Hoàng Bảo Việt
(sưu tập đặc biệt của Blog THT, Tạp chí TQBT)
Lời chủ blog: Bài trường thi này được trích từ thi phẩm Quê hương như một thánh tích, do Văn Uyển xuất bản tại SG năm 1969.Bài thơ được tác giả sáng tác trong vòng 2 năm (1964-1966) lúc chiến tranh đang leo thang, qua những trận đánh qui mô như Bình Giả, Đồng Xoài, An Lảo… Tuy nhiên, chúng ta ít gặp những từ mang bom đạn,khói lửa mà trái lại, trọn 18 trang thơ dài đều viết về trận hồng thủy biển đông.
Có lẽ, vào thời điếm ấy, khi đọc bài thơ này, hiếm có ai hiểu được tại sao tác giả lại mang cả thảm kịch VN vào biển đông, trong khi bốn bề rừng núi biển cả đèo ải phong tỏa số phận người dân, trong khi những câu khẩu hiệu viết nguyệch ngọac của phe giải phóng trên tường vách ở Bình Định trong những vùng chúng tôi hành quân: Mỹ thua Mỹ còn chỗ để về, bạn thua bạn còn chỗ nào để về ?
Vậy mà giữa thời điểm ấy, một bài thơ viết về hố thẩm của biển đông, những niềm tuyệt vọng của những người bị cuối đường tuyệt lộ. Chúng tôi muổn nổi tóc gáy khi đọc lại bài thơ. Rõ ràng, không phải thơ được làm ra để rung đùi, để phù phiếm với những mỹ nữ giai nhân, với những hình sương và bóng khói… Thơ ở đây là những điềm triệu, dự báo, run
rẩy trên từng giòng. Thời ấy (1964, 1965, 1966) nào ai hiểu những câu như thế này:
- Thanh Trí – Tiếng sóng ru con
…Tháng của ngày dài nhất. Tháng khôn khổ vì tàn phá, tháng nuôi dưỡng bằng hy vọng. Tháng sửa sọan đổi đời, tháng hồi sanh bằng hôn lễ chúng tôi.
…Thả chiếc thuyền hồn ngược dòng thế kỷ, thám hiểm miền đất ung thư lở lói, từng mảng lớn rụng rời chìm xuống đáy hư không.
Desnos đã chết, đã chết rất xa dưới bầu trời quê hương…
... Đêm lười biếng, không than củi không một góc lửa hồng. Bóng tối chụp mũ lên những ngọn thông rình rập bước trở về của ánh trăng mạo hiểm…
…Ngó suốt bốn chân trời mưa trải thảm sầu phủ trùm anh kín mặt.
Có phải đây là lời sấm, là mật điệp. Về một ngày cả miền Nam lao xuống biển đông mà tự sát ?.