ước mơ in ấn, xuất bản mà tôi đã từng nuôi dưỡng từ thời tuổi trẻ, nay xem như đã có trong tầm tay. Một giàn máy in 12 cái vừa đen trắng, vừa màu… Những máy móc tự chế do từ sáng kiến của mình… Bao nhiêu program tự viết, compile và load vào trong máy… Workgroup từ một hệ thống network, vừa wireless vừa cable…Tôi yêu biết vao cái máy folding machine của Martin Yale, mà tôi chế thêm, thay vì mỗi lần  xếp một lằn gáy, thì giờ đây xếp 4 lằn … Tôi như người nhấp hớp rượu quí, nhìn cái lò điện nướng một lần chục cuốn thay vì chỉ một cuốn mà chiếc máy made in US mua từ Ebay với giá trên 200 đo la. Tôi như mê mẩn cùng hàng trắm cuốn THứ Quán Bản Thảo trong những lần tạp chí phát hành… Tôi đã tạo nên những chuyện khó có thể tin: Một tạp chí không bán không quảng cáo, vậy mà nó lại sống vững đến 12 năm. Và bây giò, lại càng vững hơn bao giờ qua số chủ đề về Dương Nghiễm Mậu 262 trang đi kèm thêm một tập bút ký Địa Ngục Có Thật của DNM về năm Mậu THân dày 110 trang…

Vậy đó, mà tôi đành bỏ, đành dẹp tiệm, đành làm theo những lời khuyên của bạn bè: Anh nên ngưng TQBT một thời gian để dành thì giờ săn sóc chị Y.

Vâng, tôi sẽ làm. Mà không muốn thì vẫn phải làm. Tôi đã say sưa ném liệng, vất không tiếc thương những vật dụng mà trước đây tôi nưng niu. Phía sau sân nhà, ngổn ngang máy móc bàn ghế. Tội nghiệp, chúng chưa đến lúc bị phế thải mà bị đè ra phế thải.  Tôi cần chỗ cho Y. Thay vì đón nàng về dinh, bạch tượng,  quân hầu, như thời những ông tướng những bà  hạ sĩ danh dự, tôi sẽ  làm cái bục gỗ để có thể đầy xe lăn lên xuống dễ dàng, sẽ bắt theo tường một cái thanh gỗ  dài để Y. vịn mà tập đi, sẽ đặt lại những chậu cây mà Y, hằng nâng niu gìn giữ bấy lâu dọc theo tường, sẽ bắt lại cable để Y. xem giải trí…

Tôi nghiệp cho Y. Tôi đã khuyến dụ Y. vào con đường mà lẽ ra Y. không cần dính líu. Đó là con đường văn chương. Cần gì những lời khen. Cần gì những nhân danh mỹ từ hão huyền. Y. cần được hưởng những gì rất bình thường như một người ở tuổi senior. Sẽ đi du lịch. Sẽ đi cruise. Tôi sẽ dùng tiền mua những TV, Ipad, I phone tối tân, hiện đại, sẽ mua những băng nhạc mới nhất, sẽ đổi chiếc xe cũ để tậu chiếc xe mới mà Y. hằng ao ước… THay vì bỏ tiền, bỏ công sức vào những máy móc, những thùng giấy, những tuyến đường Cornell, Yale xa diệu vợi, phải đổ xăng, phải tốn tiền bảo trì…

Để làm gì chứ. Để cuối cùng nhìn Y. năm liệt với căn bệnh hiểm nghèo, và để nhìn tôi, bất lực như thế này?.

Bất lực để mỗi ngày vào ngồi bên giường bệnh. Bất lực vì thấy được nỗi phù du run sợ có thể đến với con người bất cứ lúc nào. Chỉ có bàn tay của một đấng Quyền Năng là có thể đát dìu che chở hắn.

Che chở Y.

Che chở tôi.

Tôi đã thấy sự mầu nhiệm diệu kỳ của ánh sáng  trên gương mặt của Y như ánh sáng trên gương mặt  của người đàn bà bất hạnh  mà chàng Mikhan đã thấy trong một vở kịch của Nguyễn thị Thanh Sâm. Tôi đã thấy từ cái đầu gối của tôi, với một vết bầm tím, khi chiếc máy cắt rất nặngtôi di chuyển từ nhà trên xuống dưới hầm, như con ngựa điên thoát khỏi dây  cương, lăn ào xuống những bậc thang… Để tôi phài té nhào, cũng lăn theo nó…

Nó làm tôi thức tỉnh.Đó là lời răn dạy thiết thật nhất mà Trời Phật đã dành cho tôi.  tĐấy, ta cảnh cáo ngươi. Đừng ỷ y vào sức của mi nữa. Về sau, ta sẽ cho cặp gìo của mi gãy vụn. Bây giờ ta cho mi sống sót, lạnh lặn đê mi còn có thể săn sóc vợ  mi…

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading