Chia sẻ sáng kiến về in ấn theo phương pháp thủ công (cập nhật 12/10/2011)

Bạn,

Sau khi bản thảo của cuốn sách dày cộm của bạn – giả dụ 600-700 trang – đuợc hòan tất, bạn muốn xuất bản. Hình thức phải trang trọng, bìa cứng, giấy bìa phải láng, có tranh hình sặc sở. Bạn muốn bề ngoài của sách phải xứng đáng với giá trị nội dung của nó.

 Đọc tiếp

Tôi hiểu và thông cảm niềm ước mơ ấy. Nhưng tôi biết bạn khó có thể tìm được một nhà xuất bản nào lại chịu bỏ vốn để thực hiện cuốn sách đồ sộ của bạn bằng bìa cứng, trừ bạn là nhà văn nổi danh, hay trừ bạn dám chi tiền in ở Hồng Kông.

Thôi thì, chỉ có cách là in vài mươi tập để tặng thân hữu. Bạn nghĩ, với số lượng ít ỏi ấy, nhà in sẽ dành dễ dàng cho bạn hơn.

Không phải thế đâu.  Càng in ít thì bạn càng phải trả nhiều hơn. Nhà in không phải tính theo số lượng mà theo công khó bỏ ra. Cái công bỏ để in một hai tập cũng khó như cái công bỏ ra in 100 tập. Vẫn là layout, chụp, làm bìa…Chỉ khác là giấy bỏ ra nhiều hơn mà thôi. Nhưng giấy chỉ là phụ. Công mới là chính.

Tôi thử tìm trên NET, được biết giá trung bình một cuốn sách đóng bìa cứng khoảng từ $40-$80 tùy theo bề dày của sách trong các shop in và đóng thủ công.

Đó chỉ là công đóng một cuốn bìa cứng. Còn ruột, trình bày nội dung (design),
layout (dàn trang) thì bạn phải tự lo.

Chắc bạn thất vọng. Tác phẩm bạn là tác phẩm để đời, tại sao đời lại làm khó dễ cho bạn vậ cà.

Hay là bạn phổ biến trên Mạng ?

Bạn lắc đầu. Bạn không thích tác phẩm của bạn phải chìm trong cõi chợ Ảo hằm bà lằng. Tác phẩm của bạn phải là tác phẩm gối  đầu giường.

Bạn cao ngạo cũng đúng.

Xin bạn đừng thất vọng.

Bạn có thể làm được mà. Như  tôi đây. Tôi cũng như bạn, đâu có khác gì. Vậy mà tôi cũng đã in sơ sơ khoảng 120 đầu sách, và nhiều cuốn thuộc cỡ đồ sộ bìa hardcover . Như  trong hai tấm  hình dưới đây. Một tấm là hình cuốn Thơ Miền Nam trong thời chiến tập I  tôi mới vừa đóng xong, đặt dựa vào thân cây sứ trong nhà. Và một tấm chụp lại một số đầu sách do tự tay tôi in và đóng.

Tôi sẽ cố gắng viết lại những kinh nghiệm đóng sách, giúp bạn. Nhưng hãy cho tôi thì giờ. Thong thả. Từ từ.

I.  Những dụng cụ và máy móc cần thiết:

1. Máy in đen trắng.

Đừng dùng máy in loại inkjet. Lý do máy chạy rất chậm. Đề nghị nên dùng máy HP laserjet loại duplex (in hai mặt). Nếu tiền bạc không là vấn đề thì nên tậu loại máy in loại Laserjet 8150 hay cao hơn. Càng cao hơn, máy càng chạy nhanh hơn.

Nếu tiền bạc là vấn đề, thì nên mua ở EBay, Craigslist loại máy HP 5SI. Máy chạy 24 trang/phút, có thể in hai mặt. Tại sao tôi lại đề nghị như vậy?

Thứ nhất là máy rất rẻ. Cách đây khoảng 10 năm, máy này rất phổ thông, các hãng xưởng phần lờn tậu loại máy này để dùng cho công việc in ấn cho toàn phòng, ban. Vì quá phổ thông, nên các công ty nhỏ đổ xô mọc lên để sản xuất ống mực ( refurbished laser cartridge). Thay vì mua một ống mực chánh gốc từ HP giá có thể trên $100, thì ta có thể mua loại “nhái lại” này với giá từ $30-$40 cho mỗi ống mực có thể in trên mấy ngàn trang.

Bây giờ, loại máy này đã trở thành đồ phế thải. Và dĩ nhiên, chúng được bán lại rất rẻ. Nhiều khi $50. Đối với chúng ta, máy nào cũng là máy. Máy chạy 24 trang một phút cũng có thể chạy 200 trang trong 10 phút hay 400 trang trong 20 phút, đủ giúp chúng ta in được một cuốn sách.

Nói tóm lại, ta cần một máy in laser in đen trắng (Black and white laser printer) và nên tìm loại máy nào càng phổ thông thì càng tốt. Vì càng phổ thông, mực mới càng rẻ. Nhưng nếu tiền bạn không là vấn đề, tôi đề nghị bạn nên tìm loại máy nào càng chạy nhanh càng tốt. Khỏi cần máy chuyên về đen trắng mà bao gồm luôn màu. Giá có thể trên $500. Nhưng mực rất tốn. Xin nói lại: Mực rất tốn.

2. Máy laser màu (color laser printer).

Mục đích chính của loại máy in này là in bìa.

Tại sao lại không dùng color inkjet mà lại dùng color laser ?  Lý do chính là bìa in màu bằng color lase không bị nhòa khi gặp nước. Đặc biệt là loại giấy láng (Glossy) có thể in bằng color laser, còn inkjet thì không. (Hiện nay, một số công ty sản xuất giấy đã chế tạo lạoi giấy láng có thể in bằng mực inkjet nhưng rất mắc. Một số công ty cũng chế loại mực đặc biệt để có thể in giấy láng như giấy ảnh. Tuy nhiên mực cũng rất mắc).

Tuy nhiên, nếu dùng máy color laser cũng có điều bất tiện, là chữ ở gáy bìa bị tróc, mờ, khi ta “nướng” cuốn sách ở giai đoạn binding (sẽ đề cập về vấn đề này cũng như  post sáng kiến của chúng tôi nhằm giải quyết trở ngại này)

3. Súng bắn keo nóng (Hot melt glue gun)

4. Máy cắt:

Nếu bạn muốn thực hiện việc in ấn về lâu về dài, đề nghị bạn nên tậu một máy cắt, có khả năng cắt 500 tờ trở lên. Có thể tìm mua ở Ebay hay ở Craigslist.com.
Nên suy nghĩ kỷ, vì máy cắt rất nặng, chiếm một diện tích khá lớn ở nơi bạn làm việc. Đừng mua những máy cắt theo kiểu trimmer hay rotary.

Nhớ là, hình thức của cuốn sách đẹp hay xấu, và lòng bạn vui hay buồn tùy thuộc vào máy cắt.

Nếu bạn in ít, và sách thuộc loại bìa mềm (softcover)  đề nghị mang sách ra tiệm in.

Nếu sách thuộc loại bìa cứng, thì bạn cần phải có máy, dĩ nhiên.

5. dụng cụ để ép

Đây là một dụng cụ rất quan trọng trong việc in ấn theo lối thủ công. Nhiệm vụ của nó là:

– ép cuốn sách trước khi khâu chỉ.

– ép cuốn sách trước khi dán keo vào gáy

– ép bìa vào cuốn sách sau khi nướng (perfect binding)

Kỳ đến chúng tôi sẽ mô tả cặn kẻ với hình ảnh đi kèm.

Dụng cụ ép, tiếng Mỹ gọi là vice. Tiếng Pháp là étau. . Bạn nên tìm mua ở chợ trời loại to bản. Với ý niệm trong đầu: thay vì ép như lối thông thường, ta phải tim cách làm sao để cho gáy sách ở phía trên. Nhớ là gáy cuốn sách phải để phía trên, để chúng ta có thể phết keo, hay dùng súng bắn keo,áp dụng keo chảytrên mặt gáy.

Hình trên là máy ép sách do tôi tự  nghĩ ra. Bản mặt  trái (left plate) cố định. Bản phải (right plate) di chuyển theo trục quay. Muốn vậy, trước hết chúng ta phải tháo ra khỏi vice một bản (plate) , giữ  lại một bản. Đặt ngược dụng cụ  lại (up side down). Dùng ván, thanh gổ làm cái sườn để chúng ta có thể đưa lên đưa xuông dụng cụ, hay khi quay trục thì chỉ bản  phải (right plate) di chuyển để ép cuốn sách ta bỏ vào.

Nhớ là, trước khi bỏ sách vào để ép và dán keo, phải làm gáy sách thật bằng  phẳng (flatted). Nếu gáy sách mà có trang trồi hay sụt thì thế nào tờ giấy cũng bị sút ra. Nhắc lại trước khi bỏ cuốn sách mình muốn dán keo vào gáy, phải vổ gáy nhiều lần trên bàn, hay trên mặt phẳng, hầu gáy đượcphẳng… Muốn chắc ăn, nên xén khoảng 1 ly ở pần gáy sách.

Chú ý phía ngoài cùng tôi làm một bản lề sắt mục đích có thể đưa cả cái khung lên hoặc xuống như cánh cửa sổ.

Sau khi kéo khung lên qua phía đối diện, đặt cái khung tựa vào chiếc ghế chẳng hạn, giờ là gáy sách từ vị trí phia dưới cùng ở hình 1 nay ở vị trí trên top, để ta có thể dễ dàng  áp dụng keo vào gáy (glue application). Hình trên là gáy sách được phết bởi khẩu súng bắn keo nóng. (hot melt glue).

Rất tiếc tôi không đủ khả năng để giải thích chi tiết hay làm một video để quí bạn có thể hiểu thấu đáo hơn. Nhưng ý niệm là vậy. Bạn có thể có sáng kiến khác tốt hơn, hầu có thể vừa ép sách, vừa dán keo vào gáy.

Đây là bước đầu tiên.

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Discover more from BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading