Viết lúc 4 AM (5 – nhuận sắc lại)

Tôi lại làm buồn nhiều người. Nỗi đau từ trái tim tôi, tôi xin giữ lấy. Tại sao lại bắt những người khác đau chung?

Mấy hôm nay, những bài tản mạn 4AM đều mang những giọt nước mắt hay nỗi buồn. Chị Phùng Thăng giờ đã ngủ yên, có thể bay lên một nơi nào rất xa, rất cao, cao hẳn cái nước VN của chị, không còn hận thù, không còn những vùng trời ô nhiểm. Bay về Đông Phương đi chị. Bởi chị luôn luôn tìm về Đông Phương.

Sáng nay, thư chị LH, bảo chị ngủ không được, sau khi hỏi về tin PT. Chị muốn nói điện thoại trực tiếp. “Tôi dậy nãy giờ, vì nghĩ đến những người qua đời quí mến…”. Chị viết.

Và chắc chắn là những người thân của chị PT. Vết thương lòng của họ tại sao tôi lại khui ra, sau hơn bamươi lăm năm?

Nhưng mà, tôi không thể. Tôi nhìn tấm tranh của chị Thanh Trí. Ru con tiếng sóng. Tôi nghĩ chỉ có VN mới hiểu được bức tranh. Chỉ có những người vượt biển mới có thể thấm thía được tấm hình mẹ bồng con giữa biển.

Không phải thấm thía mà còn đau nhói. Từ đau nhói mình mới nhắm mắt, chắp tay, cảm tạ Ơn Trên đã giúp cho chúng tôi được sống sót.

Cứ mỗi lần nhớ lại, là nhà tôi phải rơm rớm nước mắt. ” Nếu mà thằng hải tặc bồng thằng con em đi, thì em biết làm sao. Nó đã giựt thằng bé ra khỏi tay em rồi. Em lạy. Không hiểu sao nó thả…”

Đấy, chúng tôi phải sống trong những ám ảnh như vậy. Tất cả chỉ là dễ vỡ, mong manh. Tất cả như không thật mà có thật. Có bao giờ chúng tôi nghĩ có ngày ngồi trong lòng ghe, tiếp tục chuyến hành trình Nóe của thời đại hồng thủy.

Tôi xin một lời tạ lỗi khi bạn phải đọc những nỗi buồn bả này. Thật ra, chúng chỉ là kinh nghiệm, để từ đó chúng ta rút ra một bài học cho đời ta, hay cho con cháu ta.

Thằng con tôi, khi vượt biển chi 5 tuổi. Bây giờ nó đã trở thành một bác sĩ y khoa. Chúng tôi quá may mắn, nhưng còn biết bao nhiêu đứa bé khác không may . Chúng đâu có tội tình gì để phải bị chết thảm như vậy.

***

Giờ đây, chúng tôi đã có cháu nội. Có nghĩa là chúng tôi đã gieo giống trên vùng đất mới, và hạt giống đã nẩy mầm, để tạo thành hoa và trái.

Không thể ngờ một thằng lính thám kích ngày nào, một kẻ tù hàng binh ngày nào, một gã sinh viên già ngày nào, giờ đã trở thành ông nội. Không thể ngờ, có ngày, tôi lại được ngồi trước máy, mỗi sáng, mỗi chiều, trải lòng cùng cả trần gian, cùng loài người, cùng cuộc đời… Cái thế giới gọi là ảo này, đã cho tôi những cơn mơ như thế. Không hiểu khi bạn vào trang Blog này, bạn sẽ nghĩ gì, nhưng đối với tôi, đó là khởi đầu cho một sự cảm thông vô bờ bến. Bạn có thể nhíu mày, bạn cũng có thể không  can đảm đọc thêm một trang khác. Tôi cám ơn bạn. Lòng tôi trải ra, mấy mươi năm còn lại chút này. Sống để mà viết. Và Viết để mà sống.

Hôm qua, tôi đã vấp một cái lỗi mà trước đây tôi từng nhắc đến trong một trang post trên talawas.
Tôi đặt vấn đề về tầm mức khả tín về  giá trị của tài liệu tham khảo. Miền Nam trước 1975, nói về sử gia, ai lại không biết đại tá Phạm văn Sơn. Câu hỏi là giữa tôi và ông Phạm văn Sơn, bạn chọn ai để mà tin cậy cho tài liệu tham khảo của bạn ? Dĩ nhiên là sử gia PVS. Ông có tước vị là nhà sử học. Là đại tá. Là giám đốc nha Quân sử. Còn tôi chỉ là một tên trung đội trưởng thám kích, cấp bậc thiếu úy quèn. Vậy mà, trong bộ quân sử  miền Nam, ông ghi sai. Sai về địa điểm, sai về đơn vị giải cứu Qui Nhơn vào năm Mậu Thân. Chính đơn vị tôi, và chính trung đội tôi là đơn vị đầu tiên vào giải cứu… Tôi là một kẻ độc nhất bị thương khi được lệnh làm tắt khẩu đại liên ở ngôi lầu bên cửa ngỏ vào thành phố.

Như vậy, xin đừng tin tưởng 100% vào những nguồn tài liệu, dù tác giả kia có nổi danh, nổi tiếng hay có bằng cấp khoa bảng đi nữa. Tôi rất thích ví dụ thâm trầm của Nguyễn Bắc Sơn khi chàng nói về những ngài như Kim Định, Hồ Hữu Tường và Nguyễn Mạnh Côn. Dám viết về những tên tuổi đại thụ như vậy, quả là một sự gồng mình khủng khiếp. Vậy mà chàng ta, lúc ấy khoảng 23, 24 tuổi là cùng, không phải chỉ viết, mà còn dạy. Vì sao, vì chàng tin vào vốn kinh nghiệm của chàng.

(Xin đọc : Nỗi kiêu mạn của tuổi trẻ thời chiến )

Tôi nói là đừng tin vào tài liệu, vậy mà tôi lại tin vào cái nguồn từ  Internet viết về trường hợp Phùng Thăng bị cáp duồn, bắt qua Miên để rồi sau đó mẹ con bà bị chết thảm ở Kampuchia vào năm 1978.

May mà có chị bạn cho biết về chuyện này. Nếu không, trên Internet, sẽ có thêm một kẻ tiếp tay vào việc đặt điều, phóng đại vô căn cứ.

Như vậy, chính kinh nghiệm là vị thầy.

Đó là lý do  tại sao trong tất cả những resume xin việc đều có phần Kinh Nghiệm đặt lên hàng đầu.

Có phải vậy không ?

***

Chia sẻ cùng bạn về một số sáng tác của tôi trước 1975,  hiện được lưu trử tại thư  viện trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn tp HCM. Đấy, tuổi trẻ của chúng tôi lại dữ dội như vậy. Dữ dội sống và dữ dội viết.  Điều này cũng nói lên sự đóng góp vào giòng văn học miền Nam của chúng tôi – những cây bút trẻ ngoài vòng đai SG – là như thế nào:

  1. Bệnh xá cuối năm / Trần Hoài Thư, Mai Thảo // Văn. – 1972. – Số 197. – Tr. 9 – 16.
  2. Biển Đen : Tâm sự một thanh niên / Trần Hoài Thư // Văn học. – 1968. – Số 82 – 83. – Tr. 75 – 77.
  3. Câu chuyện một mùa xuân / Trần Hoài Thư // Văn học. – 1968. – Số 85 – 86. – Tr. 195 – 200.
  4. Chuyến phà đầu xuân / Trần Hoài Thư // Bách khoa. – 1967. – Số 245. – Tr. 68 – 68.
  5. Con đường / Trần Hoài Thư // Văn học. – 1974. – Số 189. – Tr. 54 – 69.
  6. Cõi sa mạc / Trần Hoài Thư // Văn. – 1968. – Số 104. – Tr. 49 – 61.
  7. Cơn giông / Trần Hoài Thư // Bách khoa. – 1968. – Số 288. – Tr. 45 – 49.
  8. Cuối bờ xa cách / Trần Hoài Thư // Văn học. – 1974. – Số 193. – Tr. 62 – 71.
  9. Ga đêm quạnh quẽ / Trần Hoài Thư // Văn. – 1971. – Số 176. – Tr. 23 – 34.

10. Gọi người xa vắng / Trần Hoài Thư // Văn. – 1970. – Số 151. – Tr. 84 – 93.

11. Khu chiến / Trần Hoài Thư // Văn. – 1971. – Số 181. – Tr. 65 – 76.

12. Khung cửa sổ bên giòng dông hương / Trần Hoài Thư // Văn. – 1970. – Số 151. – Tr. 87 – 93.

13. Lệ mềm / Trần Hoài Thư // Văn. – 1971. – Số 188. – Tr. 71 – 80.

14. Lời xin / Trần Hoài Thư // Văn. – 1967. – Số 92. – Tr. 101 – 101.

15. Mai em có về / Trần Hoài Thư // Bách khoa. – 1968. – Số 277. – Tr. 75 – 75.

16. Màu xanh lá hẹ / Trần Hoài Thư // Bách khoa. – 1967. – Số 250. – Tr. 79 – 79.

17. Mắt đêm / Trần Hoài Thư // Văn. – 1969. – Số 121. – Tr. 39 – 50.

18. Một lần trở lại / Trần Hoài Thư // Văn. – 1973. – Số 192. – Tr. 54 – 61.

19. Một loài chim thiên di / Trần Hoài Thư // Văn. – 1973. – Số 219. – Tr. 64 – 70.

20. Một ngày trở lại thành phố / Trần Hoài Thư // Văn học. – 1971. – Số 119. – Tr. 60 – 71.

21. Một vi sao lạ / Trần Hoài Thư // Bách khoa. – 1968. – Số 265. – Tr. 116 – 116.

22. Một vùng sương khói / Trần Hoài Thư // Văn. – 1969. – Số 132. – Tr. 15 – 20.

23. Mùa sứ / Trần Hoài Thư // Văn. – 1972. – Số 207. – Tr. 65 – 83.

24. Mùa xuân ly biệt / Trần Hoài Thư // Văn học. – 1970. – Số 151. – Tr. 85 – 94.

25. Mùa xuân trên cao / Trần Hoài Thư // Văn. – 1972. – Số 196. – Tr. 8 – 14.

26. Ngày đầu làm lính / Trần Hoài Thư // Bách khoa. – 1967. – Số 260. – Tr. 77 – 77.

27. Nhậ t ký hành quân / Trần Hoài Thư // Văn. – 1968. – Số 102. – Tr. 79 – 86.

28. Những Cánh chim tuyệt vời / Trần Hoài Thư // Văn. – 1971. – Số 172. – Tr. 47 – 54.

  1. 29.  Những cơn mơ cuối năm / Trần Hoài Thư // Văn học. – 1974. – Số 197. – Tr. 78 – 90.

30. Những giọt nước mắt của bé danh / Trần Hoài Thư // Bách khoa. – 1967. – Số 254. – Tr. 76 – 76.

31. Những người ở lại / Trần Hoài Thư // Bách khoa. – 1968. – Số 281. – Tr. 59 – 62.

32. Nói chuyện với tác giả “Như cánh chim bay” / Trần Hoài Thư // Văn. – 1966. – Số 135. – Tr. 81 – 89.

33. Nước mắt cho kẻ trở về / Trần Hoài Thư // Văn học. – 1971. – Số 129. – Tr. 72 – 79.

34. Quán đợi hoàng hôn / Trần Hoài Thư // Văn học. – 1971. – Số 127. – Tr. 99 – 107.

35. Sao chổi ( tiếp NCVH 8 ) / Trần Hoài Thư // Nghiên cứu văn học. – 1971. – Số 9. – Tr. 79 – 98.

36. Sao chổi / Trần Hoài Thư // Nghiên cứu văn học. – 1971. – Số 8. – Tr. 104 – 112.

  1. 37.  Tháng bảy mưa nguồn / Trần Hoài Thư // Bách khoa. – 1968. – Số 282. – Tr. 55 – 55.

38. Tháng giêng / Trần Hoài Thư // Bách khoa. – 1968. – Số 272. – Tr. 47 – 47.
Tháp cổ / Trần Hoài Thư // Bách khoa. – 1968. – Số 273. – Tr. 79 – 79.

39. Thơ về Huế / Trần Hoài Thư // Văn học. – 1969. – Số 94. – Tr. 98 – 100.

40. Thư gởi Năm Râu / Trần Hoài Thư // Văn học. – 1973. – Số 164. – Tr. 38 – 45.

41. Thư về miền Trung đau khổ / Trần Hoài Thư // Văn học. – 1945. – Số 47. – Tr. 50 – 51.

42. Trên đỉnh trời mù / Trần Hoài Thư // Văn học. – 1971. – Số 125. – Tr. 21 – 28.

43. Trời mưa nhớ Huế / Trần Hoài Thư // Văn học. – 1974. – Số 182. – Tr. 36 – 49.

44. Trưa địa ngục / Trần Hoài Thư // Bách khoa. – 1968. – Số 276. – Tr. 55 – 58.

45. Trường hợp một người / Trần Hoài Thư // Văn. – 1969. – Số 140. – Tr. 49 – 57.

46. Về thành / Trần Hoài Thư // Văn. – 1971. – Số 187. – Tr. 5 – 13.

47. Về trời / Trần Hoài Thư // Bách khoa. – 1968. – Số 276. – Tr. 58 – 58.

48. Vườn thánh / Trần Hoài Thư // Văn. – 1969. – Số 127. – Tr. 53 – 58.

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

%d bloggers like this: